Một số giái pháp hoàn thiện chính sách chống chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 94 - 95)

3.2.1.Trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách chống chuyển giá, cần thống nhất quan điểm sau

Thứ nhất, cần đổi mới quan điểm về thu hút FDI và các chính sách ưu đãi đầu tư. Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình nên cần loại bỏ tư tưởng thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá. Chính sách thu hút đầu tư cần theo hướng có chọn lọc, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI hướng tới các mục tiêu bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ; mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý... Các chính sách ưu đãi về thuế cần được điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thuế suất thuế TNDN giữa doanh nghiệp/vùng miền được ưu đãi với doanh nghiệp/vùng miền không được ưu đãi.

Thứ hai, các biện pháp chống chuyển giá phải đáp ứng sự hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các doanh nghiệp FDI, không làm giảm tính hấp dẫn của môi trường thu hút đầu tư Việt Nam.

Sự hấp dẫn của mục tiêu lợi nhuận khiến doanh nghiệp FDI luôn tìm mọi cách để đạt được mục tiêu ấy và chuyển giá là một trong những thủ thuật được ưu tiên. Trong khi đó, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam vẫn cần vốn FDI cho các mục tiêu đã nêu ở ý trên. Vấn đề đặt ra là làm sao để cả doanh nghiệp FDI, Nhà nước và người dân Việt Nam đều có lợi thông qua việc đạt được mục tiêu của mỗi bên. Đứng trên góc độ quản lý thuế trong lĩnh vực chuyển giá, bên cạnh xây dựng một chính sách thuế hợp lý, hấp dẫn, minh bạch để thu hút đầu tư thì hệ thống chính sách và giải pháp đó phải có tác dụng làm suy giảm động cơ trốn, tránh thuế nói chung và hành vi tránh thuế bằng thủ thuật chuyển giá nói riêng. Vấn đề đặt ra ở đây là các biện pháp quản lý thuế đối với vấn đề chuyển giá phải được quy định như thế nào để không làm suy giảm môi trường thu hút đầu tư. Vì vậy, việc

86

xác lập và thực thi các biện pháp ứng phó với chuyển giá nhất thiết phải đặt trên quan điểm giải quyết hài hòa các lợi ích nêu trên.

Thứ ba, chuyển giá không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp nhất trong lĩnh vực thuế.

Hiện nay, trên thế giới chưa có một nước nào có thể ngăn chặn tuyệt đối chuyển giá mà chỉ có thể hạn chế vấn đề này. Do vậy, Việt Nam cần xem việc ứng phó với chuyển giá là một cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ trên cơ sở pháp lý và bằng chứng thuyết phục; việc xây dựng một lộ trình thích hợp để thực hiện quản lý nhà nước về chuyển giá là rất cần thiết, đảm bảo hài hòa, cân đối lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, đảm bảo môi trường đầu tư.

Thứ tư, các biện pháp chống chuyển giá phải vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời phải vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng của Việt Nam.

Chuyển giá ngày nay đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các Chính phủ trên thế giới. Nhìn chung, hiện nay khuynh hướng áp dụng các biện pháp định giá chuyển giao của OECD với nguyên tắc giao dịch thị trường được hầu hết các quốc gia chấp nhận. Việt Nam đang còn thiếu nhiều thông tin, cơ sở dữ liệu… trong việc định giá chuyển giao cũng như thiếu kinh nghiệm trong ứng phó với chuyển giá, do vậy, cần vận dụng một cách phù hợp các quy định của OECD cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)