Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở các tỉnh miền Nam Lào trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 88 - 108)

trong giai đoạn đến năm 2025

3.3.1. Các gii pháp đối vi Nhà nước Lào

Thứ nhất, về các chính sách đối với hoạt động xuất khẩu

Chính phủ nước CHDCND Lào cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Lào nói chung và khu vực Nam Lào nói riêng ra thị trường quốc tế, môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp ở Nam Lào và thị trường bên ngoài khi tiếp nhận sản phẩm xuất khẩu. Do vậy cần hoàn thiện hệ thống luật và chính sách theo hướng: ban hành thêm một số luật còn thiếu nhằm đảm bảo tính bình đẳng trong cạnh tranh. Khuôn khổ pháp lý phải bảo đảm: nhất quán, đồng bộ, ổn định và đặc biệt phải đảm bảo thực thi trong thực tế. Hoàn thiện pháp luật thương mại theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế

và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, tạo cơ sở pháp lýđáp ứng yêu cầu tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng hiệu quả hơn. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); đồng thời hệ thống các chính sách phải phù hợp với thực tiễn. Bản thân các chính sách phù hợp lại tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hoá để nghiêm minh, tránh tuỳ tiện trong thực hiện.

* Chính sách về thuế quan - hải quan

Hệ thống thuế Lào đã được cải thiện nhiều trong những năm qua, tuy nhiên nếu xét trên quan điểm của một hệ thống thuế hiện đại, tiêu biểu là WTO thì hệ thống thuế của Lào còn nhiều điểm chưa phù hợp, cần tiếp tục được hoàn thiện. Lào cần tận dụng tối đa những

điều khoản ưu đãi đặc biệt và khác biệt của các nước dành cho nước có nền kinh tế đang phát triển. Chính phủ cần cho phép miễn, giảm thuế quan và các loại thuế gián thu khác đã thu ở đầu vào được sử dụng và tiêu hao trong chế tạo sản phẩm, miễn, giảm thuế gián thu

phẩm xuất khẩu. Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo quy định GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương; Cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về đánh thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá, được trợ cấp làm ảnh hưởng tới sản xuất trong nước.

Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản hóa các sắc thuếđể

thực hiện, mở rộng diện thu thuếđồng thời giảm tỷ lệ thuế phải nộp. Nghiên cứu và từng bước tiến tới thực hiện chuyển từ cơ chế thu thuế hiện nay sang cơ chế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế theo luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn cơ quan thuế chỉ kiểm tra lại trong một số trường hợp cần thiết. Bổ sung các chính sách ưu đãi thiết thực, có sức hấp dẫn cao về thuếđối với địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu và có chính sách miễn giảm thuếđối với các hoạt động này. bảo đảm công bằng trong kinh doanh cũng như trong xã hội.

Chính sách thuế quan phải được minh bạch hoá, có khả năng dựđoán hơn, bao gồm cả các biện pháp cải tiến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến hoạch định và triển khai chính sách thương mại. Chính phủ nên công bố, phổ biến thông tin kinh tế, thương mại đầu tư và thông báo cho các nước thành viên cũng như các doanh nghiệp trong nước về hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế, thương mại của Lào và các nước đối tác. Bộ Tài chính, các bộ ngành và các hiệp hội tiếp tục thực hiện minh bạch hoá thông tin về cắt giảm,

điều chỉnh thuế phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để tăng tính dựđoán được trong việc

điều chính thuế.

Về các biện pháp phi thuế quan: trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bị điều kiện

để tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch xuất nhập khẩu một cách công khai. Việc quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu cần có cân nhắc cẩn thận, tránh gây ra các tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế. Việc tại trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương thức và cơ chế bảo đảm tránh tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ

và không cố gắng cải thiện tình hình, vươn ra thị trường thế giới. Xét về chuẩn mực quốc tế thì biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước không được WTO chấp nhận. Vì vậy, về lâu dài thì cần phải xem xét để có thể bãi bỏ các biện pháp này và tiến hành thuế hóa các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định WTO.

Chính sách hải quan là bộ phận cấu thành chính sách thương mại song phương giữa các quốc gia, nội dung cơ bản của chính sách này là: Đơn giản hóa tiến tới thống nhất hóa

phương pháp xác định giá hải quan, danh mục thuế quan và các quy trình thủ tục hải quan;

Đảm bảo việc thực thi liên tục, công khai và công bằng luật hải quan, các quy trình thủ tục và luật lệ hành chính mỗi nước; Quản lý có hiệu quả, làm thủ tục nhanh chóng đối với hàng nông sản xuất khẩu tạo điều kiện cho phát triển thương mại và đầu tư; Ngăn chặn và xử lý

có hiệu quả các hình thức buôn lậu cũng như các hành vi vi phạm luật hải quan khác.

* Chính sách về tài chính, tín dụng xuất khẩu

Từ khi Lào gia nhập WTO, có rất nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu như

thưởng kim ngạch, thưởng thành tích,... đã được sửa đổi và bãi bỏ cho phù hợp với các quy

định liên quan đến trợ cấp xuất khẩu và yêu cầu của đối tác khi nhập WTO. Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ xuất khẩu cần được đa dạng hoá, vừa đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp đồng thời không vi phạm cam cam kết gia nhập WTO của Lào. Trong nông nghiệp, cần tận dụng tối đa các điều khoản đối xửđặc biệt giành cho những nước đang phát triển còn đang bảo lưu. Bên cạnh đó, hỗ trợ lãi suất cho nông dân, ban hành chính sách giãn nợ

cho nông dân yên tâm sản xuất trong trường hợp chưa bán được sản phẩm nông sản. Mở rộng áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đây là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro nợ xấu liên quan đến các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán, tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới đang tác động tiêu cực đến Lào, trong đó trực tiếp và lớn nhất là xuất khẩu khiến các doanh nghiệp phải chịu những áp lực tài chính ngày một tăng thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được xem là công cụ chiến lược thúc đẩy xuất khẩu.

Cho đến nay, các chính sách hỗ trợ về tài chính thông qua ưu đãi cho tín dụng xuất khẩu đã được nhà nước chú trọng phát triển, tuy nhiên hiệu quả thực hiện chưa cao. Do đó nhà nước cần có những biện pháp đánh giá hiệu quả thực hiện của chính sách. Bên cạnh chỉ thực hiện chính sách thông qua ngân hàng chính sách Lào thì có thể giao cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Lào thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi xuất khẩu. Thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại đồng thời có thể tránh thất thoát vốn, tránh hiện tượng tham ô, tham nhũng, đầu tư vào dự án sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu kém hiệu quả.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ phục, đổi mới trang thiết bị vụ xuất khẩu hàng hóa

Cần sớm ban hành cơ chế quản lý chuyển giao công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ hiện đại vào các tỉnh Nam Lào, giảm tình trạng chuyển giao công nghệ trung gian, công nghệ lạc hậu, giá cả cao, gây ô nhiễm môi trường.

Đểđạt được mục tiêu thu hút công nghệ hiện đại vào các tỉnh Nam Lào trong thời gian tới,

điều đầu tiên cần phải thực hiện là phải xây dựng một chiến lược thu hút công nghệ lâu dài, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn và đặc thù của khu vực Nam Lào.

Việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa có tác động làm tăng hiệu quảđối thoại. Điều thấy rõ nhất là nhờ sự phát triển của Bưu chính viễn thông, Tin học mà các đơn vị ngoại thương có thểđàm phán ký kết hợp động với các đối tác qua

điện thoại, điện tín,… giảm được chi phí đi lại. Bên cạnh đó, KHCN còn có tác động vào cả lĩnh vực như vận tải hàng hóa, bảo quản hàng hóa, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng,… đây cũng là những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu.

CHDCND Lào nói chung, khu vực các tỉnh Nam Lào nói riêng hiện nay còn là một trong những nước lạc hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nên không những không

đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu mà còn không đáp ứng được nhu cầu thị trường nội bộ. Chính sách về công nghệ của Lào đầu tư vào các tỉnh Nam Lào hiện nay cần tập trung vào việc xuất khẩu và đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ có khả năng khai thác các lợi thế của khu vực này, đặc biệt là các máy móc thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực như sản xuất nông lâm sản xuất khẩu, may mặc, sản xuất,... Chính sách về KHCN cần được tính toán một cách kỹ lưỡng trên cơ sở cân nhắc giữa khả năng kinh tế với chi phí sản xuất và nhập khẩu máy móc thiết bị.

Thực trạng công nghệ yếu kém và lạc hậu đã được nêu ra tại nhiều diễn đàn, tình hình có chậm cải thiện nên đã ảnh hưởng rất mạnh đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa của Nam Lào trên thị trường thế giới. Do vậy, chính sách này cần chú trọng tới các điểm sau: Các doanh nghiệp ở Nam Lào cần tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng

đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể; Đầu tư vốn và thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trước khi tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp cần xác định rõ các ưu thế cạnh tranh tương đối

nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những mặt hàng khó cạnh tranh hay chưa có khả

cạnh tranh; Chú trọng nhập khẩu công nghệđòi hỏi đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, có khả

năng tạo thêm nhiều việc làm, việc hiện đại hóa công nghệ là cần thiết nhưng phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn.

Thứ ba, tăng cường đa dạng hóa nguồn hàng xuất khẩu

Chính phủ Lào cần xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu phù hợp với điều kiện và tình hình xuất khẩu hàng hóa hiện nay của khu vực các tỉnh Nam Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu là quá trình tổng hợp mang tính liên ngành, tổng hợp từ khâu phân tích, dự báo, xác định mục tiêu, lựa chọn biện pháp thực hiện cho đến các khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra. Vì vậy xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu bao gồm: xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu sản phẩm xuất khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu chiến lược, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chủ yếu.

Đểđịnh hướng danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ lực, trước hết cần dựa vào lợi thế

so sánh của chung của khu vực. Từđó đánh giá danh mục sản phẩm xuất khẩu chiến lược. Tuy nhiên vị trí của mặt hàng xuất khẩu chiến lược không phải là vĩnh viễn mà trong quá trình phát triển luôn được diễn ra những vận động, biến đổi của thị trường, kéo theo đó là sự vận động, biến đổi cơ cấu các sản phẩm làm thay đổi vị trí của các sản phẩm trên thị

trường. Do vậy, việc xác định và xây dựng cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chiến lược không chỉ căn cứ vào khả năng sẵn có và nội lực của mình, vào nhu cầu và khả năng hiện tại của thị trường thế giới mà còn phải tính đến xu hướng và diễn biến thị trường trong tương lai. Khu vực các tỉnh Nam Lào cần xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ trong

đó xác định các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho phù hợp với điều kiện hình thành Cộng

đồng kinh tế ASEAN đểđạt được những kết quả tốt nhất, trong đó:

- Cần nâng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bằng cách gia tăng đầu tư cho sản xuất, chế biến: Đối với các mặt hàng nông sản: áp dụng và đẩy mạnh các giống cây mới trong nuôi trồng; chú trọng các giống cây có giá trị so sánh mà chỉ Lào mới có; Đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến: giảm thiểu tối đa và tránh sử dụng các phương pháp bảo quản có chất nguy hại đến sức khoẻđặc biệt là những chất cấm sử dụng; xử lý triệt đề các chất kích thích, các kháng sinh bơm chích trong các sản phẩm; Đối với các mặt hàng khoáng sản: Ưu tiên thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là những dự án chế biến sâu, sản xuất nguyên liệu công nghiệp, chế

tác đá quý vàng bạc,...Đối với các mặt hàng công nghiệp nhẹ như da giầy, may mặc: cải thiện về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng sản phẩm; Đối với các mặt hàng từ gỗ: tăng cường chế biến gỗ thành các thành phẩm trước khi xuất khẩu, không xuất khẩu gỗ thô, gỗ

xẻ,...

- Thực hiện tốt các giải pháp về hình thành và phát triển các vùng sản xuất đối với mặt hàng xuất khẩu nông sản, trong đó có giải pháp quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh xuất khẩu; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng về khai thác, chế biến, nhà kho, cửa cảng hàng xuất khẩu. Ở Nam Lào tình trạng manh mún còn nhiều, cần có kế hoạch quy hoạch lại để

phát triển theo cơ cấu lớn hơn, tập trung hơn. Ví dụ: Các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển vùng cao nguyên Bolaven với những giống cây trồng như chè, mía đường, rau củ

quả phù hợp với khí hậu, đất đai của cao nguyên. Hiện nay, khu vực Nam Lào đang có thế

mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, cao su, rau quả. Việc quy hoạch các vùng nguyên liệu ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp ổn định kế hoạch xuất khẩu, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định thực hiện cho các hợp đồng xuất khẩu với đối tác. Trong những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh nam lào (Trang 88 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)