Kinh nghiệm của các tỉn hở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 34 - 38)

Tây Nguyên là một trong 6 vùng kinh tế lớn của Việt Nam, có tiềm năng phong phú

để phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng sạch và du lịch. Tây Nguyên là khu vực gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước; là vùng cao nguyên bao gồm một loạt các cao nguyên liền kề. (Việt Dũng, Tây Nguyên 2017, tr.1). Điều kiện thổ

nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển của Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực. (Việt Dũng, Tây Nguyên 2017, tr.1). Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Cây điều cũng đang được phát triển tại đây. Tây Nguyên cũng

là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn. Từđó có thể thấy rằng, Tây Nguyên còn là một vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mật độ dân số

thấp, văn hóa và dân cư chưa được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó, Tây Nguyên có những

điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông sản và khai khoáng, Tây Nguyên sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong sản xuất xuất khẩu nông sản nếu như Chính phủ có những chính sách phát triển phù hợp.

Trong những năm gần đây, kinh tế Tây Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá và tăng cao qua các năm. Chỉ riêng năm 2017, các tỉnh Tây Nguyên đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2.662 tỷ USD, đạt gần 102% so với kế hoạch và tăng 22,71% so với năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các tỉnh Tây Nguyên là cà phê, hồ tiêu, cao su, alumin, mật ong, tinh bột sắn, hạt điều, rau, hoa tươi. Đắk Lắk là

địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất với trên 575 triệu USD, đạt 100,9% kế hoạch năm và tăng 4,55 lần so với năm 2016 (Quang Huy 2017, tr.1). Sản phẩm xuất khẩu của

Đắk Lắk là cà phê nhân, cà phê hòa tan, hạt tiêu, cao su, tinh bột sắn, mật ong. Hiện nay, cà phê nhân của Đắk Lắk đã xuất khẩu sang 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 36 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trở lên. Điều này kéo theo kết quả là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, có cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội và thuận lợi cho đời sống nhân dân trong vùng.

Đạt được kết quả này là bởi vùng Tây Nguyên nói riêng, Nhà nước Việt Nam nói riêng đã có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản:

Thứ nhất, chính sách phát triển Tây Nguyên thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn.

Tây Nguyên là vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành ra soát và quy hoạch lại vùng sản xuất chuyên canh các loại sản phẩm nông nghiệp: Vùng chuyên canh cây cà phê, vùng chuyên canh cây cao su, vùng chuyên canh cây hồ

tiêu, vùng chuyên canh điều, vùng chuyên canh cây nông nghiệp khác. Vùng sản xuất chuyên canh cây cà phê được tập trung phát triển ở bốn tỉnh: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk

Nông, Gia Lai, tập trung vào những khu vực có đất đỏ badan màu mỡ, nguồn nước và khí hậu phù hợp. Bên cạnh đó, giảm dần diện tích cà phê ở ngoài vùng quy hoạch, nhất là những vùng không chủ động được nguồn nước, có độ dốc và đất đai không phù hợp cho phát triển cây cà phê, chuyển hàng nghìn héc ta cà phê kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc phát triển thành vùng chuyên canh này góp phần phát huy tối đa và có hiệu quả những lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, thuận lợi cho tưới tiêu, thu hoạch, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất cây trồng đảm bảo đủ

sản lượng nông sản xuất khẩu, nhằm hướng tới xuất khẩu ổn định, bền vững.

Như vậy, phát huy lợi thế vềđất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất, Tây Nguyên phát triển cà phê thành vùng chuyên canh tập trung góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới; trong đó, đứng thứ 1 thế giới về

sản xuất, xuất khẩu cà phê vối. Hiện toàn vùng Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê hơn 582.000 ha; trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất với trên 202.000 ha (Niên vụ cà phê 2017 ở Tây Nguyên, 2017, tr.1). Các tỉnh Tây Nguyên thực hiện tốt biện pháp thâm canh nhất là áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước cho cây cà phê. Vì vậy, năng suất đạt 23,5 - 25 tạ cà phê nhân/ha trở lên, sản lượng mỗi năm từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên. Theo các chuyên gia, đây cũng là vùng chuyên canh có năng suất cà phê cao nhất thế giới (Hiệp hội cà phê - Cacao 2017, tr.1). Ngoài cây cà phê, các tỉnh Tây Nguyên còn có các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế

cao như cây hồ tiêu với tổng diện tích trên 71.000 ha, cây cao su có gần 252.000 ha, điều 74.276 ha... (Quang Huy 2017, tr.1).

Hiện Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước, với những sản phẩm chủ lực của quốc gia, có nhu cầu thị trường cao, giá trị xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD như cà phê, cao su, hạt tiêu, rau quả… góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Thứ hai, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất: Hiện tại Tây Nguyên đã

đẩy mạnh áp dụng các phương tiện, máy móc hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất: Hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước tựđộng, hệ thống máy móc thu hoạch, sản xuất, lai tạo, cấy ghép các giống cây cà phê, cao su cho năng suất cao, chất lượng tốt,… góp phần nâng cao năng suất cây trồng, cung cấp nguồn hàng chất lượng, ổn định cho xuất khẩu, dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Thứ ba, liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp: Chuỗi giá trị

nông nghiệp được hiểu là toàn bộ chuỗi hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho sản phẩm nông nghiệp để di chuyển từ nơi sản xuất đế người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp này góp phần thúc đẩy lượng tiêu thụ hàng hóa lớn hơn, và các hoạt động, thủ tục xuất khẩu hàng hóa được thuận tiện, dễ dàng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu: Chính phủ và chính quyền địa phương đã có những chính sách áp những cấy ghép những giống cà phê, hồ tiêu,… mới đạt năng suất và chất lượng tốt hơn, nhằm tạo ra một thương hiệu cho cà phê Tây Nguyên, đẩy mạng quảng bá thương hiệu này ra thị trường quốc tếđể thu hút khách hàng nước ngoài tăng cường mua bán quốc tế.

Thứ năm, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất và các nhà máy chế biến nông sản: Hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều,… được địa phương chú trọng nâng cao, đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển nông sản đến nơi tiêu thụ phục vụ xuất khẩu, các cửa khẩu cũng được chú trọng phát triển, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thúc đẩy mua bán ở các nước biên giới. Bên cạnh đó, nông sản thô xuất khẩu dễ hư hỏng và cho giá trị

lợi nhuận thấp, vì vậy chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chế biến nông sản: cà phê, cao su, hồ tiêu,… để chế biến, bảo quản nông sản trước khi xuất khẩu, từđó nâng cao chất lượng nông sản và tăng giá trị của nông sản xuất khẩu.

Thứ sáu, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù liên kết sản xuất nông - lâm nghiệp cho toàn vùng Tây Nguyên, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tạo chuỗi gắn với chế biến, tạo giá trị gia tăng cao, mang lại cho nông dân Tây Nguyên lợi ích lớn và bền vững. Bên cạnh đó, xây dựng những chính sách hỗ trợđặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiêp tập trung vào sản xuất xuất khẩu các mặt hàng chủ lực: cà phê, cao su,…

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế: Việc hợp tác quốc tế góp phần mở rộng thị

trường xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên, đưa nông sản ở Tây Nguyên vươn xa hơn các thị trường khó tính khác, tìm kiếm thị trường mới chứ không chỉ dừng lại ở các thị trường

đã hợp tác ổn định, lâu dài, thông qua đó thúc đẩy quảng bá thương hiệu nông sản của Tây Nguyên ra thị trường quốc tế, góp phần tăng các đơn hàng xuất khẩu sản phẩm của Tây Nguyên ra nước ngoài..

Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hoặc các doanh nghiệp xuất cũng mở rộng hình thức bán hàng trực tiếp cho các bạn hàng lớn, người tiêu thụ cuối cùng tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thường trực ban chỉ đạo Tây Nguyên, các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Tây Nguyên vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng đạt thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính phủ và phương vẫn cần có những chính sách phát triển, mở rộng và thu hút đầu tưđể sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu, tạo ra giá trị cao hơn và tăng lợi nhuận hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 34 - 38)