Kinh nghiệm của các tỉnh miền Trung của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 38 - 41)

Miền Trung của Thái Lan là một khu vực được gọi là “Bát gạo của Châu Á”, có diện tích 103.947 km2 với 26 tỉnh được chia làm bốn nhóm: Băng Kốc và phụ cận; Trung miền Trung; Tây Trung Bộ và Đông Trung Bộ; Dân số của miền Trung của Thái Lan khoảng 20,18 triệu (theo số liệu điều tra năm 2015). Miền Trung của Thái Lan còn được gọi là đồng bằng sông Mê Nam tạo thành một lưu vực màu mỡ vô cùng hoàn hảo cho canh tác cây trồng. Điều kiện tự nhiên về điều kiện tự nhiên và điều kiện tự nhiên của miền Trung Thái Lan giúp cho khu vực này phát triển mạnh mẽ các sản phẩm nông nghiệp: lúa, mía, dứa, sắn và nhiều loại trái cây khác (Land, geography, climate and regions of Thailand, 2014, tr.1). Các đồng bằng đầy lúa được tưới bởi sông Chao Phraya và các nhánh của nó và được bao quanh ba phía bởi các ngọn núi và cao nguyên. Miền Trung của Thái Lan có một số loại khoáng sản rất quan trọng như: đá quý, gỗ, thạch anh, chalcedony, tektite và hóa đá (Mineral resources of Thailand, tr.1). Bên cạnh đó, miền Trung của Thái Lan có Băng Cốc là thủđô của Thái Lan tọa lạc ở đây, một thủđô phát triển mạnh mẽ về kinh tế

- xã hội của Thái Lan, hệ thống giao thông thuận lợi, thu hút lượng lớn khách du lịch từ

các nước vềđây thăm quan du lịch là đầu mối cho sự phát triển của miền Trung của Thái Lan cũng nhưđất nước Thái Lan.

Thái Lan nói chung và khu vực miền Trung của Thái Lan nói riêng là một nước thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu khá sớm và khá thành công. Miền Trung của Thái Lan là một khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Thủđô Băng Cốc nằm ở miền Trung Thái Lan là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất Thái Lan, với các ngành công nghiệp phát triển: điện tử, sản xuất vàng, ô tô và Băng Cốc đã đi đầu trong việc xuất khẩu gỗ, ô tô, đồ điện tử, đồ gia dụng, nhựa… sang các các nước trong khu vực và trên thế giới như Mỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…

Đểđạt được những thành tựu phát triển vượt trội về xuất khẩu hàng hóa ở các tỉnh miền Trung của Thái Lan, chính phủ Thái Lan và chính quyền địa phương đã thực hiện những chính sách sau:

Thứ nhất, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra những chính sách tự do hóa thương mại, chính sách tỷ giá linh hoạt và hệ thống thanh toán tự do: Hoạt động thương mại ở Thái Lan nói chung và các tỉnh Miền Trung của Thái Lan nói riêng được mở rộng, Chính phủ

và chính quyền địa phương đã nới lỏng sự can thiệp vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế, đồng thời khuyến khích sự tham gia tích cực của các khu vực tư nhân đểđẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn có chính sách áp dụng cá tỷ giá, hệ thống thanh toán tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng cho việc thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, tặng cường thúc đẩy xuất khẩu phát triển.

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu: Thái Lan là một nước rất chú trọng đến chất lượng của hàng hóa, vì vậy các sản phẩm của Thái Lan được rất nhiều quốc gia ưa chuộng vì giá thành phải chăng và chất lượng tốt. Miền Trung của Thái Lan cũng thực hiện chính sách nâng cao chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu từ gạo, trái cây đến các sản phẩm như hàng điện tử, hàng gia dụng, ô tô. Từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh miền Trung nước Thái Lan, đặc biệt là thủ đô Băng Cốc tăng mạnh, nâng cao tính cạnh tranh và góp phần phát triển ổn

định nền kinh tếđất nước.

Thứ ba, miền Trung của Thái Lan đã xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng hoàn chỉnh và đa dạng với nhiều loại vật nuôi, cây trồng ở mỗi miền trong cả

nước. Thị trường phát triển, nhu cầu của con người tăng cao đòi hỏi những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn, chất lượng tốt hơn, việc đa dạng về mẫu mã và màu sắc nhằm thu hút thị hiếu của người dùng, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa, góp phần thu hút các thương nhân tăng cường mua bán hàng hóa quốc tế. Chính vì phát triển đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp, mà Thái Lan đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, đặc biệt là sản phẩm gạo của miền Trung Thái Lan.

Thứ tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động sản xuất xuất khẩu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, thường xuyên

đổi mới dây chuyền máy móc nhằm nâng cao năng suất: Đối với nông nghiệp thì có hệ

thống tưới tiêu, cấp thoát nước tựđộng, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo, máy cấy, máy gặt, máy chế biến nông sản,… Đối với công nghiệp: miền Trung Thái Lan chủ yếu nhập khẩu các loại máy móc hiện đại của các quốc gia phát triển trên thế giới để nhằm tạo ra các sản phẩm với năng suất cao và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, áp dụng tiến bộ khoa học vào các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để tạo ra các sản phẩm mới có ưu thế vượt trội, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của khu vực. Thủđô Băng Cốc là trọng điểm kinh tế quan trọng của khu vực miền Trung,

ở đây diễn ra các hoạt động sản xuất và giao thương với các nước vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp nặng (sản xuất ô tô) và công nghiệp nhẹ (hàng điện tử, hàng gia dụng) vì vậy đòi hỏi phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại.

Thứ năm, tăng cường các hợp tác quốc tế và khu vực: Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách để tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia vào các diễn đàn kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Việc tham gia vào các diễn đàn này, cũng như việc tăng cường hợp tác quốc tế góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm của các tỉnh miền Trung, bên cạnh đó còn mở rộng thị trường và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp ở miền Trung của Thái Lan. Mới đây, Thái Lan và Lào đã đạt được thỏa thuận sẽ

tăng gấp đôi kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa hai quốc gia trong giai đoạn tới, quan chức thương mại 9 tỉnh của Lào và 11 tỉnh của Thái Lan đã cùng nhanh đánh giá về

tình hình hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, vận tải giữa hai bên, Thái Lan và Lào đã đạt giá trị trao đổi cao, xuất khẩu của hai nước với nhau cũng đã tăng mạnh.

Thứ sáu, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu chủ lực và thị trường tiềm năng: Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là những sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tếổn định, lâu dài cho khu vực và cho đất nước. Các tỉnh miền Trung của Thái Lan có tập trung xuất khẩu gạo làm sản phẩm chủ lực về nông nghiệp, về công nghiệp, các sản phẩm gia dụng, mỹ phẩm, hàng

điện tử, ô tô cũng được tập trung sản xuất xuất khẩu. Việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực và thị tường tiềm năng giúp phát huy tối đa tiềm lực của đất nước, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra nguồn thu lớn ổn định cho khu vực và đất nước.

Chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và thị trường tiềm năng xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh miền Trung Thái Lan đã đạt được những thành tựu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng tối đa và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và vị trí địa lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 38 - 41)