Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 77 - 80)

* Nguyên nhân khách quan:

- Các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường quốc tếảnh hưởng xấu đến thị trường xuất khẩu của các tỉnh Nam Lào. Chính phủ Lào chưa có cơ chế, chính sách để

giúp đất nước Lào nói chung và các tỉnh miền Nam nói riêng tránh khỏi những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Bên cạnh đó, khả năng dựđoán và phân tích biến động thị trường thế giới của Lào còn yếu kém, nên chưa có những chuẩn bị và phương án khắc phục cho hoạt động xuất khẩu của các tỉnh miền Nam trước những nguy cơ của thế giới.

- Cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn (như chống bán phá giá, tiêu chuẩn môi trường,…) gây khó khăn không nhỏ cho phát triển thị trường xuất khẩu. Các rào cản thuế quan chặt chẽ như: giấy chứng nhận xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, kiểm dịch,… là những thử thách lớn đối với hàng hóa của khu vực này. Việc các nước nhập khẩu yêu cầu chặt chẽ về những điều kiện trên khiến cho tình hình xuất khẩu của các tỉnh miền Nam Lào bị ngưng trệ lại do cần có thời gian để xin những giấy tờ trên.

- Đất nước Lào nói chung và các tỉnh miền Nam của Lào nói riêng không có cảng biển, việc xuất khẩu phải quá cảnh qua các nước khác làm tăng giá thành của hàng hóa xuất khẩu, không thu hút được người mua. Vì điều kiện tự nhiên không giáp biển, việc xuất

khẩu của Lào chủ yếu sử dụng đường bộ qua biên giới và đường hàng không. Vì vậy các tỉnh miền Nam của Lào chỉ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước láng giềng, việc xuất khẩu sang các nước khác phải quá cảnh qua các nước láng giềng có cảng biển, khiến cho thời gian xuất khẩu lâu hơn vì cần có thời gian chờ làm thủ tục hải quan và tốn kém nhiều chi phí.

* Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về vai trò của việc xuất khẩu nông sản của cán bộ, giới doanh nhân, quần chúng nhân dân còn hạn chế, chưa có những kiến thức đúng đắn cũng như những quy

định về sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nền kinh tế của Lào nói chung và các tỉnh miền Nam nói riêng ban đầu là theo cơ chế tự cung tự cấp, chủ yếu sản xuất để tiêu thụ trong nước, chưa có nhiều giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau này, khi cán bộ, doanh nhân và người dân ý thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế khu vực và đất nước, nên hoạt động xuất khẩu đã được tiến hành, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

- Do nước CHDCND Lào đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý

tập trung sang cơ chế thị trường, những hạn chế về nhân lực, tài lực đã gây cản trởđáng kể đến hiệu quả của các nỗ lực hội nhập và phát triển thị trường kể từ khi Lào mở cửa.

- Năng lực dự báo, nhận biết chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ

quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới nói chung và sự thay đổi trong khu vực nói riêng của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng, phát triển thị trường khó khăn.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu và thiếu đồng bộ so với nhiều nước khác trên thế giới. Chính điều này khiến cho các sản phẩm của các doanh nghiệp ở

miền Nam rất do khó để cạnh tranh được với các nước khác, từđó không mở rộng được thị

trường xuất khẩu, thậm chí là mất đi cơ hội mở rộng thị trường.

- Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu dài hạn, toàn diện mới ở bước đầu, chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng, nhất là chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm, thiếu kinh nghiệm; chưa đủ cơ sở, trình độ để xây dựng các kế hoạch, biện pháp phát triển xuất khẩu năng động, hiệu quả, cụ thể là chưa có chương trình phát triển các mặt hàng, thị

- Sự hiểu biết về tình hình nước ngoài còn nhiều hạn chế. Do hệ thống thông tin thị

trường còn yếu kém, chưa được chú trọng đầu tư phát triển, nên các thông tin quốc tếđược cập nhật khá chậm và có nhiều thiếu sót, vì vậy không có đủ số liệu để thống kê, phân tích,

đánh giá tình hình phát triển của thị trường thế giới, đồng thời không đưa ra được dự báo chính xác về tình hình của thị trường quốc tế, điều này ảnh hưởng rất lớn để việc đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH MIỀN NAM LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 77 - 80)