Đặc điểm về điều kiện tự nhiên các tỉnh miền Nam của Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 46 - 48)

Nước CHDCND Lào được thành lập từ ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa bán đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 05 nước láng giềng, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp với Campuchia, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây Nam giáp với Thái Lan và phía Tây Bắc giáp với Myanma.

Các tỉnh miền Nam Lào gồm có 4 tỉnh: Champasak, Salavan, Attapeu và Xekong tạo thành một vùng có tổng diện tích 44.091 km2 với tổng dân số là 1.267.872 người (số

liệu thống kê năm 2014, Vilayvone Phommachanh 2017, tr.67). Đây là khu vực cách xa thủđô Viêng Chăn khoảng 600km, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế

và tỉnh Kon Tum của Việt Nam; phía Bắc giáp với tỉnh Savannakheth của Lào; phía Tây giáp với tỉnh U Bôn (Thái Lan) và phía Nam giáp với tỉnh Rát Ta Na Khi Ri và tỉnh Xiêng Teng (Campuchia). Với vị trí hiện tại, khu vực miền Nam Lào có các thuận lợi về mặt giao tiếp với bên ngoài. Từ Bắc đến Nam, từĐông sang Tây có đến 10 con đường lớn nhỏđi qua khu vực, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đồng thời cũng giúp cho thương nhân của các nước láng giềng dễ dàng tiếp cận với nguồn hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu ở các tỉnh miền Nam của Lào.

Địa hình khu vực này có 41% là đồng bằng, cao nguyên chiếm 23% và miền núi 36%, độ cao so với mặt nước biển là 78 - 1.500 m. Do đặc điểm vị trí địa lý nên các tỉnh phía Nam Lào hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi, hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ

(Vanthana Nolintha 2012, tr.65).

Về khí hậu: khí hậu các tỉnh miền Nam Lào có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng, mùa nắng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch và mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch. Nhiệt độ thấp nhất là 16°C và cao nhất là 38°C, độẩm trung bình khoảng 52-80%, lượng mưa trung bình toàn vùng là 2.500 mm/năm, lượng ánh sáng 2.300

giờ/năm, sức gió trung bình 25 km/giờ, sức gió mạnh nhất là 65 km/giờ và suốt năm có gió từ hướng Đông - Tây.

Về tài nguyên thiên nhiên: các tỉnh miền Nam Lào còn giữđược sự phong phú của thiên nhiên tương đối tốt. Đây là khu vực đầu nguồn của các con sông, suối do vậy nguồn nước phong phú quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhất là ngành công nghiệp điện. Với tổng diện tích của toàn vùng là 44.091 km2, hiện tại diện tích đất đai

đang được đưa vào khai thác sử dụng chiếm khoảng 30% của tổng diện tích, điều đó chứng tỏ toàn khu vực có nhiều tiềm năng phát triển cả về nông nghiệp lẫn công nghiệp. Về tài nguyên rừng, miền Nam Lào là khu vực còn giữđược độ phong phú của rừng, hiện tại diện tích rừng toàn vùng chiếm 62% của tổng diện tích. Các đặc điểm tự nhiên này là điều kiện vô cùng thuận lợi để các tỉnh miền Nam Lào phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, cung cấp hàng hóa cho việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm từ trồng trọt như: Gạo, cao su, cà phê, gỗ, các loại lâm sản,… Ngoài ra, nghề chăn nuôi ở các tỉnh này cũng phát triển với

đồng cỏ rộng lớn, sử dụng có hiệu quả các sản phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, nhằm giúp cho các tỉnh miền Nam Lào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh và đã qua chế biến.

Các tỉnh miền Nam Lào cũng là khu vực phong phú về khoáng sản, đây cũng là tiềm năng phát triển công nghiệp trong tương lai, khoáng sản tại khu vực này rất đa dạng: sắt, đồng, vàng, boxit, kẽm, thạch anh,... tạo điều kiện cho các tỉnh phát triển sản xuất, chế

tạo các sản phẩm từ khoáng sản, nhằm tạo ra nguồn hàng lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Sản xuất đá quý, trang sức, vật liệu xây dựng, các sản phẩm từ khoáng sản kim loại và phi kim loại khác.

Về cơ cấu hành chính các tỉnh phía Nam Lào gồm có 4 thị xã: thị xã Pakse (tỉnh Champasak), thị xã Salavan (tỉnh Salavan), thị xã Lamam (tỉnh Xekong) và thị xã Saysettha (tỉnh Attapeu) với tổng cộng là 27 huyện, trong đó tỉnh Champasak 10 huyện, tỉnh Salavan 8 huyện, tỉnh Attapeu 5 huyện và tỉnh Xekong 4 huyện.

Bảng 2.1. Các số liệu về diện tích và dân số 4 tỉnh Nam Lào năm 2015 Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (người)

Salavan 10.691 375.517

Xekong 7.665 100.595

Attapeu 10.320 130.402

Tổng 44.091 1.267.872

(Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2015 của Cục thống kê quốc gia Lào)

Theo bảng trên, tổng dân số của các tỉnh Nam Lào là 1.267.872 người. Trong đó, tính trung bình là 28,7 người/km2 (năm 2014), khoảng 85% dân số sinh sống ở vùng nông thôn, hiện tại công việc sản xuất của dân cư ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp, khoảng 80% của tổng dân sốở độ tuổi lao động đảm nhiệm công việc sản xuất nông nghiệp, đây là một trong những lợi thế của các tỉnh Nam Lào trong phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Tính đến nay, toàn khu vực Nam Lào còn khoảng 30.997 hộ gia đình thuộc 280 ngôi làng và 7 huyện thuộc diện nghèo (chiếm khoảng 13,3% tổng hộ gia đình, 15,4% tổng ngôi làng và chiếm 26% tổng số huyện), đa số hộ dân nghèo phân bổ tại các vùng nông thôn hẻo lánh còn thiếu thốn về mặt cơ sở hạ tầng (Vilayvone Phommachanh 2017, tr.69).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 46 - 48)