Kinh nghiệm của một số tỉnh miền Bắc của Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 41 - 42)

Miền Bắc của Campuchia là khu vực bồn địa và đòng bằng được bao quan bởi dãy núi Dangrek; Khí hậu của miền Bắc Campuchia chịu ảnh hưởng của gió mùa, trở thành vùng nhiệt đới ảm và khô theo mùa một cách rõ rệt, mưa nhiều; Hệ thống sông ngòi ở miền Bắc Campuchia khá chằng chịt, tập trung đổ vào hệ thống sông lớn là Tonle Sap hay sông Mê Công, đường phân nước của dãy núi Dangrek trùng khớp với biên giới phía Bắc và Thái Lan.

Miền Bắc của Campuchia hiện nay đang xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu như: hàng may mặc, giày dép, các loại túi xách, ví da, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, hải sản, mủ cao su, gỗ chế biến, gạo, sắn, hạt điều, ngô hạt đỏ, đỗ tương, hạt tiêu, quả xoài, cọ dầu, và một số hàng hóa khác. Tính đến tháng 6/2018, miền Bắc của Campuchia đạt sản lượng xuất khẩu cao nhất là hàng may mặc chiếm tỷ trọng 71,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu; Hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng 4,7% giá trị hàng xuất khẩu; Hàng hóa xuất khẩu khác chiếm tỷ trọng là 23,8% giá trị hàng xuất khẩu .

Chỉ trong thời gian gần 10 năm (2004-2012) tăng trưởng năng suất thu hoạch của tất cả các loại cây trồng ở Campuchia đạt 4%, đưa quốc gia này trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo. Hơn nữa chi phí sản xuất của Campuchia thấp khiến cho Campuchia thúc đẩy được xuất khẩu để cạnh tranh với những quốc gia trồng lúa gạo khác như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar. Hiện nay Campuchia đã xuất khẩu gạo tới 63 thị trường trên thế giới, bao gồm cả những nước có tiêu chuẩn khắt khe như Mỹ và Châu Âu.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này đó là vào thập niên 2000, chính quyền Phnom Pênh bắt đầu dần chuyển hướng, áp dụng công nghệ và chú trọng hơn trong việc quy hoạch ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu. Sản lượng lúa gạo của nước này ngay lập tức tăng từ khoảng 40.000 tấn (năm 2010) lên gần 400.000 tấn (năm 2013). Campuchia đã tăng cường xuất khẩu lúa chất lượng cao nhằm đem lại lợi nhuận cho người dân, qua đó kích thích ngành nông nghiệp nội địa phát triển. Bên cạnh đó chi phí công nhân rẻ khiến cho các sản phẩm lúa chất lượng cao của nước này có mức lợi nhuận cao hơn các đối thủ khác.

Nhận thấy ngành nông nghiệp trong nước không thể vượt qua những “ông lớn” như

Thái Lan hay Việt Nam, chính phủ Campuchia đã hướng đến xuất khẩu loại sản phẩm lúa gạo chất lượng cao ít cơ giới hóa, ít phân bón hóa họa và được trồng thủ công bằng tay.

Thêm vào đó, Campuchia cũng tích cực tìm hiểu nhiều thị trường khác nhau nhằm cải thiện hệ thống marketing, xây dựng thương hiệu, đóng gói,… để tăng sản lượng xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 41 - 42)