đối với Hiệp hội các doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi quy định nêu trên đến Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam để tổng hợp, thống nhất nội dung cần sửa trong Luật hiện hành.
Thực hiện giải pháp trên sẽ góp phần quy định rõ ràng trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, đồng thời giúp tăng thêm số lượng công ty hợp danh được thành lập mới.
3.2.8. Nâng cao vai trò nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh doanh
Xuất phát từ thực trạng hiện nay hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật chưa cao và doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc tìm hiểu pháp luật. Vì vậy tôi đề xuất các giải pháp sau:
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật cho các chủ thể kinh doanh về quyền tự do kinh doanh để họ có thể nắm bắt đầy đủ các quyền năng của mình mà pháp luật đã quy định, bảo vệ, cho phép thực hiện. Sự nắm bắt của các chủ thể kinh doanh có ý nghĩa rất lớn là tạo điều kiện cho các chủ thể thuận lợi trong tuân thủ pháp luật khi kinh doanh, tránh các rủi ro pháp lý. Điều đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp pháp triển góp phần vào xây dựng kinh tế đất nước.
- Yêu cầu các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành. Để bảo bảo công tác quản lý nhà nước trong hoạt động của doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật, Nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi có ý định khởi sự doanh nghiệp. Pháp luật về đăng ký kinh doanh quy định về xử phạt vi phạm đăng ký kinh doanh bước đầu mới chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính. Do đó, để chủ thể kinh doanh có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, ngay từ khi có ý tưởng thành lập doanh nghiệp đã phải có ý thức tuân thủ pháp luật kinh doanh cái gì theo đúng pháp luật và chỉ được kinh doanh những gì mà pháp luật cho phép. Khi đến khâu chuẩn bị hồ
sơ phải chịu trách nhiệm, toàn bộ thông tin ghi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải gắn trách nhiệm của mình trong đó. Khi có thông tin cần phải thay đổi, bổ sung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nhằm tăng cường công tác quản lý trong việc đăng ký kinh doanh, ở Việt Nam hiện nay thực hiện theo chủ trương tăng cường công tác “hậu kiểm”. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện chủ trương này nhiều địa phương cũng chưa thực sự làm tốt vẫn còn để tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác đăng ký kinh doanh diễn ra hàng năm. Do đó, để thực sự đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của công dân, đồng thời thực hiện được công tác quản lý nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh đòi hỏi nhà nước cần phải có những chế tài siết mạnh tính chịu trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ, việc kinh doanh ngoài việc thỏa mãn nhu cầu, ý chí của các chủ thể kinh doanh thì cũng cần phải yêu cầu các chủ thể thực thi tốt vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Mà một trong những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh đó là tính trung thực, tôn trọng con người. Cho nên, một chủ thể kinh doanh khi thực hiện hành vi kinh doanh cố tình lừa dối, dùng mọi thủ đoạn, không trung thực trong việc chấp hành pháp luật thì cần phải loại bỏ không thể để những chủ thể như thế gia nhập thị trường.
- Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần có tư duy đột phá để vừa thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, đảm bảo lợi nhuận cho đồng vốn đầu tư, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện trách nhiệm xã hội để đất nước có thể phát triển bền vững. Chú trọng cải thiện năng lực quản trị, tiếp thu được thành quả của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới để có thể hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.
Để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật về doanh nghiệp dân doanh. Như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp dân doanh tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.