Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 68 - 69)

- Công tác dự báo, nghiên cứu lý luận phục vụ việc xây dựng và hoạch định chính sách và pháp luật chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật còn hạn chế. Kinh phí để xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật chưa thực sự tương xứng với nhiệm vụ.

- Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hình thành và phát triển theo cách thức “vừa thiết kế, vừa thi công”, vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm, khái quát thành lý luận, sau đó chắt lọc xây dựng thành đường lối, chính sách, thể chế hóa và thực hiện trên thực tế, sau khi kiểm chứng lại chỉnh sửa, bổ sung đường lối và pháp luật. Các quan hệ kinh tế - xã hội mà pháp luật điều chỉnh đang phát triển, tính ổn định chưa cao.

- Chưa phát huy đầy đủ được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng văn bản, nhất là cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia soạn thảo trong việc chuẩn bị, trình, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình thông qua; sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình chuẩn bị văn bản còn hạn chế.

- Hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật chưa cao và doanh nghiệp dân doanh chưa thực sự coi trọng việc tìm hiểu pháp luật.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng chung nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp dân doanh tại Việt Nam trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)