Một số biện pháp khác mang tính hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 103 - 110)

Ngoài các giải pháp trên, chính sách chống chuyển giá sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu được hỗ trợ thêm một số biện pháp bổ sung sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao đạo đức kinhdoanh của các doanh nghiệp, giúp cho chính bản thân các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của mình cũng như hiểu rõ nội dung của các quy định pháp luật về thuế nói chung và về định giá chuyển giao nói riêng một cách cập nhật.

95

Thứ hai, dùng áp lực của người tiêu dùng để đấu tranh với các doanh nghiệp chuyển giá. Ở Việt Nam, thực tế đã xảy ra một số vụ người tiêu dùng tẩy chay doanh nghiệp (như trường hợp Tân Hiệp Phát) khiến doanh nghiệp phải gánh chịu nhiều thiệt hại. Đối với hành vi chuyển giá, nếu doanh nghiệp bị người tiêu dùng tẩy chay thì thiệt hại còn lớn hơn lợi ích do chuyển giá mang lại. Thực tế ở Anh cũng đã cho thấy hiệu quả của việc làm này và đây là một kinh nghiệm hay Việt Nam cần học tập.

Thứ ba, phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước để tham gia một cách có hiệu quả vào chuỗi giá trị, có khả năng làm đối tác cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện, bán thành phẩm… cho doanh nghiệp FDI.

Thứ tư, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán trong việc định giá chuyển giao. Thông qua kiểm toán cơ quan thuế sẽ có những báo cáo tài chính trung thực và chính sách hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về các vấn đề có liên quan đến hoạt động chuyển giao nội bộ trong các MNCs, giúp cơ quan thuế có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển giá. Cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và chất lượng của hoạt động kiểm toán trong quá trình kiểm toán doanh nghiệp. Hiện tại, kiểm toán viên độc lập chủ yếu dừng ở kiểm tra tính đồng bộ và khớp đúng của chứng từ liên quan đến giao dịch với bên liên kết và kết luận chấp thuận giao dịch. Các biện pháp điều tra ngoài chứng từ để đánh giá tính đúng đắn của giá trị giao dịch hầu như chưa được thực hiện vì lý do tốn kém thời gian và kinh phí. Vì vậy, cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên khi không phát hiện được các giao dịch chuyển giá nghiêm trọng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, thực hiện công việc với một tinh thần thẳng thắn, không vụ lợi, không được phán quyết vấn đề một cách vội vàng hoặc áp đặt để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính. Cuối cùng, đội ngũ kiểm toán phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững các chuẩn mực kế toán quốc tế, am hiểu sâu sắc các hệ thống kế toán quốc tế được sử dụng trong hệ thống tập đoàn đa quốc gia.

96

Thứ năm, nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của các giám định viên tài sản. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp FDI chuyển giá thông qua hình thức “ nâng khống” giá trị máy móc, thiết bị - một trong những hình thức chuyển giá phổ biến nhất. Vì vậy, cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc kiểm định, giám sát của các tổ chức được giao nhiệm vụ giám định; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo dức nghề nghiệp cho các giám định viên, phải yêu cầu các giám định viên thực hiện công việc thẩm định giá theo đúng quy định trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành.

Thứ sáu, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Tình trạng lạm phát cao gây ra sự mất giá của đồng tiền Việt Nam cũng là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá nhằm bảo toàn vốn đầu tư của công ty mẹ. Vì vậy, việc ổn định giá trị đồng tiền là điều hết sức quan trọng và Chính phủ cần phải có chiến lược và biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo dự trữ ngoại hối nhằm điều tiết thị trường tránh tình trạng biến động tỷ giá bất thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.

97

KẾT LUẬN

Chuyển giá không phải là hiện tượng mới trong đời sống kinh tế thế giới. Chuyển giá từ lâu đã được các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới sử dụng với những mục đích khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu, thâu tóm doanh nghiệp góp vốn liên doanh,... Ở Việt Nam, tình trạng chuyển giá được cho là ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ liên tục nhưng vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc nhanh chóng hoàn thiện chính sách kiểm soát và ứng phó với chuyển giá đã trở thành vấn đề cấp thiết, ưu tiên hàng đầu. Với đề tài “ Chính sách chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam”, luận văn đã rút ra được một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, thông quá việc nghiên cứu chính sách chống chuyển giá của một số nước như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, luận văn đã rút ra được bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam trong việc hoạch định chính sách chống chuyển giá. Qua đó, việc ban hành “Luật chống chuyển giá”với các chế tài xử phạt phù hợp là vấn đề mấu chốt Việt Nam phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng các thủ thuật trong việc định giá chuyển giao để thực hiện hành vi chuyển giá. Trong khi đó, chính sách chống chuyển giá của Việt Nam hiện nay mặc dù đã có những bước tiến đáng kể, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và hướng dẫn của OECD, song còn tồn tại rất nhiều hạn chế bất cập. Vì vậy, hoạt động kiểm soát ứng phó với chuyển giá của ta mặc dù đã nỗ lực nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.

Thứ ba, nhận định xu hướng đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong tương lai nên việc sớm hoàn thiện chính sách chống chuyển giá như ban hành “Luật chống chuyển giá”, hoàn thiện chính sách thuế theo lộ trình giảm dần thuế TNDN, chủ động áp dụng APA, xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác thanh tra kiểm tra... nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI là vấn đề cấp thiết ưu tiên hàng đầu.

Đề tài nghiên cứu về chính sách chống chuyển giá là một đề tài rộng và khó, luận văn nghiên cứu dù đã có sự cố gắng nỗ lực song vẫn không thể tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.Dương Văn An, Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2016

2.Bộ Tài chính , Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế, 2011 3.Bộ Tài Chính, Quyết định số 1483/QĐ-BTC ngày 29/7/2015 về việc thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc các Cục Thuế: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, 2011

4.Bộ Tài Chính, Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 29/7/2015 về việc thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc vụ Thanh tra Tổng cục Thuế, 2015

5.Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình thu hút FDI giai đoạn 2006 – 2017

6.Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2014

7.Dương Đức Thắng , Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI - Chi nhánh các MNCs tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, 2014

8. Lê Thanh Hà, Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại việt nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, 2017

9.Nguyễn Thị Lan, Nhận diện các thủ đoạn trốn thuế tránh thuế của các công ty đa quốc ga hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Nxb Bách Khoa Hà Nội, 2016

10. Tổng cục Thống kế, Tổng điều tra kinh tế -Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016, Nxb Thống Kê, 2018

11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017, 2018

12. Tổng cục Thống kế, Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016, Nxb Thống Kê, 2017

99

13. Nguyễn Trọng Thoan , Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI của CụcThuế Lâm Đồng, tạp chí Tài chính 2011, số 5

14. Nguyễn Văn Phụng, Cuộc chiến chống chuyển giá và khả năng vào cuộc của cơ quan kiểm toán nhà nước, Tạp chí Kiểm toán, số 3 năm 2013.

15. Nguyễn Thị Nhung, Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính Tiền tệ, số 10 năm 2015.

16. Nguyễn Tấn Phát , Pháp luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc - Công cụ pháp lý quan trọng để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2005

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

17. King, Elizabeth, Transfer Pricing and Valuation in Corporate Taxation. Federal Legislation vs. Administrative Practice, Nxb Kluwer Academic Publishers, 1993 18. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations, năm 2001

19. Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret, Transfer Pricing Handbook: Guidance for the OECD Regulations, Nxb Wiley, 2012

20. Bernard và các cộng sự, Transfer pricing by US – based Multinational Firms, NBER Working Paper, 2006

21. Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret, Asia-Pacific Transfer Pricing Handbook, 2012

22. Kratzer, Carsten và Blesgen, Martin, Transfer Pricing in Germany: Translation of important law and regulations, Nxb Verlag Dr. Otto Schmidt, 2012

23. E. Baistrocchi và I.Roxan, Resolving Transfer Pricing Disputes: Global Analysis, Nxb Cambridge University Press, 2012

24. OECD, Base Erosion and Profit Shifting, 2015

25. KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2009, 2010, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

100

WEBSITE

26. Web của trang dân kinh tế tại địa chỉ http://www.dankinhte.vn/phuong- phap-gia-ban-lai-resales-price-method, truy cập ngày 26/03/2019

27. Web của trang kinh tế thị trường tại địa chỉ https://kinhtethitruong.vn/viet-nam-bat-dau-huong-loi-tu-xu-huong-dich-chuyen- von-fdi-47873.html, truy cập ngày 26/03/2019

28. Web của trang thời báo tài chính Việt Nam tại địa chỉ

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2017-03-27/nghi-dinh- 20-nhieu-qui-dinh-moi-tiem-can-voi-chuan-muc-quoc-te-41915.aspx, truy cập ngày 30/04/2019

29. Web của trang thời báo tài chính Việt Nam tại địa chỉ

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2018-07-10/chuyen-gia-o-khu-vuc- fdi-ngay-cang-phuc-tap-59700.aspx, truy cập ngày 25/03/2019.

30. Web của trang cafef tại địa chỉ http://cafef.vn/nhung-phi-vu-chuyen-gia- kinh-dien-o-viet-nam-20180721080638757.chn, truy cập ngày 25/03/2019

31. http://fdvn.vn/kiem-soat-hoat-dong-chuyen-gia-cua-mot-so-nuoc-va-bai- hoc-cho-viet-nam, truy cập ngày 25/03/2019

32. Web:https://home.kpmg/dk/en/home/insights/2016/11/tax-rates online/corporate-tax-rates-table.html, truy cập ngày 25/04/2019

33. Web:http://thoibaonganhang.vn/chong-chuyen-gia-phanh-phui-va-xuly- chi-la-nhung-con-so-rat-nho-78002.html truy cập ngày 25/04/2019

34. Web:https://baodautu.vn/nghi-an-lien-doanh-anco-chuyen-gia- d1849.html truy cập ngày 25/04/2019

35. Web:https://anninhthudo.vn/kinh-doanh/keangnam-vina-co-ten-trong- danh-sach-chuyen-gia-tron-thue-hang-nghin-ty-dong/521711.antd truy cập ngày 25/04/2019

36. Web:http://thoibaonganhang.vn/nghi-dinh-chong-chuyen-gia-va-bai- hoc-dat-gia-83299.html truy cập ngày 26/04/2019

37. Web:https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/03/06/kiem-soat-hoat- dong-chuyen-gia-cua-mot-so-nuoc-va-bai-hoc-cho-viet-nam/ truy cập ngày 26/04/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)