Giai đoạn từ 2014 đến 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 50 - 55)

Sau cuộc đột phá về thể chế của văn bản mang tên “Luật Doanh nghiệp 1999”, thì Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh

nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp 2014 hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

2.5.1. Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh nghiệp dân doanh

Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng là 5 ngày làm việc trong đó có 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống còn tối đa 3 ngày làm việc.

Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định có trụ sở chính theo quy định trong điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.5.2. Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp dân doanh

Công ty cổ phần

Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như sau: Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.”

Luật doanh nghiệp 2005 quy định về nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông có quyền Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2014 đã sửa lại Đại hội đồng cổ đông Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác.

Luật doanh nghiệp 2014 bỏ quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định mở rộng hơn về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Đây là một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 so với Luật Doanh nghiệp 2005. Với quy định này, Luật Doanh nghiệp 2014 đã tháo gỡ những hạn chế trong quy định của pháp luật cũ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, giúp Doanh nghiệp dân doanh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp dân doanh phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp dân doanh có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú tại Việt Nam. Khi người đại diện theo pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam thì họ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; họ vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

2.5.3. Quy định về các loại vốn và cơ cấu về vốn của doanh nghiệp dân doanh

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các nguyên tắc để xác định, đăng ký vốn thực góp của công ty, giải quyết tình trạng vốn không có thực (ảo) nhưng không thể xử lý được như hiện nay. Trong đó điểm mới nhất là cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì được quyền đăng ký điều chỉnh giảm vốn bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trường hợp này, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ vốn điều lệ đã đăng ký góp, số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị phần vốn góp, mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn cam kết góp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh giảm vốn bằng cách hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty theo các điều kiện quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty, quy định rút ngắn thời hạn góp vốn đối với chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong khi quy định cũ về thời hạn góp vốn tối đa đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên là 36 tháng.

Thay đổi vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, trong Luật doanh nghiệp 2005 quy định là 7 ngày.

2.5.4. Quy định chế độ pháp lý về thành viên của doanh nghiệp dân doanh

Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm

Đối với Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Cổ đông phổ thông: Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Nội dung thay đổi cơ bản là xác định rõ hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

2.5.5. Quy định về điều kiện và thủ tục giải thể doanh nghiệp dân doanh

Luật doanh nghiệp 2014 bổ sung quy định giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi đăng ký kinh doanh. Đây là quy định nhằm bổ sung hướng dẫn giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2005 không có hướng dẫn thủ tục giải thể trong trường hợp này.

Thay đổi cơ bản trong quy định thủ tục giải thể là xác định rõ hơn và hợp lý hơn so với trước đây. Trình tự giải thể được quy định theo các bước: (i) quyết định giải thể, (ii) công bố tình trạng doanh nghiệp đang giải thể, (iii) yêu cầu xóa tên doanh nghiệp. Sau thời hạn 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải thể và không nhận được thông tin phản đối việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc bên

có liên quan hoặc trong năm ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh và thông báo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2.5.6. Quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp dân doanh với tư cách là một chủ thể kinh doanh với tư cách là một chủ thể kinh doanh

Luật doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp dân doanh bỏ nội dung hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng cũng như quy định luật cũ doanh nghiệp dân doanh có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư. Bỏ quy định đăng ký mã số thuế , bổ sung nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

2.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)