Thực trạng xuất khẩu của các tỉnh miền Nam Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 59 - 71)

2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Trong giai đoạn 2008-2018 với chính sách đổi mới, mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh miền Nam Lào đã có những bước tiến vượt bậc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở khu vực này đã có mặt trên thị trường của gần 100 quốc gia trên thế giới. Không chỉ về số lượng mà chất lượng và chủng loại các mặt hàng

đã có những cải thiện đáng kể. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã dần dần được thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Xuất khẩu hàng hóa đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội của CHDCND Lào. Dưới đây là những số

liệu tác giảđã tổng hợp được trong niên giám thống kê của Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công nghiệp và thương mại qua các năm và tính toán mức tăng tưởng hàng năm theo trị giá xuất khẩu.

Bảng 2.3. Quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh miền Nam Lào giai đoạn 2009-2018

Đơn vị: Triệu USD

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trị giá XK 322,62 332,46 354,62 402,13 425,37 486,31 455,95 496,09 568,09 590,47 Mức tăng trưởng hàng năm -12,00 2.96 6,25 11,82 5,46 12,53 -6,67 8,09 12,68 3.79

(Nguồn: Niên giám thống kê của Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công nghiệp và thương mại Lào)

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp và thương mại Lào cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh miền Nam Lào là 334,885 triệu USD, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt 590,474 triệu USD, tăng 255,589 triệu USD. Nhìn chung, tính tới năm 2018, kim ngạch xuất khẩu tăng 176,32% so với năm 2008. Như vậy về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh miền Nam Lào còn chậm và chưa có sựổn định trong thời gian từ năm 2008 - 2018.

Theo Bảng 2.3, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở các tỉnh Nam Lào bị không tăng lên liên tục, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu ở khu vực này là khoảng 322,62 triệu USD, giảm 12% so với năm 2008, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng còn nhẹ, chỉ 2,96%. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả như

vậy là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến giá của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Lào, đặc biệt là cà phê và một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu là 354,62 triệu USD, tăng lên 6,25% so với năm 2010, năm 2012 tăng lên 11,82% so với năm 2011. Có thể thấy, sau khi kinh tế thế giới dần đi vào ổn định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở các tỉnh Nam Lào lại đạt được những thành tựu đáng kể. Thêm vào đó, việc Lào chính thức trở thành thành viên của WTO trong thời gian này đã tạo ra nhiều thị trường mới cho Lào trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở mức 486,31 triệu USD, tăng 12,53% so với năm 2013. Đây là một trong những năm các tỉnh Nam Lào đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, thể hiện sự phát triển cả về quy mô và chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu ở các tỉnh phía nam này. Đặc biệt, từ năm 2016-2018, kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh Nam Lào tăng vượt bậc, một phần nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu được đảm bảo do sự gia nhập AEC của CHDCND Lào vào tháng 12/2015. Đểđạt được kết quảđó,

không thể không kểđến các giải pháp của các cơ quan chức năng trên địa bàn các tỉnh Nam Lào để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể, thời gian qua, Hải quan Nam Lào

đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Với việc thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan tựđộng, Hải quan Nam Lào giúp doanh nghiệp giảm thủ

tục thông quan xuống nhiều giờ, từđó thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thay vì tìm kiếm nhu cầu hàng hóa trong nước với lợi nhuận ít hơn do cạnh tranh mạnh giữa các doanh nghiệp.

Theo thông tin từ Cục Hải quan, tình hình xuất khẩu của các tỉnh miền Nam nước Lào những năm gần đây tương đối nhộn nhịp do nhu cầu hàng hóa của các nước tăng cao, chủ yếu là một số mặt hàng như cà phê, rau quả, khoáng sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,...

2.2.2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nam Lào

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ

lực của các tỉnh Nam Lào. Với diện tích đồng cỏ lớn, ngành chăn nuôi của các tỉnh Nam Lào đang rất phát triển tuy nhiên, công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi chưa đạt hiệu quả nên ngành chăn nuôi chưa đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu ở khu vực này. Thay vào đó, có thể nói, các tỉnh Nam Lào đứng đầu cả nước với sản lượng cà phê và rau quả xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả, công nghiệp, gỗ và khoáng sản cũng tăng lên theo từng năm, thể hiện sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc cả các tỉnh Nam Lào những năm gần đây. Cụ thểđược thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Quy mô kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009-2018 của một số mặt hàng xuất khẩu của các tỉnh miền Nam Lào

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Giá trị KN Tỷ trọng (%) Giá trị KN Tỷ trọng (%) Giá trị KN Tỷ trọng (%) Giá trị KN Tỷ trọng (%) Giá trị KN Tỷ trọng (%) Tổng KN 332,46 100 402,13 100 486,31 100 496,09 100 590,47 100 Nông sản 26,77 8,05 76,07 18,92 77,98 16,04 89,45 18,03 147,71 25,01 Lâm sản 4,21 1,27 5,21 1,29 7,52 1,55 4,38 0,88 1,09 0,18

Gỗ 29,76 8,95 37,58 9,34 45,34 9,23 21,91 4,42 10,11 1,71 Khoáng sản 167,45 50,37 165,02 41,03 201,26 41,39 221,71 44,69 249,54 42,26 Công nghiệp chế biến 52,22 15,71 56,33 14 73,14 15,04 78,24 15,77 72,21 12,23 Điện 39,99 12,40 46,21 11,49 49,16 10,1 52,01 10,48 57,02 9,66 Hàng khác 12,06 3,63 16,25 4,04 18,23 3,75 28,39 5,72 51,79 8,77

(Nguồn: Thống kê của Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công nghiệp và thương mại Lào)

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của các tỉnh Nam Lào đã có xu hướng chuyển dịch theo

đà tăng dần lên của các sản phẩm chế biến, và giảm dần việc xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, và nguyên liệu như giai đoạn trước đây. Trong tương lai, với xu hướng xuất khẩu theo hướng xuất các sản phẩm chế biến thay vì nguyên liệu thô, sẽ tạo điều kiện cho việc tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu, và tăng nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Điều này, tạo cơ sở ổn định, phát triển hoạt động sản xuất, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, và tiến tới tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu ra các thị trường mới và thị trường tiềm năng.

Khoáng sản: Đối với khoáng sản, kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến nay cho thấy khu vực các tỉnh Nam Lào có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 200 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý

nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong đó, phải kể đến như vàng, quặng đồng, sắt, thép, boxit,...đặc biệt khu vực dọc sông Xekong thuộc tỉnh Attapeu có nhiều mỏ vàng, mỏ boxit đang được khai thác (Bộ năng lượng và Mỏ Lào 2010, tr.1).

Phân tích Bảng 2.4 cho thấy, mặt hàng khoáng sản hiện đang đóng góp vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu cao nhất ở các tỉnh Nam Lào. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản ở mức 167,45 triệu USD, đến năm 2018 tăng lên đến 249,54 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoáng sản trong giai đoạn 2008-2018 tính năm 2008 là năm gốc, tốc độ tăng trưởng giai đoạn khoảng 166,36%. Con số này so với tiềm năng vốn có của khu vực vẫn là con số nhỏ, các tỉnh Nam Lào xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản thô như

quặng đồng, quặng sắt, boxit,... Tuy nhiên, xét về tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thì tỷ trọng xuất khẩu khoảng sản không có tăng lên, năm 2010

hàng khoáng sản chiếm 50,37% đến năm 2018 chỉ chiếm 42,26%. Nguyên nhân trong những năm gần đây, Chính phủ Lào hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, đẩy mạnh xuất khẩu các loại khoáng sản đã qua chế biến.

Khu vực Nam Lào là một trong số ít khu vực có tiềm năng khoáng sản lớn nhất cả

nước, hiện tại còn nhiều mỏ khoáng sản còn chưa được tiến hành khai thác. Dự kiến đến năm 2020, ngành khai khoáng ở các tỉnh Nam Lào sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực phát triển kinh tếở khu vực này. Để hiện thực hóa mục tiêu, Chính phủ Lào đang tích cực thúc

đẩy các công ty đã nhận được quyền đặc nhượng khai thác khoáng sản nhưng chưa tiến hành khai thác hoạt động một cách hiệu quả, đồng thời tìm kiếm giải pháp hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường quá trình chế biến và tinh luyện khoáng sản để gia tăng giá trị của mặt hàng này trước khi xuất khẩu.

Công nghiệp chế biến: Các mặt hàng công nghiệp có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

đứng thứ 2 ở các tỉnh Nam Lào, nhưng đây không phải là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

ở khu vực này. Với đặc điểm dân cưđông đúc, nguồn lao động dồi dào là thế mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp như dệt may, giày dép, tiểu thủ công, công nghiệp giấy,... Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp cũng tăng lên đáng kể từ 65,45 triệu USD năm 2009 đến năm 2017 là 93,99 triệu USD và năm 2018 là 72,21 triệu USD.

Điện: Tiếp theo là mặt hàng điện, hiện nay Chính phủ Lào đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển ngàng năng lượng, trong đó chủ yếu là thủy điện. Sản lượng điện của các tỉnh Nam Lào những năm gần đây tăng lên liên tục, trong đó hơn 85% lượng điện là để xuất khẩu. Chính phủ cũng đã ký các thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu khả thi mua bán điện với các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc. Chính những thỏa thuận này đì hỏi Cjhinhs phủ Lào và chính quyền địa phương các tình Nam Lào đẩy mạnh chiến lược và ra các chính sách khuyến khích phát triển thủy điện trong các vùng. Đểđạt được những mục tiêu trên, Chính phủ Lào đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp điện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên các tỉnh Nam Lào, hiện nay Nam Lào là khu vực đứng thứ 3 cả nước về xuất khẩu điện, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ngành

điện ở khu vực này giai đoạn 2008-2018 là 126,71%. Hiện nay, sông Xekong là nơi cung cấp lượng nước lớn cho phát triển thủy điện với các nhà máy thủy điện đã và đang được

đầu tư xây dựng như: Sekaman 3, Sekaman 4, Sekong 3, Sekong 4, Sekong 5, và nhiều dự

Lâm sản và gỗ: So với các mặt hàng trên, lâm sản và gỗở các tỉnh Nam Lào cũng

được xuất khẩu nhiều, đặc biệt là gỗ thô. Với 62% diện tích rừng trên tổng diện tích toàn khu vực, các tỉnh Nam Lào có thế mạnh rất lớn sản xuất và chế biến lâm sản, đặc biệt là gỗ. Hai tỉnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ lớn ở Nam Lào là Chempasak với 1.029.554 ha rừng, tỉnh Attapeu có hai khu rừng rậm là rừng rậm Dong Ampham và rừng rậm Xepaine, rừng có đa dạng sinh học với các loại gỗ có hiệu quả kinh tế cao, thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và lâm sản khác (Nolintha 2012, tr.68).

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Lào đã ban hành Quyết định số 41/TTg về việc giao quyền cho các tỉnh, thành phố nghiên cứu cấp phép xuất khẩu gỗ trồng là gỗ tròn và gỗ xẻ. Theo đó, để phù hợp với chính sách của Chính phủ trong việc trồng cây làm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia sản xuất giảm thiểu các công đoạn không cần thiết trong quá trình xuất khẩu gỗ trồng, Chính phủ

Lào đã giao nhiệm vụ cho từng cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu cấp giấy phép xuất khẩu gỗ và lâm sản. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng nhanh trong hai năm 2014 và 2015. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gỗ của các tỉnh Nam Lào là 45,34 triệu USD, tăng 10,19% so với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu lâm sản là 7,52 triệu USD, tăng 6,69% so với năm 2013. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng lên 48,92 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu lâm sản là 8.06 triệu USD. Tuy nhiên, đến tháng 5/2016, ở

Lào có lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ (các loại gỗ thô chưa được chế biến thành các sản phẩm từ gỗ) để giảm thiểu các lô gỗ bất hợp pháp tràn lan và phổ biến rộng rãi bên ngoài biên giới Đông Nam và các quốc gia châu Á, là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước Lào trong năm 2016 đến nay. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗở Nam Lào giảm xuống còn 21,9 triệu USD, năm 2018 là 10,11 triệu USD giảm 79,33% so với năm 2015. Cùng với việc giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu gỗ

và lâm sản những năm gần đây liên tục giảm trong cơ cấu hàng xuất khẩu ở Nam Lào. Năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu gỗ là 8,95%, đến năm 2014 là 9,23% nhưng đến năm 2016 giảm xuống còn 4,42% và đến năm 2018, tỷ trọng xuất khẩu gỗ chỉ còn 1,71%. Như vậy ba năm gần đây, các tỉnh Nam Lào chỉ xuất khẩu các sản phẩm lâm nghiệp được sản xuất, chế biến từ gỗ mà không xuất khẩu gỗ thô. Lệnh cấm này đã hạn chếđược tình trạng khai thác gỗ

bừa bãi, đảm bảo nguồn tài nguyên rừng được bảo vệ, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trong thời gian vừa qua, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Để tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản được cải thiện, thời gian tới Chính phủ Lào cần có những biện pháp khắc phục triệt để hơn.

Thực tế những năm gần đây, khu vực Nam Lào xuất khẩu gỗ vẫn chưa có sự tập trung hóa, việc xuất khẩu tản mạn, trong đó có một số mặt hàng gỗ xuất khẩu chính như: Gỗ nguyên liệu bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván dán, gỗ ghép thanh...); Sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (ngoại thất), các thị trường nhập khẩu gỗ ít quan tâm đến các loại đồ gỗ

ngoài trời, trừ một số nước Đông Nam Á sử dụng một vài loại sản phẩm như bàn ghếđểở sân, vườn, song lại chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ lũa, gốc cây...; Đồ gỗ nội thất bao gồm nội thất phòng ngủ (giường, tủ áo, bàn phấn, bàn trang điểm...), nội thất phòng khách (bàn, ghế

phòng khách, sofa, kệ tivi, tủ gương, tủ góc,...), nội thất văn phòng là các sản phẩm có tốc độ

tăng trưởng cao trên thị trường xuất khẩu hiện nay...

Nông sản: Là khu vực có khí hậu ôn đới và điều kiện đất đai tốt phù hợp với trồng và sản xuất các loại rau quả như: bắp cải, cải thảo, khoai tây, khoai lang, gừng, susu, cà rốt... Thời gian qua phần lớn các tỉnh Nam Lào trồng cà phê, rau quả, mía đường và chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 59 - 71)