Đánh giá chính sách chống chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 79 - 91)

2.2.3.1. Những mặt đạt được

a, Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát hoạt động định giá chuyển giao ngày càng được hoàn thiện

Trong 5 năm gần đây về cơ bản hệ thống pháp lý hiện nay đã đáp ứng được phần nào yêu cầu công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI, đảm bảo

71

công tác quản lý thuế phù hợp với các quy định quốc tế vì việc xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết được dựa trên hướng dẫn của OECD, có tính đến thực tiễn quản lý thuế ở Việt Nam. Có thể kể đến những văn bản nền tảng sau đây:

- Nghị định 20/2017/NĐ – CP và Thông tư 41/2017/TT – BTC được đánh giá là có nhiều bước đột phá so với Thông tư 66/TT – BTC; được xây dựng sát với những khuyến nghị của OECD, vừa giúp cơ quan thuế có công cụ hữu hiệu trong đấu tranh, đồng thời giúp các doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn trong việc lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá cho các giao dịch với bên liên kết.

Bảng 2.7: Sự thay đổi các hướng dẫn định giá chuyển giao

(Nguồn: Tác giải tự tổng hợp từ các văn bản pháp luật)

- Thông tư 201/2013/TT – BTC hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng APA trong quản lý thuế. Thông tư này đã cụ thể về phương pháp thỏa thuận trước về giá, phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới là thực hiện đàm phán về giá chuyển nhượng. Điều này vừa giúp cho ngành Thuế giảm thuể thời gian phải tiến hành thanh tra thuế, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định giá chuyển nhượng cho bên liên kết sao cho hợp lý và được cơ quan thuế chấp nhận. Đồng thời, với APA song phương và đa phương còn cho phép cơ quan thuế các

Quy định Thông 74/TC – TCT Thông 89/1999 /TT – BTC Thông 13/2001 /TT – BTC Thông 117/200 5/TT – BTC Thông 66/2010 /TT – BTC Nghị định 20/NĐ – CP Phương pháp định giá 3 phương pháp xác định giá thị trường 3 phương pháp xác định giá thị trường 3 phương pháp xác định giá thị trường 5 phương pháp xác định giá thị trường 5 phương pháp xác định giá thị trường 3 phương pháp, trong đó 1 phương pháp được hướng dẫn thành 3 phương pháp nhỏ

72

nước xây dựng mối liên hệ gắn bó hơn, cùng chia sẻ thông tin nhằm kiểm soát có hiệu quả hơn hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

Việt Nam cũng đã xây dựng được Chương trình chiến lược về kiểm soát chuyển giá; xây dựng được các chuyên đề kiểm soát giá chuyển nhượng đối với một số nhóm mặt hàng trọng tâm. Đồng thời, cơ quan thuế cũng đang nghiên cứu thực hiện việc xây dựng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành như là một cơ sở để thực hiện các phương pháp giá thị trường cho giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.

b, Trên cơ sở pháp lý đã được tạo lập, công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống chuyển giá ngày càng được chú trọng.

Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước đã thiết lập và dần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, tạo cơ sở nhất định cho hoạt động của ngành thuế trong đấu tranh chống chuyển giá, đặc biệt là tại khu vực FDI. Ðến nay, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã thành lập năm Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng cục Thuế và bốn Cục Thuế lớn - nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI tiềm ẩn rủi ro có phát sinh vấn đề chuyển giá.

Việc thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Tổng cục Thuế và tại bốn Cục thuế địa phương, nơi có nhiều doanh nghiệp FDI đóng trên đó (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) có ý nghĩa to lớn trong việc chống chuyển giá, từ việc trước kia chưa hề có bộ phận chuyển trách về quản lý thuế, việc quản lý thuế trong lĩnh vực này dược thực hiện phân tán và lồng ghép với chức năng quản lý thuế khác thì đến nay việc chống chuyển giá được thực hiện một cách có chuyển môn, có chiến lược và nhiệm vụ rõ ràng hơn

Thứ hai, công tác thanh tra có sự đổi mới theo hướng tập trung trọng điểm vào thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá như: liên tục kê khai báo lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, công tác thanh tra về giá chuyển giao ngày càng được chú trọng. Trên cơ sở kết quả thanh tra kiểm tra các biện pháp điều tiết đã được thực hiện như yêu cầu truy thu thuế đối với phần thuế nộp thiếu. Kết quả ban đầu đạt được tuy số lượng chưa nhiều, nhưng có tác dụng lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế và về phía cơ quan thuế cũng đã

73

đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác chống chuyển giá, bước đầu trong việc hoàn thiện bộ máy thanh tra, kiểm tra phòng chống chuyển giá.

c, Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá đang dần được chuẩn hóa

Nếu như thời điểm trước 2010 chỉ có một số các chuyên gia và cán bộ Thuế hiểu được, nắm được thế nào là chuyển giá, các hình thức chuyển giá cũng như các phương thức xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết thì hiện nay, chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát chuyển giá đã được nâng cao. Tổng cục Thuế đã rất chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá. Hàng năm, Tổng cục Thuế cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyển giá của Trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính; đồng thời Trường Nghiệp vụ Thuế cũng đã tổ chức các khóa học về kiểm tra, thanh tra giá chuyển nhượng. Nhờ quan tâm đến đào tạo cán bộ nên đội ngũ cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá ngày càng được trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và dần dần có kỹ năng quản lý thuế hiện đại. Khả năng phân tích, đánh giá và kỹ năng sử dụng máy tính để tính toán và xử lý các vấn đề phát sinh ngày một cải thiện. Chất lượng cán bộ cải thiện nên kết quả các cuộc thanh tra thuế của cơ quan thuế, khả năng phát hiện sai phạm của cán bộ thuế cũng có kết quả tốt, số truy thu tăng lên.

2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế, bất cập

Dù đã liên tục có sự chỉnh lý, bổ sung, áp dụng các giải pháp mới, vận dụng các kinh nghiệm quốc tế vào Việt Nam, song Chính sách chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp vẫn còn có những tồn tại sau đây:

a, Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa có Luật riêng về chống chuyển giá

- Qua một thời gian rất dài, hiện nay vẫn chưa có Luật riêng mang tính chuyên biệt về kiểm soát chuyển giá. Cơ chế quản lý hoạt động chuyển giá hiện nay cũng chỉ dựa trên Nghị định 20/2017/NĐ – CP của Chính phủ và Thông tư 41/2017/TT – BTC của Bộ Tài chính để thực hiện việc xác định giá thị trường của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Những văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật này phần nào thể hiện sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ trong việc hoàn thiện hành lang

74

pháp lý, song đánh giá một cách đầy đủ và dựa trên kinh nghiệm quốc tế thì là chưa đủ tầm để quản lý và điều chỉnh hoạt động chuyển giá. Chuyển giá vẫn đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn, có tính hiệu lực cao hơn nữa.

Cùng với đó, chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ trường hợp nào cần phải tập trung xem xét hiện tượng chuyển giá, khiến cho việc kiểm tra, thanh tra ở một số địa phương hoàn toàn có thể diễn ra theo hướng tràn lan, tác động hạn chế đến môi trường đầu tư.

- Chế tài xử lý hoạt động chuyển giá chưa đủ sức răn đe: Do chưa có Luật riêng điều chỉnh về chuyển giá và xử lý chuyển giá nên việc xử phạt vi phạm chuyển giá hiện được thực hiện theo Luật Quản lý thuế và Nghị định 129/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo đó, hoặc là thực hiện phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng hoặc nếu là hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp thì mức phạt là 20% số tiền thuế thiếu. Và mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, cần xử lý hoạt động chuyển giá theo điều 108 Luật Quản lý thuế là đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế; song điều 108 Luật Quản lý thuế không có quy định hay đề cập gì tới chuyển giá. Chính vì những lý do trên, có thể đánh giá rằng, mức xử phạt cho hành vi chuyển giá như vậy là chưa đủ sức răn đe, đồng thời nếu so sánh với lợi ích mà các doanh nghiệp FDI thu được từ thực hiện chuyển giá thị hoàn toàn không có sự tương xứng.

b, Công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập - Phạm vi thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao mới chỉ được thực hiện trên phạm vi hẹp, chưa rộng khắp trên toàn quốc. Trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra về chuyển giá chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn so với so lượng doanh nghiệp bị thanh tra thuế nói chung.

- Tổ chức bộ máy thanh tra kiểm tra về định giá chuyển giao của các cơ quan thuế nước ta hiện nay chưa theo kịp với yêu cầu của quản lý thuế hiện đại.Như đã trình bày ở trên, hiện nay Phòng Thanh tra về giá chuyển nhượng mới chỉ được thành lập và đi vào hoạt động tại Tổng cục thuế và Cục thuế 4 địa phương gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Các tỉnh, thành phố trực thuộc

75

trung ương khác hiện nay chưa có bộ phận chuyên biệt làm công tác đấu tranh kiểm soát chuyển giá. Tồn tại này ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai các quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá, tạo áp lực cho các cán bộ thuế.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có (hoặc nghi vấn có) hành vi chuyển giá là công việc khó, phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin, phân tích, so sánh, loại trừ khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm được chuyển giao, lựa chọn và áp dụng phương pháp xác định giá thị trường… Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thanh tra, quy trình và thời gian thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá được quy định chung như thời gian thanh tra, kiểm tra thuế đối với các trường hợp thông thường khác mà không được phép kéo dài. Điều này khiến cho hoạt động thanh tra, kiểm tra về giá chuyển giao chưa đạt hiệu quả cao.

- Kỹ thuật thanh tra còn lạc hậu, cơ sở vật chất và nguồn dữ liệu thông tin phục vụ cho kiểm soát hoạt động chuyển giá còn nhiều hạn chế

+ Cơ sở dữ liệu thiếu một số thông tin hỗ trợ cho công tác theo dõi, rà soát các doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ – CP; Thông tư số 41/2017/TT-BTC. Hiện nay khó khăn của các cơ quan quản lý thuế là chưa có dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành nghề để áp dụng khi tiến hành kiểm tra hay thanh tra thuế.

+ Mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp một số thông tin cơ bản theo từng người nộp thuế, chưa tích hợp được các thông tin của bên liên kết với bên nộp thuế trên hệ thống tin học ngành thuế.

+ Cục thuế các địa phương chưa thực hiện kiểm soát chất lượng kê khai thông tin giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI và chưa thực hiện xử phạt đối với các trường hợp chậm kê khai thông tin giao dịch liên kết.

c, Triển khai áp dụng APA tại Việt Nam có rất nhiều rào cản mà cơ quan hữu quan chưa lường hết được

76

Mặc dù Thông tư 201/2013/TT – BTC của Bộ Tài chính đã có hiệu lực từ 5/2/2014 song đến nay mặc dù số doanh nghiệp quan tâm đến APA nhiều nhưng thực tế vẫn còn rất dè dặt khi nghiên cứu áp đặt APA do nhận thấy có nhiều rào cản. Những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: từ doanh nghiệp, từ cơ quan thuế; từ việc xác định nguồn kinh phí thực hiện APA và từ những bất cập của văn bản hướng dẫn APA.

- Rào cản từ phía doanh nghiệp

Một là, do việc áp dụng APA là trên nguyên tắc tự nguyện, cơ quan thuế không thể áp đặt buộc doanh nghiệp thực hiện. Thực tế cho thấy doanh nghiệp sẽ cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của việc thực hiện APA. Doanh nghiệp biết rằng nếu tham gia APA sẽ không bị thanh tra trong thời hạn ký kết đã thỏa thuận; còn nếu không tham gia thì lúc đó doanh nghiệp là đối tượng thanh tra thuế, có nguy cơ bị phạt rất nặng nếu bị cơ quan thuế phát hiện có hoạt động chuyển giá. Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ chỉ tự nguyện áp dụng APA khi họ thấy rằng việc thanh tra chuyển giá có thể khiến họ chịu thiệt hại lớn hơn khi tham gia APA. Vì vậy, để doanh nghiệp tự giác tham gia APA thì điều quan trọng là cơ quan thuế phải có năng lực chứng minh được việc kê khai thuế của các doanh nghiệp liên kết là đúng hay sai. Với thực tế hiện nay trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ thanh tra kiểm tra thuế còn thấp, cộng với việc các doanh nghiệp FDI có sự am hiểu về kỹ thuật chuyển giá, lại có đội ngũ chuyên gia kế toán kiểm toán tư vấn thì trong thời gian tới, số lượng các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tham gia APA sẽ vẫn rất hạn chế.

Hai là, thủ tục thực hiện đàm phán APA còn phức tạp, tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Việc tham gia chương trình APA, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để đàm phán cũng như phải chuẩn bị rất nhiều các hồ sơ liên quan để trình lên cơ quan thuế. Bên cạnh đó, quyết định cuối cùng về việc có cho phép doanh nghiệp thực hiện APA hay không hoàn toàn thuộc về cơ quan thuế, vì vậy nếu đàm phán không thành công thì doanh nghiệp đã bỏ thời gian và chi phí một cách vô ích.

Ba là, Nhiều doanh nghiệp FDI còn rất lo ngại về việc bảo mật thông tin. Một khi đã tham gia vào APA thì có rất nhiều thông tin về doanh nghiệp phải được trình lên cơ quan thuế; không chỉ là thông tin về riêng công ty mà còn là thông tin về các

77

bên liên kết, các công ty khác trong nội bộ tập đoàn, công ty mẹ. Vấn đề này khiến nhiều doanh nghiệp FDI lo ngại, đặc biệt trong trường hợp nếu đàm phán APA thất bại, doanh nghiệp trở thành đối tượng thanh tra thuế và khi đó cơ quan thuế đã nắm được rất nhiều các quan hệ liên kết của doanh nghiệp.

- Rào cản từ phía cơ quan thuế

Một là, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ thuế được giao nhiệm vụ trong khi đàm phán APA còn hạn chế. Thực tế cho thấy để đàm phán với các doanh nghiệp FDI, cán bộ thuế phải có khả năng phân tích, tìm ra cơ sở để chứng minh được giá giao dịch với các bên liên kết của doanh nghiệp, do vậy đây thực sự là khó khăn, thách thức với nhiều cán bộ thuế. Ngoài ra, số cán bộ thuế có sự am hiểu về pháp luật nước ngoài còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ cũng là một trở ngại khi đàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)