Thực trạng chung về chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 51 - 63)

2.1.1.1. Các thủ đoạn chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

Theo đánh giá của các cán bộ thanh tra kiểm tra giá chuyển giao thì đa số các doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều có hành vi tránh thuế thông qua việc lợi dụng việc “ định giá chuyển giao” với các hình thức thủ đoạn phổ biến sau đây:

Thứ nhất, nâng cao giá trị TSCĐ hữu hình khi thành lập doanh nghiệp hoặc khigóp vốn đầu tư

Việc chuyển giao TSCĐ hữu hình từ một công ty ở nước ngoài cho một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được thực hiện dưới các hình thức phổ biến như: góp vốn liên doanh, chuyển giao tài sản để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp, mua hoặc thuê tài sản để vận hành sản xuất, gia công chế biến. Đây là hình thức thường được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bởi có lợi thế về máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. Mặt khác, do phía liên doanh Việt Nam chưa đủ năng lực, trình độ, thiếu thông tin để thẩm định giá các loại thiết bị, công nghệ do phía nước ngoài góp vào liên doanh nên thường phải chấp nhận giá trị do đối tác đặt ra. Hình thức này phổ biến trong giai đoạn Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế và “khát khao” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên hiện nay vẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài áp dụng.

Có thể kể đến một số trường hợp điển hình nhà đầu tư nước ngoài nâng giá tài sản, thiết bị cao hơn giá thực tế khi góp vốn liên doanh với phía Việt Nam, được phát hiện sau khi phía Việt Nam trưng cầu giám định, định giá lại tại sản, như sau:

+ Dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI Tiền Giang do BGI định giá là 28.461.914 USD, nhưng công ty SGS thẩm định lại chỉ có giá trị 20.667.436 USD, chênh lệch 27,38%.

43

+ Liên doanh khách sạn Thăng Long (thành phố Hồ Chí Minh) giá trị thiết bị khai báo là 496.406 USD nhưng giá trị thẩm định lại chỉ còn 306.406, nhà đầu tư nước ngoài đã khai khống 190.000 USD, tăng đến 40,43%

+ Trung tâm Quốc tế Dịch vụ Văn hóa Hà Nội khai báo giá trị tài sản khi thành lập doanh nghiệp là 1.288.170 USD nhưng thẩm định lại chỉ có 1.028.170 USD, nghĩa là đã khai khống là 260.000 USD, tỉ lệ khai khống là 21,16%

+ Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình (Hà Nội) có giá trị thiết bị khai báo là 5.823.818 USD nhưng giá trị thẩm định lại thì chỉ còn 4.221.520 USD, nhà đầu tư nước ngoài đã khai báo khống với số tiền là 1.602.298 USD tăng 27,51%

Bảng 2.1: Thống kê một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản góp vốn

Đơn vị tính: USD S TT Tên dự án liên doanh Giá trị thiết bị khai báo Giá trị thiết bị thẩm định Chênh lệnh khai khống Tỷ lệ khai khống(%) 1

Công ty BGI Tiền

Giang 28.461.914 20.667.436 7.794.478 27,38 2 Khách sạn Thăng

Long (TP HCM) 496.406 306.406 190.000 40,43

3

Trung tâm Quốc tế Dịch vụ Văn

hóa Hà Nội 1.288.170 1.028.170 260.000 21,16

4

Công ty ô tô Hòa

Bình (Hà Nội) 5.823.818 4.221.520 1.602.298 27,51

(Nguồn: Nguyễn Thường Lạng, “Đề xuất quy trình kiểm soát chuyển giá trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, kỷ yếu Hội thảo “Hoạt động chuyển giá – những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế”. Bộ Tài chính, 8/2012)

Như vậy, thủ đoạn này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp FDI trong việc tăng mức trích khấu hao hàng năm, từ đó tăng giá sản phẩm, tạo ra “lỗ giả” nhằm

44

tránh thuế, đồng thời giúp công ty mẹ của các doanh nghiệp FDI tăng tỷ lệ vốn góp để từng bước giành quyền chi phối và được chia lãi cao hơm.

Về phía Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh thua lỗ kéo dài làm nhất thu NSNN và có thể dẫn đến liên doanh thành 100% vốn nước ngoài, người tiêu dung Việt Nam phải mua hàng hóa với giá cao.

Thứ hai, nâng giá nguyên liệu nhập khẩu từ công ty mẹ hay một thành viên trong tập đoàn

Theo ý kiến của nhiều cán bộ thanh tra thuế, thủ đoạn chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thông qua việc nâng giá nguyên liệu đầu vào diễn ra khá phổ biến ở các loại hình doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như rượu, bia, nước ngọt do nguyên liệu sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp này thường không có ở Việt Nam, chủ yếu phải nhập khẩu từ công ty mẹ.

Điển hình như trường hợp của công ty Coca-Cola tại Việt Nam. Công ty này nhập hương liệu, nước cốt (Concentrate) từ công ty Mẹ (ở Mỹ) hoặc từ một công ty liên doanh để sản xuất nước giải khát Coca-Cola, giá trị nguyên vật liệu nhập thường rất cao (từ 70%-85%) trong tổng chi phí của công ty này. Trong khi đó chi phí nguyên liệu của các doanh nghiệp giải khát cùng loại đều chiếm tỷ lệ thấp hơn ( khoảng 40%) trong giá vốn. Điều này chứng tỏ công ty Coca-Cola đã có dấu hiệu của hành vi chuyển giá thông qua việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ công ty mẹ với giá cao.

Thứ ba, hạ giá bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cho công ty mẹ hoặc doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài

Đối với các yếu tố đầu ra, các doanh nghiệp FDI lại thực hiện hành vi chuyển giá bằng thủ đoạn kê khai giá hàng bán thấp hơn giá thực tế (thường xảy ra đối với các doanh nghiệp mà công ty mẹ bao tiêu sản phẩm) từ đó hạ thấp doanh thu để giảm lợi nhuận trước thuế nhằm mục đích trốn thuế TNDN.

Điểm hình là Công ty Formosa Taffeta Việt Nam tại Long An, chuyên sản xuất vải thông thường khổ rộng và xuất khẩu khoảng 80% thành phẩm sản xuất ra. Từ khi bắt đầu sản xuất cho đến nay công ty luôn bị lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ 20 triệu USD vốn khi mới thành lập lên 80 triệu USD hiện

45

nay. Nguyên nhân lỗ được xem là do mọi giá cả đầu vào lẫn đầu ra đều do công ty mẹ tính toán và áp đặt, trong đó giá bán sản phẩm cho công ty mẹ thường thấp hơn 40% bán cho công ty độc lập. Ngược lại, giá vải thô nhập từ công ty mẹ lại cao hơn giá thành phẩm bán ra cho công ty mẹ khoảng 45%.

Một trường hợp khác là Công ty TNHH Haiyih ( 100% vốn của công ty mẹ ở Đài Loan) bán sản phẩm trà lên men cho doanh nghiệp trong nước, giá bình quân 491.000 đồng/kg, nhưng bán cho công ty mẹ ở Đài Loan chỉ 3,8 USD ( tức khoảng 80.000 đồng).

Thứ tư, nâng giá chuyển giao tài sản vô hình ( công nghệ, bản quyền, nhãn mác..) phải trả cho công ty mẹ ở nước ngoài

Các loại tài sản vô hình như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền, nhãn mác, kỹ thuật quản lý, điều hành… rất khó định giá, do mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp và ít có thông tin, tài liệu để thẩm định, so sánh. Doanh nghiệp FDI thường lợi dụng đặc điểm này để thanh toán chi phí chuyển giao tài sản vô hình cho công ty mẹ hoặc bên liên kết ở mức rất cao, chiếm một khoản rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp FDI, khiến cho doanh nghiệp FDI không có lãi, thậm chí thua lỗ, qua đó đã tránh được việc đóng thuế TNDN tại Việt Nam.

Trường hợp Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam là một ví dụ. Liên doanh này được thành lập vào năm 1991 với tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD, bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và phía đối tác nước ngoài chiếm 60% vốn. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do công ty phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Nghĩa là, trong khi phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do thua lỗ nhưng phía liên doanh nước ngoài vẫn nhận đủ tiền bản quyền và số tiền nhận được có xu hướng tăng dần.

46

Bảng 2.2. Thống kê chi phí bản quyền của Công ty Liên doanh

Nhà máy Bia Việt Nam.

(Đơn vị tính: Ngàn đồng). Niên độ Tổng chi phí Thuế TTĐB Chi phí không Tiền bản Tỷ lệ trả 1 2 3 = 1-2 4 5= 4/3 93-94 446.853.424 209.481.555 237.371.868 10.025.884 4,22 94-95 998.320.819 469.821.389 528.499.430 26.956.537 5,10 95-96 1.222.334.898 576.656.418 645.678.480 47.377.320 7,34 96-97 1.376.707.829 613.430.924 763.276.904 55.372.981 7,25 97-98 1440.338.570 685.084.166 755.254.403 59.971.785 7,94 98-99 1.352.849.717 621.516.313 731.333.403 73.165.364 10,00 99-00 1.328.680.609 567.358.781 761.321.827 69.046.000 9,07 00-01 1.387.590.671 682.526.028 705.604.643 89.890.402 12,75 Tổng 9.553.676.537 4.425.875.577 5.127.800.960 431.806.274 8,24

Nguồn: Dương Văn An (2016) với “Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN

Trường hợp khác là Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam. Công ty này liên tục thua lỗ 12 năm, với số lỗ lũy kế lên đến 598 tỷ đồng vào năm 2012. Nguyên nhân lỗ được Công ty lý giải là do phải tập trung mở rộng đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, Công ty này đã hoạch toán nhiều chi phí với mức quá cao. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2001 - 2013, chi phí nhượng quyền thương mại mà Metro Cash & Carry Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đức lên tới 731 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các

47

cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GMBH (MCC) tại Đức cũng là một con số “khổng lồ”, lên tới 699 tỷ đồng.

Thứ năm, nâng chi phí bán hàng, quảng cáo cao hơn giá thị trường

Thực hiện siêu khuyến mãi, nâng cao chi phí quảng cáo là một trong những cách thức mà các doanh nghiệp FDI có thể sử dụng để có thể chiếm lĩnh thị trường. Thực tế cho thấy, nhiều công ty liên doanh FDI kê khai lỗ xuất phát từ việc nâng cao đáng kể chi phí quảng cáo và tiếp thị. Song tiền chi ra cho quảng cáo là của liên doanh còn sản phẩm quảng cáo là của công ty mẹ.

Ví dụ điển hình là Công ty P&G Việt Nam, trong hai năm 1995-1996, công ty P&G Việt Nam đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng. Đây là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam tại thời điểm đó. Tổng chi phí quảng cáo lên đến 35% doanh thu thuần của công ty, vượt xa mức cho phép của luật thuế (tại thời điểm đó ) là không quá 5% trên tổng chi phí. Hiện nay, mặc dù đã chiếm lĩnh được thị trường nhưng P&G Việt Nam vẫn tiếp tục tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị với mục đích chuyển giá. Theo báo cáo của thanh tra thuế, chi phí quảng cáo của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn (30%-40%) trong tổng số chi phí của công ty.

Thứ sáu,thủ đoạn“hỗ trợ tài chính” giữa công ty con ở Việt Nam với công ty mẹ ở nước ngoài

Việc điều chuyển các nguồn tài chính trong nội bộ MNCs cũng là một phương thức để các công ty con (doanh nghiệp FDI) ở Việt Nam chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ ở nước ngoài để tránh thuế. Thủ đoạn phổ biến thường sử dụng là:

+ Công ty con ở Việt Nam vay vốn của công ty mẹ hoặc một công ty thành viên trong cùng tập đoàn với lãi suất cao hơn thị trường.

+ Công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con ở Việt Nam vay tiền ở một ngân hàng ở nước ngoài với chi phí bảo lãnh cao hơn mức bình thường. Với hình thức này ngay cả khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nước ngoài do công ty mẹ bảo lãnh thì vẫn có thể xảy ra tình trạng chuyển giá.

48

Thứ bảy, điều chỉnh cơ cấu vốn góp (vốn chủ sở hữu)/ vốn vay, biến vốn góp thành vốn cho vay ( thủ đoạn “ góp vốn ẩn”)

Do hiện nay không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo cơ cấu vốn góp/ vốn vay theo tỷ lệ tối thiểu nên các MNCs đã lợi dụng khe hở này để chuyển giá bằng thủ đoạn điều chỉnh cơ cấu vốn góp ( vốn chủ sở hữu)/vốn vay trong đầu tư vốn vào công ty con ở Việt Nam ( doanh nghiệp FDI) theo hướng giảm vốn góp, tăng tối đa vốn vay hoặc biến vốn góp thành vốn vay dài hạn để tăng chi phí tài chính từ đó tạo ra “ lỗ giả”. Qua thủ đoạn này, công ty mẹ ở nước ngoài thu hồi được ngay một phần vốn qua tiền trả lãi vay của công ty con ở Việt Nam ( với lãi suất cao hơn thị trường rất nhiều), trong khi đó công ty con ( doanh nghiệp FDI) thì bị lỗ vì khoản chi phí tài chính rất cao này.

2.1.1.2. Một số trường hợp chuyển giá điển hình

Trường hợp 1. Công ty Hualon Corporation

- Giới thiệu công ty

Công ty Hualon Corporation được cấp giấy phép vào ngày 30/12/1993 là một trong những công ty thuộc nhóm các công ty FDI đầu tiên vào đầu tư tại Việt Nam vào những ngày đầu khi nước ta bắt đầu mở cửa hội nhập. Đây là công ty 100% vốn nước ngoài từ Malaysia, Đài Loan và Quần đảo Virgin thuộc Anh.

- Dấu hiệu nghi án chuyển giá

Công ty đã hoạt động ở Việt Nam hơn 20 năm nhưng công ty này liên tục kê khai kết quả kinh doanh thua lỗ và không hề phải đóng thuế TNDN cho Nhà nước. Tính đến cuối năm 2010 công ty đã lỗ lũy kế lên đến 1.000 tỷ đồng.

Mặc dù kinh doanh làm ăn thua lỗ nhưng ở công ty này vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay công ty đã xây dựng thêm được 4 xưởng sản xuất và tạo việc làm cho 3.000 lao động.

49

Công ty này đã thực hiện hành vi chuyển giá bằng cách gia tăng giá trị TSCĐ nhập khẩu.

NK dây chuyền Bán dây chuyền

giá trị 16 triệu USD giá trị 400.000 USD Nhìn vào mô hình trên ta có thể thấy công ty Hualon Corporation đã tiến hành nhập khẩu một dây chuyền công nghệ từ công ty liên kết với giá rất cao 16 triệu USD dẫn đến làm tăng các chi phí khấu hao trong khi doanh nghiệp mua về lại không sử dụng nhưng vẫn trích khấu hao. Sau đó chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng thanh lý với giá 400.000 USD một con số thấp hơn đến 40 lần giá trị mua lúc đầu. Với việc nâng khống giá trị đầu vào như vậy đã làm cho lợi nhuận giảm từ đó công ty đã tránh phải đóng một khoản thuế TNDN lớn.

Tại thời điểm thanh tra các sự thật về việc khai khống giá trị của các TSCĐ hay NVL đã được làm rõ vì vậy công ty buộc phải điều chỉnh giá và con số điều chỉnh lên đến 1.156,8 tỷ đồng từ đó làm doanh thu tăng thêm 0,8 tỷ đồng.

Kết quả thanh đã làm cho cho các số lỗ đã kê khai trước đó phải giảm hết. Trong đó công ty phải giảm số lỗ phát sinh trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009 lên tới 621,1 tỷ đồng, giảm tiếp chuyển lỗ năm 2010 là 335,2 tỷ đồng.

Sau cuộc thanh tra thì công ty có lãi lớn và cơ quan thuế truy thu được 78,1 tỷ đồng tiền thuế nộp vào NSNN.

Trường hợp 2. Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina

- Giới thiệu công ty

Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là Công ty 100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc, được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 011043000161 do UBND Hà Nội cấp ngày 29 tháng 06 năm 2007. Với tư cách là chủ đầu tư, Công ty đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng căn hộ cao cấp Keangnam Hanoi Landmark Tower nằm trên đường Phạm Hùng (Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) gồm 1 tòa nhà 70

Công ty A Công ty liên

kết

Công ty Hualon Corporation

50

tầng, 2 tòa nhà 47 tầng, bao gồm khách sạn, chung cư cao cấp và các hạ tầng phụ trợ khác.

- Dấu hiệu nghi án chuyển giá

Đối với một công ty bất động sản thì việc báo cáo lỗ trong những năm đầu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)