Trong thời gian qua việc tổ chức thực hiện công tác chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI đã được cơ quan quản lý hết sức quan tâm và bước đầu có một số hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước hết sức quan tâm và bước đầu có một số hướng dẫn của cơ quan chức năng trong các văn bản quản lý nói trên. Tuy nhiên trước năm 2005 việc triển khai thực hiện các quy định trên gặp nhiều khó khăn, bất cập do nguyên nhân cả về chính sách và năng lực cán bộ yếu, sự thiếu quyết tâm của các ngành, các cấp và chưa có đầu mối cơ quan chuyên trách.
66
Từ năm 2005 đến nay công tác chống chuyển giá đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm và có các chương trình hành động tích cực, rõ ràng nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển giá tràn lan, trầm trọng của các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt là từ sau khi có sự ra đời của Thông tư số 66/2010/TT-BTC, Nghị định 20/2017/NĐ – CP và Thông tư 41/2017/TT – BTC cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành thuế đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác kiểm soát định giá chuyển giao.
2.2.2.1. Triển khai nguồn nhân lực và bộ máy quản lý giá chuyển giao
Tổ chức bộ máy làm công tác kiểm soát chuyển giá trong thời gian qua đã và đang được Bộ Tài chính mà trực tiếp là Tổng cục Thuế rất quan tâm. Ngay từ năm 2012, để quản lý thuế đối với hoạt động giá chuyển nhượng, Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ quản lý giá chuyển nhượng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm với các nhiệm vụ chính là: Thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được các chủ thế kinh doanh tại Việt Nam áp dụng; Nghiên cứu các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; Nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung chính sách và các giải pháp quản lý đối với hoạt động định giá chuyển giao; Soạn thảo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế dối với hoạt động định giá chuyển giao.
Sau 3 năm hoạt động, Tổng cục Thuế nhận thấy cần có một đơn vị chuyên trách, độc lập để tiếp tục triển khai toàn bộ các nội dung liên quan đến quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, vì vậy, từ ngày 28 tháng 10 năm 2015 Tổng cục Thuế đã chính thức thành lập Phòng thanh tra giá chuyển nhượng thuộc thanh tra Tổng cục Thuế và phòng thanh tra tại 4 cục thuế: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Có thể nói, việc thành lập Phòng thanh tra giá chuyển nhượng sẽ tạo nên bước chuyển biến mới trong công tác quản lý giá chuyển nhượng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và các các doanh nghiệp FDI, ngăn chặn hành vi gian lận thuế qua định giá chuyển giao, hạn chế tình trạng thất thu ngân sách.
67
2.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra về giá chuyển giao
Ngày 21/5/2012, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1250/QĐ-BTC phê duyệt Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 nhằm thực hiện chiến lược Cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 732/QĐ- TTg ngày 17/05/2011.
Theo đó Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, xây dựng các giải pháp triển khai đảm bảo tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015.
Mục tiêu của chương trình là xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; hạn chế, ngăn ngừa tình trạng các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết lợi dụng chuyển giao giá trị hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… để làm giảm nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn thuế của nhiều doanh nghiệp lớn, trong những năm gần đây, Tổng cục thuế đã triển khai xây dựng 5 chuyên đề quản lý thuế, cụ thể như sau:
- Cục Thuế Hà Nội thực hiện xây dựng chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản”
- Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh thực hiện xây dựng chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực gia công dệt, may”
- Cục Thuế Vĩnh Phúc thực hiện chuyên đề ‘Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy”
- Cục Thuế Đồng Nai thực hiện chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực sản xuất sợi và dệt vải
- Cục Thuế Bình Dương thực hiện “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực sản xuất cơ khỉ”
68
Mục tiêu được ngành thuế đưa ra là qua các chuyên đề này nhằm thu thập số liệu về các giao dịch, từ đó xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch, giúp Cục thuế các địa phương xác định các hình thức liên kết của các doanh nghiệp (trong đó tập trung vào các doanh nghiệp FDI); tiến hành đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp xảy ra nhiều nghi vấn (có thua lỗ kéo dài, lãi lỗ theo chu kỳ…).
Hiện nay, Tổng cục Thuế đã và đang tiếp tục triển khai chương trình thanh tra toàn diện đối với những doanh nghiệp FDI,cụ thể đề nghị các địa phương tập trung thanh tra, kiểm tra sớm các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có số lỗ lớn.Việc thanh kiểm tra này dựa trên phân tích của ngành thuế, doanh nghiệp đã vào danh sách nghi vấn, thuộc kế hoạch thanh kiểm tra của ngành thuế trong năm nay. Đặc biệt, tập trung vào các doanh nghiệp FDI lớn, các tập đoàn có doanh số cao, nhưng luôn báo lỗ lớn, lỗ liên tục nhiều năm và phát sinh giá trị giao dịch liên kết lớn.
2.2.2.3. Kết quả thanh tra giá chuyển nhượng do Tổng cục Thuế triển khai
Hiện nay, Tổng cục thuế đã và đang tiếp tục triển khai chương trình thanh tra toàn diện đối với những doanh nghiệp FDI có dấu hiệu của chuyển giá như: kê khai lỗ liên tiếp trong nhiều năm, nhưng vẫn duy trì và mở rộng hoạt động. Bộ tài chính có thể kiến nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư xem xét rút giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp này. Hơn nữa, Bộ Tài chính còn phối hợp với Bộ ngoại giao và Bộ Công thương để chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp cung cấp các thông tin liên quan khi cơ quan thuế có yêu cầu phối hợp chống chuyển giá.
Trong năm 2013, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ tài chính tại Thông báo số 242/TB-BTC ngày 10/09/2013 và Kế hoạch chi tiết kiểm soát các hoạt đông chuyển giá ban hành theo Quyết định 1067/QĐ-TCT ngày 21/6/2013 của Tổng cục thuế, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 2110 doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết, liên tục khai lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất,kinh doanh. Theo đó, kết quả thanh tra, kiểm tra tại 2.110 doanh nghiệp đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ 136,95 tỷ đồng. Đặc biệt thanh tra thuế đã buộc các doanh
69
nghiệp phải giảm lỗ lên tới hơn 4.192 tỷ đồng. Theo đánh giá của thanh tra, số tiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm 40% tổng số thu).
Tuy nhiên, con số trên chỉ phản ánh một góc của bức tranh về thực trạng trốn thuế của doanh nghiệp FDI. Báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước thực sự khiến không ít người phải giật mình. Cụ thể, kết quả thanh tra tại 870 doanh nghiệp FDI có tới 720 doanh nghiệp vi phạm. Đáng lưu ý là tại một số đơn vị, tỷ lệ vi phạm lên đến 100% như Cục thuế Bắc Giang thanh tra 16 doanh nghiệp thì cả 16 đều vi phạm. Tỷ lệ này diễn ra tương tự tại Hòa Bình (16/16), Gia Lai (15/15)…
Tại một số tỉnh, thành khác dù không đến 100% nhưng tỷ lệ này cũng rất lớn như Hà Nội thanh tra 332 doanh nghiệp thì phát hiện có 326 đơn vị vi phạm, số tiền giảm lỗ hơn 1.500 tỉ đồng, truy thu, phạt, truy hoàn gần 498 tỷ đồng. TP.Hồ Chí Minh thanh tra 193 doanh nghiệp FDI, có tới 164 doanh nghiệp vi phạm, giảm lỗ hơn 870 tỷ đồng và truy thu, phạt gần 173 tỷ đồng. Đặc biệt, Cục thuế Bắc Giang kiểm tra 106 doanh nghiệp thì có 106 doanh nghiệp vi phạm, tỷ lệ này cũng xảy ra tại Đồng Nai 39/39, Gia Lai 30/30, Hải Phòng 45/45, Thái Nguyên 46/46, Quảng Ngãi 80/80.
Năm 2014, ngành thuế tiếp tục đẩy mạnh, tập trung nhân lực vào trọng tâm công tác chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết, liên tục khai lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụ thể, cơ quan Thuế đã tiến hành tập trung thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá tại 2.866 doanh nghiệp khai báo kinh doanh thua lỗ, nghi ngờ có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, tăng 26.7% so với năm 2013. Kết quả là, cơ quan thuế đã xử lý giảm lỗ hơn 5.830 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn và phạt gần 1.701 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng tương ứng gần 39% và 72%. Trong đó phải kể đến việc thanh tra, kiểm tra đối với 30 doanh nghiệp FDI lớn có giao dịch liên kết, rủi ro cao về chuyển giá, cơ quan thuế đã giảm lỗ trên 5.000 tỷ đồng, sau khi miễn giảm thuế do ưu đãi đầu tư, đã truy thu thuế TNDN và xử lý vi phạm trên 1.500 tỷ dồng.
70
Năm 2015, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với trên 2.500 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; giảm lỗ trên 6.500 tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt trên 600 tỷ đồng.
Năm 2016, cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với doanh nghiệp FDI, tổng số thuế truy thu, truy hoàn và phạt 1.310 tỷ đồng, tổng số giảm lỗ 1.983 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 3 tỷ đồng.
Năm 2017, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.288 doanh nghiệp, tổng số truy thu, truy hoàn, tiền phạt 3.085 tỷ, giảm lỗ 6.812 tỷ, giảm khấu trừ 265 tỷ đồng.
Bảng 2.6: Kết quả thanh tra giá chuyển giao từ năm 2012 đến 2017
Năm Số doanh nghiệp FDI bị
thanh tra Giảm lỗ (tỷ đồng) Truy thu phạt thuế ( tỷ đồng) 2012 2161 4776 747 2013 2110 4192 988 2014 2866 5830 1701 2015 2500 6500 600 2016 1406 5162 1310 2017 1288 6812 3085
( Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thanh tra thuế của Tổng cục thuế)