Những cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu của các tỉnh miền Nam Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 80 - 82)

Lào giai đoạn đến năm 2025

- Bối cảnh trong nước:

Trong những năm vừa qua đất nước Lào đã có sựổn định về chính trị và trật tự xã hội; khả năng và trình độ sản xuất của ngành kinh tếđã được cải thiện và ngày càng vững chắc, kinh doanh đã từng bước sát với thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước đã dần dần được mạnh lên. Cùng với đó, Chính phủđã có sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển kinh tế của các tỉnh miền Nam nước Lào, đẩy mạnh đầu tư

vào công nghiệp và dịch vụở khu vực này. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của khu vực đã có sự chuyển đổi tích cực,phát huy được thế mạnh của từng ngành trong khu vực. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế của Nam Lào đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trưởng quốc tế. Thể chế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Hiện nay, Lào đang hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, tạo điều kiện phát triển mới cho đất nước Lào, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.

Hơn thế nữa, nước Lào là nước duy nhất ởĐông Nam Á có biên giới giáp 5 nước trong khu vực, với vị trí đặc biệt của mình đã tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa Lào với các nước láng giềng, các nước ASEAN. Đặc biệt Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho việc phát triển thương mại. Các tỉnh Nam Lào có tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích rừng tự nhiên còn lớn và đa dạng hiện đang trong quá trình quy hoạch và khai thác. Với những đặc điểm độc đáo riêng biệt, hàng hóa của Lào hoàn toàn có thể cạnh tranh được trong thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế của đất nước Lào hiện nay còn nhỏ bé và khó có thể phát triển kinh tế với nhịp độ nhanh chóng được. Thực tế nhận ra rằng, cơ chế, chính sách tài chính - tiền tệ của đất nước này còn yếu kém và khó khăn; về phát triển cơ sở hạ tầng trong nhiều năm nay còn ở trình độ thấp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế; khả năng cạnh tranh và giành lấy khoa học từ nước ngoài còn hạn chế. Khắc phục được những hạn chế này sẽ giúp nước Lào nói chung, khu vực Nam Lào nói riêng có thể hòa

nhập được với thị trường thế giới một cách nhanh chóng, việc xuất khẩu hàng hóa ra thế

giới cũng có nhiều thuận lợi hơn, kinh tế Lào có thể từng bước phát triển và hội nhập.

- Tình hình kinh tế thế giới:

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và ngày càng đạt mức tăng trưởng cao. Trung Quốc cùng với ASEAN, Mỹ và các nước đang phát triển cũng đi vào thếổn định và phát triển với tốc độ cao. Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với thương mại phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xuất nhập khẩu của các nước đang và chậm phát triển. Quan hệ hợp tác khu vực của các nước ASEAN, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ hợp tác song phương giữa Lào với Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan đã giúp Lào khắc phục các nhược điểm vềđịa lý và trình độ kinh tếđểđầu tư phát triển đất nước, tác động tích cực đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, sự phát triển nhanh của khoa học – công nghệ, xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó nổi bật là tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển mạnh sang phát triển các công nghiệp tri thức, các ngành dịch vụ…đều tác động mở ra cơ hội phát triển và các thách thức không nhỏđối với quá trình phát triển thị trường xuất khẩu của Lào.

Trong xu thế chung của tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu và sự tham gia của các nước vào tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu, thương mại thế giới đang vận động theo một số xu hướng cơ bản như: Cải cách thương mại sẽ ít mang tính đơn phương và thay vào đó là các thoả thuận đa phương dưới sự hỗ trợ của WTO là xu hướng hàng đầu của thương mại thế giới; gia tăng các thoả thuận tự do hóa thương mại song phương, ở mức

độ cao hơn thoả thuận về ưu đãi thuế quan (MFN) hay thoả thuận đa phương, kéo theo những thay đổi lớn trong cục diện mậu dịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, sẽ dẫn đến cho Lào đang hội nhập ở mức độ thấp; tranh chấp thương mại sẽ chủ yếu được giải quyết bằng thương lượng, giảm tối đa các biện pháp đe doạ trừng phạt kinh tế và thương mại.

Sự chuyển dịch trung tâm thị trường từ Tây sang Đông, trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một điểm sáng mới; thị trường hàng hóa thế giới ngày càng trở nên

đa dạng và bị phân đoạn; cạnh tranh trên thị trường hàng hóa thế giới sẽ diễn ra ngày càng gay gắt trên cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa. Sau khủng hoảng tài chính, kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông Á đã và đang phục hồi đà phát triển với khả năng cạnh tranh được tăng cường, và với xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp

phần làm tăng luồng vốn đầu tư ra nước ngoài và tạo điều kiện để Lào tăng xuất khẩu sang các nước này. Ngoài ra, các yếu tố tài chính, tiền tệ, trong đó đặc biệt phải kể tới sự mất giá của đồng Đô-la Mỹ, cùng với thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng khu vực tiếp tục gây sức ép đáng kểđối với sự phát triển kinh tế và thương mại toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)