Một số kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh miền Nam của Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 42 - 46)

Miền Nam của nước Lào là khu vực có diện tích đất đai lớn, khí hậu nóng ẩm, có nhiều thác nước chảy qua, hệ thống sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc sản xuất các loại nông sản. Bên cạnh đó, dân cưđông nguồn lao động dồi dào vào nhiều tài nguyên khoáng sản giúp khu vực này phát triển được các ngành công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các tỉnh miền Nam của Lào cần học hỏi các nước đang phát triển khác trên thế giới và trong khu vực, từđó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào đẩy mạnh xuất khẩu ở miền Nam của Lào. Cụ thể:

Một là, Chính phủ Lào cần sớm định hình một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ

và chi tiết để tạo lập cơ sở hoạt động cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Hệ thống văn bản hiện tại của nước Lào còn một số những hạn chế, chưa giúp cho các tỉnh miền Nam của nước Lào bung hết được tiềm lực của mình đểđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, những chính sách về thủ tục hải quan, thuế quan cũng cần phải được chú trọng điều chỉnh, đổi mới, tăng cường áp dụng các biện pháp khai báo hải quan đơn giản, thuận tiện, thông quan nhanh, giúp cho việc xuất khẩu được thuận lợi, đảm bảo chất lượng của nông sản xuất khẩu sang thị trường nước ngoài không bị hư hỏng do chờ làm thủ tục hải quan quá lâu. Các chính sách thuế quan cũng cần được chú trọng để có những chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế,… cho phù hợp, giúp cho thương nhân trong nước có những hỗ trợ tốt nhất để thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra, Chính phủ Lào cần mở rộng tham gia, ký kết các hiệp định song phương, đa phương, khu vực, để có những chính sách cắt giảm thuế quan tối đa khi các nước khác nhập khẩu sản phẩm từ nước Lào, tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài ưu tiên lựa chọn mua hàng hóa từ nước Lào.

Hai là,cần có chiến lược nâng cao chất lượng hàng hóa, đồng thời sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, và nhu cầu của người tiêu dùng nước xuất khẩu tới. Các tỉnh miền Nam của nước Lào hiện tại đang tập trung vào sản xuất các loại nông sản: cà

phê, cao su, gạo, chuối, đào, dứa,… và một số loại nông sản khác. Các sản phẩm này hiện

đang là những sản phẩm chủ lực của Lào nói chung và các tỉnh miền Nam nước Lào nói riêng, những sản phẩm này đều đã trở thành những sản phẩm thiết yếu. Yêu cầu đặt ra trước mắt là Chính phủ Lào cần có những chính sách đào tạo chuyên môn, tập huấn các kỹ

năng, thúc đẩy sản xuất tốt các sản phẩm hỗn trợ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ

sâu,… nhằm sản xuất tốt các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, tăng cao chất lượng của sản phẩm, từđó khẳng định tên tuổi và thương hiệu của Lào trên trường quốc tế với những sản phẩm chủ lực đi đầu với chất lượng tốt nhất.

Hơn nữa, với sự phát triển của KHCN, các sản phẩm được sản xuất vô cùng nhiều với những mẫu mã, chất lượng, giá cảđa dạng. Tuy nhiên, để khẳng định tên tuổi và vị thế

của một doanh nghiệp, một khu vực, một đất nước, thì chất lượng sản phẩm chính là yếu tố làm nên thương hiệu. Giữa những sản phẩm, hàng hóa vô cùng đa dạng với chất lượng trung bình như nhau, khi các doanh nghiệp của các tỉnh Nam Lào đưa ra các sản phẩm với chủng loại tương tự nhưng chất lượng tốt hơn, được chú trọng hơn thì chắc chắn sẽ thu hút

được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp mình hơn, tăng cường hợp tác, mua bán ngoại thương, tăng kim ngạch xuất khẩu ổn định, bền vững.

Ba là, thực hiện chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Chính phủ của nước Lào nói chung và chính quyền các tỉnh miền Nam nước Lào nói riêng cần đưa ra được những chính sách phù hợp để hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu. Ví dụ có thể kểđến như hoàn thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm thuế

xuất khẩu khi các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, đưa ra những chương trình khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu như chính sách về lao động cho người lao động trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu; chính sách về đưa ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu…

Ởđịa phương, có thểđưa ra các biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, như: Giảm tiền thuê đất, tiền thuếđất cho những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Tổ chức các buổi đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng hàng hóa; đưa ra các quy trình hành chính liên quan đến thuế, hải quan thuận tiện, dễ dàng cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động xuất khẩu,… Nhờ có những sự hỗ trợ trên mà tạo

động lực cho các doanh nghiệp của các tỉnh miền Nam nước Lào đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Bốn là, tăng cường hợp tác quốc tế, giao lưu thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính quyền các tỉnh Nam Lào cũng như Chính phủ Lào cần tích cực, chủđộng tham gia vào các diễn đàn khu vực và thế giới nhằm tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng và quảng bá rộng rãi sản phẩm xuất khẩu. Ngày nay, thế giới đang không ngừng phát triển về mọi mặt, các diễn đàn khu vực và quốc tếđược mở ra nhằm cho các doanh nghiệp, các quốc gia giao lưu, học hỏi và đặc biệt quan trọng là tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Một diễn đàn, bao gồm nhiều đối tượng với những nhu cầu cung – cầu khác nhau, một doanh nghiệp có thể họđang cần bán một mặt hàng trong diễn đàn đó, nhưng ngược lại họ có thể

mua nhiều loại hàng hóa khác nhau được bán từ các nhà cung cấp khác trong diễn đàn, vấn

đề quan trọng nằm ở chỗ, họ có biết đến doanh nghiệp của bạn hay không, chất lượng sản phẩm ra sao và giá cả có đủ cạnh tranh với các nhà cung cấp khác hay không. Diễn đàn đó giống như một cái chợ lớn, với nhiều nhà cung cấp và nhiều người mua khác nhau, và họ

cũng đến từ những quốc gia khác nhau, việc đẩy mạnh hợp tác mua bán ngoại thương thông qua tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ các diễn đàn còn giúp cho doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, giúp cho nhiều thương nhân nước ngoài biết đến sản phẩm của doanh nghiệp các tỉnh miền Nam nước Lào.

Cùng với đó, Chính phủ và các cơ quan ban ngành của Lào nên thường xuyên tổ

chức các chuyến thăm cấp cao tới các quốc gia trên thế giới. Việc viếng thăm các quốc gia trên thế giới là một hoạt động ngoại giao mang tính cơ bản và cần thiết để đưa hình ảnh của đất nước lên trường quốc tế, thông qua các chuyến thăm cấp cao, có thể thông qua đó

để các thương nhân khác biết đến, quan tâm đến các sản phẩm mang thương hiệu của Lào

đang nổi tiếng, từ đó kích thích nhu cầu tiêu thụ của thương nhân. Bên cạnh đó, Lào cần

đẩy mạnh các chuyến thăm tới các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam,… tiếp cận gần hơn với các sản phẩm mà Lào sản xuất, bên cạnh đó, giao thông thuận tiện, các thủ tục hải quan đơn giản, khoảng cách địa lý không quá xa giúp cho chi phí vận chuyển

được giảm thiểu tối đa, thúc đẩy các nước láng giềng nhập khẩu những sản phẩm mà Lào

đang cung cấp và đã có chỗđứng trên trường quốc tế: gạo, cà phê, cao su,… Vì vậy, chính phủ Lào cần có những kế hoạch cho những chuyến thăm cấp cao tới các nước trên thế giới,

đặc biệt là những nước có tiềm năng phát triển đểđẩy mạnh xuất khẩu.

Năm là, tổ chức nhiều hội chợ triển lãm quốc tế. Hội chợ triển lãm chính là nơi mà các thương nhân được trưng bày, quảng các các sản phẩm mà mình sản xuất, gia công hoặc buôn bán. Tại hội trợ sẽ có đông đảo thương nhân và khách đến thăm quan, điều này giúp cho hàng hóa mà các tỉnh miền Nam nước Lào sản xuất ra được quảng bá rộng rãi đến

những người tiêu dùng tiềm năng, từ đó nhân tố “cầu” tăng mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu

Sáu là, tạo sự liên kết các doanh nghiệp của các tỉnh Nam Lào cùng xuất khẩu hàng hóa và liên kết giữa doanh nghiệp của các tỉnh Nam Lào với các đối tác. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp của các tỉnh miền Nam nước nào cùng xuất khẩu hàng hóa chính là hoạt

động móc nối các doanh nghiệp lại nhằm tạo ra cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu, từ việc liên kết đó có thể có được những đơn hàng lớn và giá thành cao, mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho khu vực và đất nước. Ngoài ra, cần chú trọng đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp của khu vực với các đối tác, đối tác chính là bạn hàng thường xuyên, quan trọng để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh trong khu vực, ngoài ra các đối tác cũng có thể trở thành những người quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp trong khu vực Nam Lào ra thị trường quốc tế, giới thiệu các bạn hàng khác biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp.

Chương 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH MIỀN NAM LÀO GIAI ĐOẠN 2008 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 42 - 46)