Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ở các tỉnh miền Nam Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 86 - 88)

Hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang chỗ đưa vào các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, nắm bắt những yếu tố mới như công nghệ mạng, công nghệ

quản lý theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay.

Phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của khu vực (cà phê, rau quả, khoáng sản, gỗ) là những mặt hàng có tiềm năng thế mạnh về giá cả sản phẩm, sản lượng, chất lượng,

điều kiện môi trường thuận lợi và lao động có tay nghề sản xuất truyền thống lâu đời, theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về mặt hàng. Tạo điều kiện cho các ngành này tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.

Phát triển ngành công nghiệp chế biến trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, nước ngoài và có sức cạnh tranh cao, sử dụng công nghệ mới, cơ khí hoặc phương tiện kỹ thuật hiện đại, cùng với sử dụng lao động nguồn nhân lực chuyên môn hóa trong dây chuyển sản xuất chế biến nông sản, sản phẩm công nghiệp, chế biến khoáng sản và các mặt hàng từ gỗ,... tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần đưa kinh tếđất nước hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Đổi mới một số mặt hàng và cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, ổn định xã hội, bảo vệ

tốt môi trường. Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu làm cho hàng hoá xuất khẩu của Nam Lào có sự cạnh tranh lớn hơn trên thị trường. Việc tăng cường xuất khẩu những sản phẩm tinh chế sẽ giúp Nam Lào thu được giá trị xuất khẩu lớn hơn. Mặt khác, cải biến cơ

cầu thị trường, hạn chế xuất khẩu bằng mọi giá, bất chấp hiệu quả kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia.

Đặc biệt, hàng hoá nông sản xuất khẩu của Nam Lào hiện nay chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, vì vậy, sức cạnh tranh kém, người xuất khẩu bị ép giá thiệt thòi. Trong thực tế mấy năm gần đây đã chứng tỏđiều đó, các mặt hàng nông sản trên thế

giới đều có xu hướng “cung lớn hơn cầu”, giá giảm. Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự giao động về giá cả thì không còn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế.

Phương hướng chung đối với nhóm hàng nông, lâm sản cũng như công nghiệp chế

biến trong thời gian tới là phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Cần thiết tiếp tục chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với

định hướng thị trường; để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cần nâng cao chất lượng và giá trị

gia tăng của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc biệt là đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường đặc biệt là đối với những mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số ít thị trường hay một số khu vực thị trường; hình thành cơ chế

chính sách đồng bộđể thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mỗi liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụđể nâng cao hiệu quả xuất khẩu; nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, bảo đảm có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành sản xuất, các nhà xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Song song với các mục tiêu đẩy mạnh chất lượng, sản lượng hàng hóa là việc mở

rộng và cơ cấu thị trường xuất khẩu. Phương châm chung của chính sách đẩy mạnh phát triển xuất khẩu là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Trong 5-10 năm tới, Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Lào mà đặc biệt là thị trường ASEAN (Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,..), thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Âu hiện là thị trường lớn của Lào, và sẽ tiếp tục

đóng vai trò khu vực thị trường xuất khẩu quan trọng của Lào do có những mặt hàng và lợi thế nhất định giúp Lào có thể thâm nhập được. Khu vực Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Châu Phi là các thị trường mới của Lào, trong đó nhìn chung chỉ có một số mặt hàng nhất

cấu sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường này hơn nữa, bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được những rào cản thương mại của thị trường này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)