Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 71 - 74)

Về kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng hóa: Trong giai đoạn 2008-2018, tình hình xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh miền Nam nước CHDCND Lào đã đạt được một số

kết quả tương đối tốt nhờ mở rộng thị trường và quy mô xuất khẩu các mặt hàng.

Quy mô xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh Nam Lào đã và đang ngày càng được mở

rộng cả về kim ngạch và số lượng. Trong giai đoạn 2008-2018, nhìn chung phát triển xuất khẩu hàng hóa đã đạt kết quả tốt với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 334,67 triệu USD,

và năm 2018 đã tăng hơn 14 lần so năm 2008 đạt khoảng 4.768,78 triệu USD. Với tốc độ

tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa ổn định và có xu hướng bứt phá trong thời gian tới đã phần nào đó giảm bớt tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại chung của các tỉnh Nam Lào.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa những năm gần đây đã xây dựng được nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối tốt như mặt hàng khoáng sản, điện, hàng công nghiệp nhẹ và nông sản. Đặc biệt, việc xuất khẩu mặt hàng cà phê với kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của các tỉnh Nam Lào sau khi tham gia vào AEC, kim ngạch xuất khẩu của cà phê năm 2008 vào khoảng 14,84 triệu USD, thì con số xuất khẩu cà phê năm 2018 là 125,39 triệu USD, đây là con sốđáng khích lệ của ngành cà phê nói riêng và xuất khẩu nông sản nói chung của các tỉnh Nam Lào. Trong những năm tới, dựđoán kim ngạch xuất khẩu cà phê của các tỉnh Nam Lào còn tiếp tục tăng, thị trường xuất khẩu cà phê liên tục được mở rộng, Chính phủ Lào đang hướng tới mục tiêu đưa Lào trở thành thủ phủ cà phê của thế giới.

Ngoài cà phê, các tỉnh Nam Lào còn đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản, chủ yếu là quặng

đồng, vàng, boxit,... Những năm gần đây, các tỉnh Nam Lào đã nhận được sựđầu tư lớn từ các nước trong việc khai thác và chế biến khoáng sản, do vậy sản lượng khoáng sản xuất khẩu tăng nhanh cùng với chất lượng khoáng sản do đã được chế biến. Nhờ áp dụng KHCN vào công nghiệp chế biến mà cơ cấu hàng khoáng sản xuất khẩu đã chế biến có sự thay đổi theo hướng tăng dần. Với 65% các mỏ khoáng sản chưa được khai thác ở các tỉnh Nam Lào, dự báo thời gian tới kim ngạch xuất khẩu khoáng sản khu vực này còn tăng lên mạnh mẽ. Tháng 9/2018, tại Bộ Kế hoạch đầu tư Lào đã diễn ra lễ ký Hợp đồng Khai thác và chế biến quặng boxit và xây dựng nhà máy sản xuất aluminat tại huyện Dakchung, tỉnh Sekong giữa Chính phủ Lào và đại diện Tập đoàn đầu tư Việt Phương của Việt Nam. Với tổng trị giá đầu tưước tính 650 triệu USD, đây sẽ là dự án đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay tại Lào (thông tin website của Bộ Kế hoạch đầu tư Lào).

Thêm vào đó, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực. Các mặt hàng truyền thống như cà phê, rau quả, hàng dệt may và sản phẩm từ gỗ cũng được đa dạng hóa chủng loại theo hướng tăng dần sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng quốc tế. Đồng thời các mặt hàng xuất khẩu có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng đã qua chế biến, thay vì chỉ xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế như trước đây.

Một trong những thành tựu khác mà xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh Nam Lào đạt

được, đó chính là chất lượng sản phẩm hàng hóa của các tỉnh Nam Lào tăng lên, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở các tỉnh này nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Ngoài các đặc tính khác biệt do điều kiện tự nhiên và văn hóa dân tộc nơi đây mang lại thì việc cải tiến kỹ thuật chế biến, vận chuyển, mẫu mã sản phẩm, nhãn mác đã giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Nam Lào nâng cao khả năng cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường xuất khẩu thế giới. Thêm vào đó, cùng với việc áp dụng các tiêu chuẩn chung của quốc tế vào sản phẩm tạo ra, hàng hóa xuất khẩu của các tỉnh Nam Lào đang ngày càng đứng vững trên thị trường và tiếp tục chinh phục các thị trường xuất khẩu mới trong khu vực và trên thế giới.

Về cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóađược ban hành trong thời gian qua, đặc biệt khi CHDCND Lào gia nhập WTO và trong giai đoạn chuyển giao khi hình thành AEC đã có tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở các tỉnh miền Nam nước Lào. Có thể khái quát một số nét cơ bản như sau:

- Chính sách xuất khẩu hàng hóa có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tự do hóa từng bước thị trường, khuyến khích xuất khẩu. Điều đó thể hiện ở sự thay đổi, cắt giảm,

ưu tiên về thuế xuất khẩu, mở rộng từng bước tiến tới tự do hóa đối tượng xuất khẩu, giảm dần rồi xóa bỏ giấy phép xuất khẩu, từng bước thu hẹp việc sử dụng hạn ngạch và cuối cùng xóa bỏ hạn ngạch những mặt hàng xuất khẩu.

- Cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa được chuyển dần từ quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách thông qua việc sử dụng linh hoạt các biện pháp kinh tế, các công cụ chính sách thương mại, như thuế, hạn ngạch, hỗ trợ xuất khẩu, tỷ giá hối đoái... việc tăng dần sử dụng các công cụ chính sách kinh tế thay vì các công cụ hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thể hiện đặc điểm chuyển đổi của chính sách xuất khẩu ở các tỉnh Nam Lào.

- Chính sách trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu và thưởng xuất khẩu đã góp phần làm cho xuất khẩu ở Nam Lào có sự gia tăng liên tục trong nhiều năm, tạo ra

được nhiều thị trường mới đầy tiềm năng. Ngoài ra, chính sách trợ giá xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu bớt thua thiệt do giá xuất khẩu giảm, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tiếp tục kinh doanh trong điều kiện kém thuận lợi…Thêm vào đó, thị

trường xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh Nam Lào cũng được mở rộng và đa dạng hơn, cùng với việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, Nam Lào nói riêng, CHDCND Lào nói

chung được ưu tiên hơn, việc xuất khẩu được bảo hộ và có điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới và khu vực.

- Chính sách thị trường, xúc tiến thương mại, trong thời gian qua hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại đã giúp đỡ cho các doanh nghiệp rất nhiều về thị trường, mặt hàng, công nghệ, kỹ thuật kinh doanh và tìm kiếm đối tác, bạn hàng, tổ chức các buổi tọa

đàm, các triển lãm thương mại để giới thiệu sản phẩm xuất khẩu. Hoạt động chính sách hỗ

trợ về thị trường và xúc tiến thương mại đã giúp cho hoạt động xuất khẩu của Lào vừa duy trì được thị trường truyền thống, và không ngừng mở rộng được các thị trường mới nhiều tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)