Về các hoạt động xuất khẩu hàng hóa: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Nam Lào trong thời gian qua, cũng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:
Hoạt động đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu còn chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu được các doanh nghiệp xuất khẩu của khu vực Nam Lào xuất khẩu đi chủ yếu là là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến… trong đó, khoáng sản và gỗ là hai mặt hàng xuất khẩu nhiều sản phẩm thô nhất. Do vậy, dù thời gian qua, sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này lớn nhưng tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu kim ngạch lại chưa thực sự tương xứng do giá xuất còn thấp, chưa cạnh tranh được về giá và chất lượng sản phẩm trên các thị trường.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp chưa tiếp cận và khai thác được nhiều thị trường xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu của nước CHDCND Lào nói chung và của các tỉnh Nam Lào nói riêng hiện nay còn tương đối hạn hẹp chủ yếu là thị trường ASEAN và thị trường Trung Quốc, Ấn Độ. Trong khi đó, thị trường Mỹ và thị
trường Châu Âu là thị trường có tương đối nhiều tiềm năng, nhưng đổi lại, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các thị trường này là rất khắt khe. Chính vì vậy, để phát triển xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này đòi hỏi yêu cầu rất lớn đối với cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị xuất khẩu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đặc thù cho các thị trường này.
Thứ nhất, việc ban hành chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND Lào hiện nay hầu như chỉ dừng lại ở các biện pháp chính sách mang tính tình thế, tạm thời. Qua từng thời kỳ, qua từng năm, các cơ quan nhà nước mới dừng ở việc đánh giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bao nhiêu so với thời kỳ trước, so với năm trước, chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, của khu vực mà thiếu sựđánh giá hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng. Có thể thấy, một số mặt hàng ở Nam Lào
đang được xuất khẩu để giải quyết vấn đề dư thừa chứ chưa tính tới hiệu quả lâu dài. Như
vậy, chính quyền địa phương Nam Lào chưa có cơ sởđể thực sự tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang tính dài, chưa xác định được hiệu quả xuất khẩu từng loại mặt hàng về quy mô giá trị gia tăng so với quy mô đầu tư, quy mô lợi nhuận so với quy mô
đầu tư, xét về tác dụng thúc đẩy lan truyền đối với các ngành kinh tế khác, lĩnh vực khác hay việc xuất khẩu từng loại mặt hàng đến mức độ, chất lượng và số lượng nào, tương ứng với quy mô vốn đầu tư bao nhiêu là đạt hiệu quả tối ưu?
Thứ hai, chính sách thuế chưa được kết hợp sử dụng với các chính sách khác một cách đồng bộ. Điều này dẫn tới một số bất lợi đó là không thể thực hiện được định hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, không tạo định hướng cho sự dịch chuyển của các yếu tố
vào sản xuất những mặt hàng có hiệu quả. Do đó, các yếu tốđầu vào vẫn tiếp tục hoặc dịch chuyển vào những lĩnh vực kém hiệu quả hoặc dịch chuyển quá mức vào một mặt hàng nào đó, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Tính đồng bộ của chính sách thuế hỗ trợ chưa cao, hiệu lực về mặt thực tế của chính sách chưa đạt được so với yêu cầu và mong muốn của nhà hoạch định chính sách, xét trên mức độ phù hợp thì chính sách thuếđã đạt được phù hợp với những quy định của tổ chức thương mại thế giới và các chính sách thuế quan quan trong nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, đã có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nhưng chưa triệt để.
Thứ ba, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chưa ưu tiên cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. So với các khu vực khác, khu vực doanh nghiệp nhà nước được hưởng khá nhiều đặc lợi trong thụ hưởng chính sách ưu đãi tín dụng ngân hàng. Mặc dù khu vực này làm ăn thường kém hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là làm ăn có hiệu quả hơn nhưng họ rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Do đó chính sách tín dụng hỗ trợ không kích thích được xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng theo đúng tiềm năng của nó. Đồng thời làm cho nguồn lực quốc gia bị sử dụng kém hiệu quả do nguồn vốn tín dụng giao cả cho những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sử dụng.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã đưa ra những chính sách điều chỉnh theo hướng nới lỏng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân được vay vốn của các ngân hàng thương mại, nhưng tình trạng các doanh nghiệp tư nhân vẫn ở vị trí yếu thế hơn doanh nghiệp nhà nước trong thụ hưởng những lợi ích từ chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước. Trong từng thời kỳ Nhà nước đều có sự thay đổi các quy định trong chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa sao cho phù hợp với những quy định về cấp tín dụng cũng như quy định của WTO mà Lào đã cam kết tuân thủ. Nhìn chung, thiếu sự phối hợp đồng bộ, gắn kết các chính sách ở tầm quản lý vi mô và vĩ mô đối với lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt đối với hàng hóa nông sản. Thiếu sự phối kết hợp một cách đồng bộ các chính sách, tạo ra sự cộng hưởng của các chính sách, đảm bảo có sự hỗ trợ, bổ sung của các chính sách một cách hiệu quả trong nhiều trường hợp, chưa có sự nhất quán giữa các cơ quan chức năng, còn thiếu sự thống nhất giữa chính sách được ban hành với thực tế thực thi chính sách.
Những năm gần đây, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào vẫn tồn tại những hạn chế dẫn tới chưa phát huy hết những cơ hội sau khi gia nhập WTO và AEC. Cụ thể: thiếu các biện pháp tự vệ trong hỗ trợ xuất khẩu và bảo vệ hàng trong nước, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước; các tiêu chuẩn kỹ thuận chưa được ban hành đầy đủ
hoặc có ban hành nhưng mới ở dạng pháp lệnh như pháp lệnh chống trợ cấp, pháp lệnh bảo vệ và và kiểm dịch động thực vật, pháp lệnh tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, pháp lệnh vệ
sinh an toàn thực phẩm chưa được nâng lên thành luật nên tính pháp lý chưa cao.
Thứ tư, việc Nhà nước sử dụng giấy phép xuất khẩu với một số loại hàng hóa đã đạt
được một số mục tiêu như: thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, kiểm soát hoạt động xuất khẩu hàng hóa quốc gia. Ví dụ: Để xuất khẩu các loại hạt giống ra nước ngoài, doanh nghiệp cần có giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật, Cục bảo vệ thực vật cấp (Theo thông tư số 0162 ngày 17/6/2015 của Bộ
Nông Lâm nghiệp hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kiểm dịch và kiểm dịch thực vật); Đối với gỗ trồng là gỗ tròn và gỗ xẻ, Chính phủ giao cho tỉnh, thành phố nghiên cứu cấp phép xuất khẩu theo Quyết định số 41/TTg ngày 26/3/2014 về việc giao quyền cho các tỉnh, thành phố nghiên cứu cấp phép xuất khẩu gỗ trồng là gỗ tròn và gỗ xẻ,... Tuy nhiên, việc sử dụng giấy phép xuất khẩu cũng có những hạn chế như: Những quy định về điều kiện
đáp ứng của các doanh nghiệp để được cấp giấy phép xuất khẩu hàng hóa quá cao, khó lòng các doanh nghiệp đáp ứng. Qua đó đã dẫn đến việc nảy sinh tiêu cực trong việc cấp giấy phép xuất khẩu, dẫn đến đưa và nhận hối lộ trong việc xin giấy phép xuất khẩu. Tất
cả những chi phí trên đều được tính vào giá thành sản phẩm làm cho giá thành đẩy lên cao doanh nghiệp khó cạnh tranh.
Thứ năm, chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hóa có tác dụng, nhưng chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Lấy một ví dụđối với mặt hàng nông sản: khi giá nông sản trên thế giới tăng cao, người nông dân sẵn sàng để dành hàng bán cho tư thương, mà không bán cho doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu theo hợp đồng đã ký và trái lại khi giá nông sản thế giới xuống thấp, doanh nghiệp chế biến cũng bỏ mặc cho người nông dân tự tiêu thụ sản phẩm làm ra. Bởi vậy, sự thiếu những quy hoạch và chiến lược xuất khẩu với cơ
cấu mặt hàng chủ lực và thị trường và một hạn chế lớn. Xác định các thị trường trọng điểm với từng mặt hàng để có kế hoạch phát triển nguồn hàng, thu mua và chế biến đồng độ, đạt chất lượng yêu cầu.