Đặc điểm về kinh tế xã hội các tỉnh miền Nam của Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 48)

Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh miền Nam Lào có xu hướng tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp (đặc biệt là 3 tỉnh phía Đông) so với các tỉnh khác trong khu vực miền trung và cả nước. Tổng sản phẩm trong khu vực có mức tăng trưởng và từng bước phát triển.

Trong thời gian qua tuy cơ cấu kinh tế có sự thay đổi không đáng kể nhưng có xu hướng tốt và dần tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa bằng việc từng bước cung cấp dịch vụ, bảng 2.2 cho thấy điều đó. Về cơ cấu kinh tế trong GDP của các tỉnh Nam Lào trong thời gian qua cơ bản là thỏa đáng, tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh của nước, trong những năm tới các tỉnh Nam Lào hoàn toàn có thểđạt được mức tăng trưởng cao hơn nữa nếu khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, kết cấu hạ tầng, chính sách…

Cơ cấu tổng sản phẩm GDP ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã có sự thay

đổi và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của kinh tế trong giai đoạn 2008-2018. Tỷ trọng công nghiệp của các tỉnh Nam Lào giai đoạn này có xu hướng tăng lên một chút, điển hình năm 2008 chiếm 19.12% của GDP, đến năm 2015 tăng lên chiếm 20.50% của GDP và đến năm 2018 đạt 22.04%. Mặc dù đã có sự tăng lên, song quy mô công nghiệp còn rất khiêm tốn, cần phải có chính sách đẩy mạnh hơn nữa ngành này ở các tỉnh Nam Lào. Trong khi

giảm xuống 47.61% đến năm 2018. Về ngành dịch vụ thì có xu hướng tăng dần, năm 2008 là 25.50%/GDP và đến năm 2018 vẫn tăng lên liên tục khoảng 30.35% của GDP.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh miền Nam Lào giai đoạn 2008-2018 và dự tính

đến năm 2020

Đơn vị tính: %

Năm Tổng số Chia ra

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2008 100.00 55.38 19.12 25.50 2009 100.00 53.62 21.00 25.38 2010 100.00 54.10 19.32 26.58 2012 100.00 53.12 19.10 27.78 2014 100.00 51.19 19.85 28.96 2015 100.00 49.10 20.50 30.40 2016 100.00 50.52 20.31 29.17 2017 100.00 48.23 21.45 30.32 2018 100.00 47.61 22.04 30.35 Dự tính 2020 100.00 44.50 22.50 30.40

(Nguồn: Thống kê của Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào)

Với những tiềm năng về tự nhiên và xã hội đó, phát triển xuất khẩu một số mặt hàng

đặc biệt là nông sản, khoáng sản của các tỉnh Nam Lào đang dần được đẩy mạnh. Trong

đó, một số mặt hàng được xuất khẩu mạnh gần đây như: cà phê, gạo, rau quả, điện, quặng

đồng, gỗ thô,...

Trong những năm vừa qua, CHDCND Lào đã tiến hành phát triển kinh tế - xã hội về mọi mặt. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, CHDCND Lào chủ yếu tham gia vào Cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC), đầu tư ASEAN, mở rộng dịch vụ ASEAN và AFTA với đối tác đàm phán như: Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Thương mại tự do ASEAN- Nhật Bản, Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc, Thương mại tự do ASEAN-Úc- Newzealand và Thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ. CHDCND Lào có thể cạnh tranh được về mặt kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, những dự án từ các nước thành viên ASEAN cũng như sự hỗ trợ từ các nước đàm phán để phát triển CHDCND Lào. Những điều kiện

đó đã góp phần rất lớn và quan trọng trong việc tăng cường sự sản xuất sản phẩm, sựđầu tư, thu hút khách du lịch vào CHDCND Lào… việc tham gia AFTA, đầu tư ASEAN, mở

rộng dịch vụ ASEAN và lĩnh vực kinh tế ASEAN với một số đối tác đàm phán đã nói ở

bên trên là tạo cơ hội để phát triển thị trường xuất khẩu và được ưu tiên thương mại cả hai bên và nhiều bên. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng kinh tế của nước CHDCND Lào nói chung

và các tỉnh Nam Lào nói riêng cũng đã được củng cố và phát triển như: Về mặt giao thông - vận tải, viễn thông, hệ thống thủy lợi, sân bay, tàu hỏa… Những lĩnh vực này đã trở thành tiềm năng hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đối với sự phát triển xuất khẩu của các tỉnh Nam Lào trong điều kiện hình thành AEC.

2.2. Thực trạng xuất khẩu của các tỉnh miền Nam Lào trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018

2.2.1. Thc trng cơ chế, chính sách đối vi xut khu hàng hoá ca Lào

Đại hội của Đảng NDCM Lào lần thứ IV năm 1986, đã đánh dấu cho sự chuyển đổi từ quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Từđó, hơn 30 năm qua, nền kinh tế của nước CHDCND Lào đã có sự phát triển nhanh chóng, tạo ra thế phát triển vững chắc và bền vững trong tương lai.

Nhằm phát triển ngành thương mại, trong đó là việc xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, Chính phủđã đề ra chiến lược phát triển và khuyến khích việc xuất khẩu hàng hóa là: “Khuyến khích việc xuất khẩu hàng hóa có trọng điểm, gắn chặt với sản xuất, thị trường và đảm bảo việc xuất khẩu bền vững, địa vị thị trường thích hợp, và được hưởng

ưu đãi của nước ngoài”. Các chính sách thương mại có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại và kinh tế nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, các chính sách thương mại thời kỳ trước năm 1986 chủ yếu là thương mại bảo hộ trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã hạn chế các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Đến năm 1986, các chính sách thương mại này đã không thểđáp ứng được yêu cầu phát triển của hoạt động thương mại, kinh tế bị trì trệ, những đòi hỏi phải chuyển đổi cơ chế, chính sách kinh tếđược đặt ra. Sau năm 1986, thực hiện đường lối cải cách kinh tế của Đảng, các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách thương mại có những thay đổi lớn để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở.

Từ sau khi cải cách nền kinh tế, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã nhận thức rõ tầm quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 205/PM ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Lào về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhâp khẩu và Nghị định số 114/PM ngày 06/04/2011 của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về xuất nhập khẩu hàng hóa thống nhất quản lý lĩnh vực xuất nhập khẩu ở Lào. Bên cạnh đó, các luật về doanh nghiệp, thương mại cũng lần lượt được sửa đổi, bổ sung đã hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu hàng hóa như: Luật Doanh nghiệp năm 2013; Luật Xúc tiến đầu tư số 14/NA có hiệu lực từ ngày 19/4/2017;

Luật Cạnh tranh năm 2015; Luật Thuế số 04/NA năm 2011; Luật bảo vệ thương mại điện tử năm 2017; Luật ngân hàng (sửa đổi) số 47/NA ngày 19/6/2018; Ngoài ra, các các cơ

quan ban ngành cũng ban hành rất nhiều Thông tư hướng dẫn về quản lý Nhà nước trong xuất nhập khẩu như: Hướng dẫn sử dụng hệ thống thuế một cửa để cấp giấy phép xuất nhập khẩu, quá cảnh hoặc nhập khẩu để xuất khẩu số 1753/ GBC, ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Cục Xuất nhập khẩu; Thông tư Danh mục hàng hóa cấm hàng hóa xuất nhập khẩu số

0973/OIE của của Bộ Công nghiệp và thương mại Lào...

Thông qua các văn bản pháp luật đó, CHDCND Lào có một số chính sách nhằm phát triển xuất khẩu hàng hóa như sau:

(1) Chính sách xuất khẩu hàng hóa

Chính phủ nước CHDCND Lào đã ban hành Nghịđịnh số 114/PM ngày 06/04/2011 của về xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, tất cả các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu đều được xuất khẩu. Nghị định cũng quy định các thương nhân theo quy định của pháp luật đều được quyền xuất khẩu các loại hàng hóa, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài việc xuất khẩu sản phẩm của mình cũng

được xuất khẩu các loại hàng hóa khác, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và một số loại hàng do Bộ Công nghiệp và thương mại quy định cấm xuất khẩu cho từng thời kỳ.

Công tác điều hành xuất khẩu của Chính phủ cũng từng bước được đổi mới. Hàng năm, cơ chếđiều hành xuất khẩu chỉ đưa ra mục tiêu và các biện pháp lớn, các mặt hàng cần kiểm soát thông qua hạn ngạch, danh mục hàng cấm xuất khẩu và các mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành. Chẳng hạn như Ngân hàng Lào sẽ quy định việc xuất khẩu vàng và đá quý bằng cách ra các Quyết định số 609/BOL về thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu vàng miếng, Quy định thành lập và Quản lý công ty xuất khẩu và nhập khẩu kim loại quý

số 01/BOL ngày 15/5/2007 hay Bộ Nông – Lâm nghiệp sẽ quản lý việc xuất khẩu động vật và giống cây trồng bằng cách ban hành Quyết định nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển

động vật và sản phẩm động vật số 0795/MAF, ngày 08 tháng 4 năm 2019. Đến nay, các mặt hàng có hạn ngạch xuất khẩu hầu nhưđã giảm tới mức tối thiểu.

(2) Chính sách hỗ trợ sản xuất mặt hàng xuất khẩu

Những năm gần đây, nước CHDCND Lào dành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Một trong những đạo luật đầu tiên được ban hành và áp dụng khi

chuyển sang cơ chế thị trường trong điều kiện mở cửa thương mại là luật thuế (năm 1994 và đã sửa lại năm 2005 và đến nay là Luật thuế số 04/NA ngày 20/11/2011). Thông báo của Bộ Tài chính Lào số 1119 ngày 8/6/2009 về việc thực hiện ưu đãi thuế xuất - nhập khẩu theo quyết định đã ký vào ngày 17 tháng 1 năm 2012. Hệ thống thuế có sự cải cách cơ bản chuyển từ ba hệ thống thu sang một hệ thống thuế thống nhất cho tất cả những thành phần kinh tế, làm cho thuế trở thành một công cụ chính trong việc thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, làm công cụ khuyến khích các ngành nghề phát triển.

Tùy từng trường hợp, từng ngành nghề mà trong thời gian qua Nhà nước đã hỗ trợ

cho doanh nghiệp như hoàn thuế giá trị gia tăng, không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, kéo dài thời hạn nộp thuế, miễn thuế, áp dụng mức thuế thấp nhất. Cụ thể trong trường hợp ngành dệt may xuất khẩu, để tạo vốn đầu tư cho doanh nghiệp dệt may, Nhà nước hỗ trợ

miễn giảm thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, cho vay vốn ưu đãi từ 12 đến 15 năm, ghi nợ thuế xuất khẩu từ 3 đến 9 tháng; thoái thu thuế nhập khẩu nguyên liệu gia công. Đối với ngành chế biến sản phẩm xuất khẩu thì chính sách thuế hỗ trợ thuế khấu trừ 5% đối với

đầu vào nguyên liệu, không thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với doanh nghiệp nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm hoặc có giá trị xuất khẩu chiếm 50% doanh thu. Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định việc áp dụng thuế suất 0% không theo mặt hàng hay nhóm hàng như các mức thuế suất 5%, 10% hoặc 20% được quy định theo mục đích và hàng hoá xuất khẩu. Luật thuế giá trị gia tăng quy định việc áp dụng thuế suất 0% không theo mặt hàng hay nhóm hàng như các mức thuế suất 5%, 10% hoặc 20% được quy định theo mục đích và hàng hoá xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bất cứ mặt hàng nào thuộc đối tượng chịu thuế VAT khi đem xuất khẩu đều được áp dụng thuế

suất 0% và được hoàn thuế VAT đầu vào. Như vậy cùng với việc khuyến khích xuất khẩu, kích thích sản xuất cùng với vấn đề giải quyết việc làm, hàng hoá đặc biệt khi xuất khẩu

được bình đẳng với hàng hoá khác khi xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp sản xuất ra nguyên vật liệu, phụ liệu và bán thành phẩm cho các đơn vị khác để sản xuất ra hàng xuất khẩu cũng là biện pháp có tính chất tích cực trong chính sách thuế hỗ trợ hàng xuất khẩu, bởi vì các doanh nghiệp của Lào hiện nay do còn yếu kém về công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu, thị

trường tiêu thụ nên sản phẩm của các doanh nghiệp lại phục vụ làm đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất đầu ra.

Tuy nhiên, chính sách thuếưu đãi của Lào vẫn chủ yếu hướng vào vùng, sản phẩm và thành phần kinh tế. Chính sách này không khuyến khích theo quy mô doanh nghiệp, và như vậy hoàn toàn chưa khuyến khích được các doanh nghiệp. Thuế xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng tương đối cao đã làm cho tổng thu ngân sách lệ thuộc quá nhiều vào kim ngạch xuất khẩu. Khi thị trường biến động, nguồn thu ngân sách giảm, một mặt ảnh hưởng đến nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, mặt khác các cơ quan tài chính sẽ tìm cách để

tăng thuế hoặc thêm các hình thức thu mới, làm cản trở các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo luật thuế giá trị gia tăng, mọi hàng hóa nhập khẩu đều phải nộp thuế giá trị gia tăng trong vòng 30 ngày sau khi nhập khẩu. Mặc dù, về nguyên tắc thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu trước, song trong tình hình hiện nay, khi các doanh nghiệp, đang khó khăn về vốn thì cùng một lúc phải thanh toán tiền mua hàng, thuế nhập khẩu và thuế

giá trị gia tăng là một trở ngại hết sức lớn cho công cuộc kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, một trong những khó khăn lớn nhất về vốn cho các doanh nghiệp là việc hoàn thuế. Bộ Tài chính đã có quy định khấu trờ 3% giá trị vật tưđầu vào tuy vậy thời gian khấu trừ quá dài gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Thêm nữa, các doanh nghiệp vốn đã ít lại phải nộp thêm thuế nhập khẩu trang thiết bị cho đổi mới công nghệ, có thể thấy Chính phủ Lào thường ưu đãi các doanh nghiệp Nhà nước hơn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, để khuyến khích xuất khẩu thì việc nhà nước hỗ trợ về chính sách thuế là rất cần thiết.

(3) Chính sách mặt hàng

Trong những năm gần đây, nước CHDCND Lào đã xác định rõ chiến lược xuất khẩu là phải tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Theo đó, nước CHDCND Lào nói chung và chính quyền Nam Lào nói riêng cần phải xác định một số mặt hàng có thể thu hút được sựưa thích của khách hàng, có sức cạnh tranh cao, có thể bán được trên thị trường quốc tế và coi đó là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Cụ thể một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược ở Nam Lào hiện nay gồm các mặt hàng công nghệ thủ công, nông sản, lâm sản, điện, khoáng sản... Đây là các mặt hàng mà nhiều nước có nhu cầu cao, chất lượng tốt, giá thấp có thể bán chạy ở một số nước và thu được ngoại tệ cao. Mặt khác các mặt hàng này có thể khai thác và sản xuất trong nước có ưu thế thuận lợi về thiên nhiên, khí hậu, đất đai phù hợp, người lao động chịu khó... là cơ sở tốt để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Quyết định số 1064 ngày 04/6/2012 và Thông báo số 0973 ngày 25/5/2011 của Bộ

trưởng Bộ Công nghiệp và thương mại quy định các mặt hàng nhà nước quản lý, cho phép và cấm xuất - nhập khẩu. Trong đó quy định cấm nhập 5 loại mặt hàng (là một số mặt hàng gây ô nhiễm môi trường, chất hóa học, vũ khí, ma túy...) và cấm xuất khẩu 9 loại mặt hàng (một số mặt hàng chưa chế biến như: gỗ, khoáng sản và cấm xuất một số thú rừng quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)