Chính sách chống chuyển giá của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 38 - 46)

1.3.1.1. Chính sách của Mỹ

a. Hoàn thiện hệ thống pháp lý phục vụ cho kiểm soát chuyển giá

Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ kể từ thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nội địa (IRC) ban hành năm 1968. Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là, dựa trên phân tích các giao dịch có thể so sánh. Hai là, dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết

Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định giá mới, tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng 1/1993, IRS ban hành quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994, quy định chính thức được ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/7/1994 cho đến nay.

Mỹ quan tâm đến khung pháp lý điều chỉnh định giá chuyển nhượng trong nội bộ tập đoàn. Điều đó thể hiện rõ nét trong Bộ luật thu nội địa của Mỹ và các văn bản hướng dẫn của Cục Thu nội địa, điển hình các văn bản đó có tên gọi là “Sách Trắng”. “Sách Trắng” hướng dẫn các phương pháp định giá chuyển nhượng căn bản dựa trên phương pháp lợi nhuận. Phương pháp này xem xét giới hạn lợi nhuận ròng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu: giá, phí, doanh số bán hàng, lợi nhuận mà đối tượng nộp thuế thực hiện từ hoạt động chuyển giao kiểm soát được.

30

b. Hoàn thiện các phương pháp định giá chuyển giao

Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp điều chỉnh giá chuyển nhượng. Những phương pháp mà Mỹ thường sử dụng là: (i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do; (ii) Phương pháp dựa vào giá bán ra; (iii) Phương pháp cộng chi phí vào giá vốn; (iv) Phương pháp phân chia lợi nhuận; (v) Phương pháp so sánh lợi nhuận. Luật kiểm soát chuyển giá ở Mỹ không ưu tiên phương pháp định giá chuyển giao nào, tự doanh nghiệp quyết định.

Đối với phương pháp thỏa thuận trước về xác định giá (APA) không phải công ty nào cũng được khuyến khích sử dụng bởi khoản phí thực hiện APA khá cao (từ 25.000 - 50.000 USD), thời gian đàm phán lâu (thường từ 2 - 3 năm), song thời gian áp dụng lại ngắn thường là 5 năm. Chính vì vậy, cơ quan thuế Mỹ chỉ khuyến khích thực hiện APA đối với các doanh nghiệp lớn, doanh thu cao.

c. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế và hải quan trong kiểm soát giá chuyển giao

Vì hành vi chuyển giá ở Mỹ thường diễn ra ở các giao dịch qua biên giới nên sự phối hợp giữa các cơ quan thuế và hải quan rất quan trọng nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá. Từ sự phối hợp này, cơ quan thuế và hải quan Mỹ đã xây dựng được nguồn dữ liệu thông tin và công khai giá tính thuế của các doanh nghiệp hoặc giá thỏa thuận APA. Trên cơ sở đó, đã tăng cường hơn khả năng kiểm soát chuyển giá của các tập đoàn xuyên quốc gia.

d. Biện pháp xử lý khi có bằng chứng vi phạm

Trong trường hợp cơ quan thuế Mỹ chứng minh được rằng, có một sự chuyển lợi nhuận thông qua giá chuyển giao giữa các doanh nghiệp liên kết mà đối tượng nộp thuế không đưa ra được những bằng chứng của một giao dịch bình thường theo nguyên tắc thị trường, thì cơ quan thuế có quyền điều chỉnh lại thu nhập của đối tượng nộp thuế và áp dụng mức phạt từ 20% đến 40% số thuế khai thiếu bị phát hiện do gian lận qua định giá chuyển giao. Ngoài ra, Pháp luật Mỹ còn áp dụng phạt

31

bổ sung nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại tăng vượt mức quy định. Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu được áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp. Còn trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm sau khi được tính lại vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp sẽ chịu mức phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu.

Nhận xét chung

Qua kinh nghiệm của Mỹ về các biện pháp quản lý giá chuyển giao nhằm chống lại tình trạng chuyển giá của các MNCs có thể rút ra hai vấn đề cơ bản:

Một là, ở Mỹ rất chú trọng đến tính chất pháp lý cao của văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động định giá chuyển giao của các MNCs. Như phần trên đã chỉ rõ cho đến nay văn bản pháp lý cao nhất trong điều chỉnh hoạt động định giá chuyển giao của các MNCs ở Mỹ là đạo luật IRS Sec 482.

Hai là, cơ bản Mỹ vẫn áp dụng phương pháp truyền thống của OECD về định giá chuyển giao. Những hướng dẫn của Mỹ về áp dụng các phương pháp truyền thống của OECD là khá cụ thể, chi tiết và thống nhất quan điểm của OECD với những nội dung chính như: khái niệm, phương pháp xác định giá, yêu cầu về thông tin, chứng từ, lưu giữ hồ sơ của đối tượng nộp thuế.

Tuy nhiên ngoài những điểm thống nhất nói trên, giữa Mỹ và OECD có hai điểm khác biệt: (i) Cơ chế quản lý của Mỹ đặt vấn đề trách nhiệm chính cho cơ quan thuế trong việc xác định giá thị trường song văn bản ban hành cho việc thực hiện mang tính chất khuyến cáo để đối tượng nộp thuế thực hiện và có sự chuẩn bị trước; (ii) Mỹ có xu hướng “sáng tạo”ra các phương pháp xác định giá mới (xác định dựa trên lợi nhuận) và có hướng dẫn cụ thể riêng cho hàng hóa giao dịch hữu hình và hàng hóa giao dịch vô hình do đặc điểm Mỹ là “quốc gia của công nghệ nguồn phát triển” nên hoạt động chuyển giao các sản phẩm “trí tuệ”-tài sản vô hình giữa công ty mẹ ở Mỹ với các công ty con ở nước ngoài khá phát triển.

Ba là, nhằm liên kết với các nước trong cuộc chiến chống lợi dụng định giá chuyển giao để trốn thuế Mỹ đã tích cực cùng với các nước Canada Nhật, Úc thống

32

nhất ban hành Danh mục tài liệu thống nhất gọi là Danh mục PATA yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp cho cơ quan thuế khi thực hiện thanh tra giá chuyển giao. Về cơ bản Danh mục PATA giải quyết được những vấn đề nan giải mà các MNCs gặp phải khi cùng một lúc phải tuân thủ các yêu cầu khác nhau về chính sách cũng như quản lý thuế của nhiều nước về giá chuyển giao như: thời gian, chi phí và yêu cầu trùng lắp.

1.3.1.2. Chính sách của Anh a, Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Chính phủ Anh thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định mới về kiểm soát chuyển giá để phù hợp hơn với thực tế. Năm 2010, Chính phủ Anh đã ban hành Luật chuyển giá mới (TIOPA 2010, phần 4), có nhiều nội dung cải cách đáng kể về thuế, bao gồm vấn đề chuyển giá, trong đó làm rõ thêm một số nội dung sau:

Quy định rõ hơn về các điều kiện ràng buộc khi các doanh nghiệp tham gia giao dịch liên kết. Những “điều kiện tham gia” giao dịch liên kết chính là việc các bên tham gia phải có liên quan theo kiểu có một bên nắm quyền kiểm soát hoặc quản lý các chi nhánh hoặc bộ phận còn lại hoặc ít nhất là các bên kiểm soát lẫn nhau, đó có thể là công ty, đối tác, hoặc thậm chí là cá nhân. Đối tượng kiểm soát theo TIOPA 2010 bao gồm: các công ty cổ phần có lợi suất từ 40% và những công ty được xác định có mức độ chuyển giá cao.

Quy định về cách xác định những công ty lớn, vừa và nhỏ dựa vào số nhân viên, doanh thu để từ đó xác định việc chuyển giá có diễn ra giữa các công ty này hay không và với mức độ như thế nào. Việc xác định rõ đối tượng cần tăng cường giám sát hoạt động chuyển giá sẽ giúp cho cơ quan thuế của Anh xây dựng chương trình hành động kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm hơn.

b. Các biện pháp chế tài đối với hoạt động chuyển giá

Anh đang duy trì mức phạt từ 30% đến 100% mức thuế bị truy thu khi doanh nghiệp bị phát hiện chuyển giá. Dù vậy, theo đánh giá của cơ quan chức năng Anh, mức phạt này còn quá thấp, không có tính “răn đe” đối với doanh nghiệp

33

Ngoài ra, Chính phủ Anh còn ban hành quy định cấm các công ty bị phát hiện chuyển giá tham gia đấu thầu các dự án công tại Anh. Theo đó, các công ty và cá nhân muốn tham gia đấu thầu dự án công của Chính phủ Anh sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ thuế. Các công ty bị phát hiện chuyển giá, “né” thuế sẽ bị loại bỏ ngay từ khâu nộp hồ sơ dự thầu.

Người tiêu dùng tại Anh biểu tình, tẩy chay các công ty đa quốc gia có hiện tượng chuyển giá rõ rệt.

Nhận xét chung

Thứ nhất, về cơ bản tuân theo hướng dẫn của OECD về định giá chuyển giao, đồng thời quy định chi tiết hơn, chặt chẽ hơn ở hầu hết các điểm.

Thứ hai, ngành thuế Anh không thực hiện thanh tra giao dịch của các công ty trong nước. Ngành thuế Anh cho rằng nếu công ty này tăng chi phí lên để tăng lỗ thì ngược lại công ty kia phải giảm chi phí để tăng lợi nhuận của mình, tóm lại, mức thu nhập về thuế và mức ngân sách nhà nước vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây điều này đang gây ra phản ứng tiêu cực, bởi một số doanh nghiệp nhận được những ưu đãi thuế (thuế suất, thời gian nộp…); trong khi một số doanh nghiệp khác lại không có được điều này.

Thứ ba, người dân Anh phản ứng mạnh mẽ với các doanh nghiệp bị kết luận chuyển giá, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này xuất phát từ cách thức đưa tin, tiếp cận vấn đề của truyền thông của Vương quốc này cũng như tâm lý của người dân.

1.3.1.3. Chính sách của Trung Quốc

a. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá

Về pháp luật điều chỉnh chuyển giá hiện nay Trung Quốc đang áp dụng chủ yếu theo các luật sau: Luật Thuế TNDN (2007); Thực hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009). Các quy định pháp luật này cung cấp cho Cục thuế Nhà nước (SAT) cơ sở để điều chỉnh thu nhập chịu thuế của

34

người nộp thuế khi họ thực hiện các giao dịch với các bên liên kết chưa đúng theo nguyên tắc giá thị trường. Luật Thuế TNDN cũng yêu cầu những người nộp thuế có liên quan đến giao dịch với các bên liên kết phải gửi tài liệu trình bày rõ về giao dịch với bên liên kết đó cùng với tờ khai thuế hàng năm của họ.

b. Hoàn thiện các phương pháp định giá chuyển giao

Trong hoạt động kiểm soát chuyển giá, Trung Quốc chú trọng nhiều đến phương pháp so sánh giá thị trường tự do (CUP), phương pháp cộng chi phí và phương pháp dựa vào giá bán ra; song không loại trừ các phương pháp khác khi cần thiết.

Áp dụng phương thức thỏa thuận trước về giá tính thuế (APA)

Phương pháp thỏa thuận trước về giá tính thuế (APA) được quy định tại các điều từ 46 đến 63, Thông tư Goushuifa (2009) của Tổng cục thuế Trung Quốc (SAT). Phương pháp này được ưu tiên áp dụng cho các doanh nghiệp lớn thỏa mãn một số điều kiện:

+ Tổng giá trị giao dịch liên kết hàng năm lớn hơn 40 triệu nhân dân tệ.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc báo cáo các giao dịch liên kết.

+ Các doanh nghiệp này lưu trữ và sẵn sàng cung cấp các tài liệu cùng thời phù hợp với các quy định.

c. Tăng quyền hạn và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý thuế

Theo các quy định của Trung Quốc, cơ quan thuế có nhiều quyền hạn trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI. Cơ quan thuế Trung Quốc có quyền yêu cầu những doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cùng lĩnh vực với doanh nghiệp đang bị điều tra có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến giá cả sản xuất, phương pháp định giá và mức lợi nhuận của họ (Điều 43, Luật EITL). Trên cơ sở đó, các cơ quan thuế các cấp ở Trung Quốc được phép thực hiện các phương pháp khác nhau để kiểm tra xem doanh nghiệp có che dấu lợi nhuận, chuyển lãi thành lỗ hay không.

35

+ Một cuộc kiểm toán chuyển giá được phép kéo dài trong thời gian 3 năm kể từ ngày cơ quan thuế địa phương ban hành thông báo kiểm toán tới doanh nghiệp.

+ Các cơ quan thuế địa phương được quyền thực hiện các điều chỉnh tương ứng đối với các giao dịch có quan hệ liên kết qua biên giới trong vòng 3 năm, kể từ khi đưa ra thông báo quyết định điều chỉnh chuyển giá.

+Về nhân lực, Trung Quốc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia chống trốn thuế, bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, trong nước và đào tạo nước ngoài. Số biên chế cũng được tăng thêm để bổ sung cho lực lượng chống trốn thuế.

+ Tổng cục thuế Trung Quốc tiến hành xây dựng, phát triển trung tâm dữ liệu, trong đó có thông tin của các giao dịch và tài chính của các đơn vị nộp thuế (chẳng hạn thông tin về giá cả và khả năng sinh lợi của các ngành) để làm cơ sở tham khảo, đối chiếu cho các trường hợp tương tự. Các thông tin này được liên thông, chia xẻ rộng rãi giữa các cơ quan thuế các cấp, các địa phương. Đồng thời, các cơ quan thuế cũng được đầu tư hệ thống máy tính, các phần mềm để lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho việc theo dõi, giám định, phát hiện các hành vi chuyển giá.

d. Các biện pháp chế tài đối với hoạt động chuyển giá

Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể, mạnh mẽ đối với hành vi chuyển giá. Theo Điều 60-73 của Luật quản lý thuế, hành vi vi phạm pháp luật về thuế tùy mức độ có thể bị phạt tiền, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đó là những vi phạm nghiêm trọng, như trốn thuế, gian lận thuế. Về hình thức phạt tiền, nếu doanh nghiệp không chấp hành giao nộp tài liệu theo yêu cầu sẽ phải chịu mức phạt lên đến 10.000 nhân dân tệ; đối với những trường hợp cố tình, mức phạt có thể lên đến 50.000 nhân dân tệ. Các khoản thuế được che dấu bởi các hành chuyển giá nếu bị phát hiện, ngoài việc bị truy thu còn phải chịu thêm một khoản lãi và phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng kỳ cộng 5% phí.

36

Về cơ bản Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được xây dựng theo hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm khác biệt trọng yếu so với quy định của Hoa Kỳ. Cụ thể:

Một là, nghĩa vụ thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nghĩa là nếu một MNCs hay một doanh nghiệp có chi nhánh ở các tỉnh thành khác nhau của quốc gia này thì sẽ chịu thanh tra về chuyển giá nhiều lần.

Hai là, ở Trung Quốc, nếu một MNCs bị xác định là có hành vi chuyển giá thì các điều chỉnh về định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế có liên quan như thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, xuất khẩu. Trong khi ở Hoa Kỳ thì sẽ chỉ áp đặt đối với thuế TNDN.

Ba là, việc đấu tranh kiểm soát chuyển giá ở Trung Quốc đồng thời phải không được làm thui chột mục tiêu thu hút FDI của quốc gia này.

1.3.1.4. Chính sách của Thái Lan. a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Ban hành Luật kiểm soát chuyển giá năm 2003. Luật này chủ yếu cụ thể hóa những quy định của OECD vào điều kiện cụ thể của Thái Lan. Nói chung đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)