Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 46 - 51)

Qua nghiên cứu chính sách chống chuyển giá của một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm trong việc kiểm soát định giá chuyển giao có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:

1.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về thuế liên quan đến giá chuyển giao

Các nước coi trọng việc hoàn thiện khung pháp lý ở các cấp độ khác nhau bao gồm cả luật và các văn bản dưới luật ( dưới dạng Nghị định, Thông tư..) nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc ngăn chặn hành vi chuyển giá ngay từ đầu và tạo ra hành lang pháp lý để có thể triển khai dễ dàng công tác kiểm soát chuyển giá khi có nghi

38

vấn song lại không gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh bình thường và hợp pháp của các doanh nghiệp. Các phương pháp kiểm soát giá chuyển giao đối với các doanh nghiệp FDI của Mỹ và một số nước khác ( Trung Quốc, Thái Lan…) về cơ bản đều dựa theo hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên quan điểm của Mỹ là đặt nền tảng trên các phương pháp dựa vào lợi nhuận ( profit base). Còn quan điểm của các nước Châu Á nói trên là đặt nền tảng trên các phương pháp theo nguyên tắc giao dịch thị trường ( transaction based)

Phải xây dựng được một cơ chế thuế suất hợp lý (xu hướng của các nước châu Á – Thái Bình Dương những năm gần đây là giảm mức thuế suất thuế TNDN). Thuế suất không nên quá cao so với các nước trong khu vực sao cho vừa đảm bảo vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác vừa đảm bảo không làm biến động nhiều đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

Có chế tài xử phạt thích đáng nhằm ngăn ngừa và trừng phạt các hình vi chuyển giá. Ngoài việc truy thu thuế, các nước còn có hình phạt bổ sung đối với các hành vi chuyển giá với các hình thức và mức phạt cao, thấp khác nhau (như ở Anh, mức phạt có thể lên đến 100% mức thuế bị truy thu; ở Mỹ, mức phạt được xác định theo quy mô giá trị sai lệch của giá chuyển giao so với mức giá đối chiếu cũng như theo số thuế phải truy thu; Trung Quốc còn áp dụng phạt đối với các hành vi chậm trễ trong việc cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cho các cơ quan chức năng nhằm đối phó với việc xác minh, thanh tra chuyển giá. Ngoài việc bị phạt, Anh còn cấm các công ty bị phát hiện chuyển giá tham gia đầu thầu các dự án công trong một thời gian nhất định).

1.3.2.2. Chú trọng và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giá chuyển giao, tăng cường năng lực của cơ quan thuế

Xem trọng và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giá chuyển giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế. Xác định, dự báo các khu vực có nguy cơ chuyển giá cao để tập trung nguồn lực và gia tăng hiệu quả của hoạt động thanh, kiểm tra. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và nhiều nước khác thì hoạt động này nên chú trọng vào các doanh nghiệp FDI thường xuyên báo lỗ; báo lỗ nhưng liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có giá trị vốn âm

39

hay có lợi nhuận thấp bất thường so với mức chung của ngành; doanh nghiệp có khối lượng giao dịch lớn với bên liên kết vốn đang hoạt động ở môi trường có thuế suất thuế TNDN thấp; doanh nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế.

Tăng cường năng lực của cơ quan thuế thông qua việc đầu tư đúng mức cho cơ quan này, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên trách, có trình độ và kỹ năng cao để chuyên theo dõi, kiểm soát và đấu tranh với các hành vi chuyển giá. Đây là điều mà các nước đều coi trọng. Việc xác minh, thẩm định các thông tin, hồ sơ, chứng từ...có liên quan đến hoạt động chuyển giá là một công việc phức tạp, bao quát một khối lượng thông tin có tính chất nghiệp vụ lớn và đa dạng, liên quan đến nhiều thủ tục, quy định thuế không giống nhau của nhiều quốc gia khác nhau. Các tài liệu cần thiết để xác minh, đối chiếu không dễ thu thập vì nó liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới, và các hàng hóa, dịch vụ ít được giao dịch trên thị trường (hàng hóa, dịch vụ độc quyền). Tất cả những điều đó cho thấy hiệu quả của công tác chống chuyển giá phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ chuyên gia đảm trách công tác này.

1.3.2.3. Chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu về các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp FDI

Cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệuvề các quan hệ liên kết và các hình thức giao dịch nội bộ phổ biến trong các MNCs và doanh nghiệp FDI. Xây dựng hệ thống giá cả các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham chiếu, so sánh khi xác minh vấn đề chuyển giá, về các chính sách thuế của các quốc gia có liên quan…nhằm tạo ra hạ tầng thông tin cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng.

1.3.2.4. Tích cực áp dụng phương pháp thỏa thuận trước về xác định giá (APA) và các phương pháp xác định giá chuyển giao phù hợp.

Các loạihình và quy mô hoạt động khác nhau của các doanh nghiệp cần được áp dụng các phương pháp khác nhau, một cách thích hợp. Xu hướng chung mà các nước đều mong muốn triển khai là mở rộng đối tượng và tăng số lượng doanh

40

nghiệp áp dụng phương pháp APA, vì đây là phương pháp có nhiều ưu thế (nó cho phép người nộp thuế có thể dự báo trước được nghĩa vụ thuế của mình một cách đáng tin cậy hơn; APA có tính minh bạch cao hơn và vì thế, nó có thể tạo ra một môi trường thuế thuận lợi cho hoạt động đầu tư FDI; nó tạo ra khả năng hợp tác hơn là đối đầu giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, giúp người nộp thuế và cơ quan thuế giảm thiểu các cuộc thanh tra, kiểm tra, hạn chế những tranh chấp, kiện tụng, khi áp dụng phương pháp APA song phương hoặc đa phương, khả năng đánh thuế trùng giữa các quốc gia tham gia được giảm thiểu hoặc loại trừ…). Tuy nhiên, do những vấn đề có thể phát sinh từ phương pháp này cũng như năng lực ban đầu hạn chế của cơ quan quan lý thuế, APA thường chỉ áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp lớn, có doanh thu cao và ổn định.

Tóm lại: Theo kinh nghiệm của Mỹ, Anh và theo hướng dẫn của OECD cho thấy, để phát hiện và xử lý các hiện tượng chuyển giá của các MNCs thì vấn đề quan trọng là sự phối kết hợp giữa các cơ quan như cơ quan thuế, hải quan, kiểm toán… Chuyển giá có trách nhiệm chính của cơ quan thuế, song bản thân cơ quan thuế khó có thể đảm nhận toàn bộ khối lượng công việc cũng như thực thi kiểm soát hữu hiệu. Chính vì vậy, với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc có sự phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan là rất cần thiết.

Bên cạnh các kinh nghiệm đem lại hiệu quả tích cực trong kiểm soát, ứng phó với chuyển giá trên, còn có một số quy định pháp luật liên quan đến thuế và định giá chuyển giao của một số nước tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện chuyển giá. Đó là:

- Việc duy trì hai chế độ thuế khác nhau (chế độ thuế đối với doanh nghiệp trong nước và chế độ thuế đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài) ở Trung Quốc trước 1/1/2008 cũng tạo ra kẻ hở để các doanh nghiệp cấu kết, thực hiện chuyển giá (từ 1/1/2008, Trung Quốc đã thống nhất một chế độ thuế TNDN với Luật thuế TNDN mới).

41

- Quy định về các mối liên hệ để xác định là “bên liên kết” trong văn bản Luật của Trung Quốc khá rộng so với thông lệ quốc tế và một số nước khác, làm cho đối tượng thuộc diện phải đặt trong “tầm ngắm” kiểm soát chuyển giá nhiều hơn, vừa tạo ra một lượng lớn công việc (chưa thật sự cần thiết) cho cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp được xem là một hành vi nhằm “tránh thuế” chứ không phải là “trốn thuế”, do vậy không “bị” xem là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo Luật quản lý thuế Trung Quốc, hành vi vi phạm luật này có thể bị phạt tiền và những vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng văn bản Luật của Trung Quốc chưa làm rõ những hành vi nào là “vi phạm nghiêm trọng” và chưa tách bạch giữa hành vi trốn thuế, gian lận thuế với tránh thuế thông qua chuyển giá. Khi chọn lọc, áp dụng kinh nghiệm quốc tế về kiếm soát chuyển giá, cần lưu ý vấn đề này để tránh

“hình sự hóa” các hoạt động kinh tế, nhất là đối với hành vi chuyển giá, để không làm ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư cũng như đảm bảo sự phù hợp với Hướng dẫn của OECD.

- Theo các văn bản Luật của Trung Quốc, thì nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp FDI không được hợp nhất. Nghĩa là, nếu một doanh nghiệp FDI có các chi nhánh tại các địa phương khác nhau thì sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá theo từng địa phương. Thêm vào đó, khi cơ quan thuế của địa phương này chấp nhận một vấn đề nào đó về thuế đối với doanh nghiệp FDI thì không hẳn cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này sẽ gây phiền phức cho doanh nghiệp và làm cho môi trường thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trở nên kém đi. Vấn đề này cần tránh khi học hỏi kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của Trung Quốc.

42

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)