Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp dân doanh – là một trong những chủ thể kinh doanh thương mại chủ yếu của nền kinh tế, việc ban hành một nền tảng pháp luật vững chắc cho doanh nghiệp dân doanh chính là cách thức tốt nhất để có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dân doanh, từ đó cải thiện nền kinh tế – xã hội của Việt Nam. Có thể nói, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đáp ứng một số yêu cầu quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp dân doanh nói trên.
2.4.1. Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh nghiệp dân doanh
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định khá rõ ràng và cụ thể các điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp dân doanh. Điều này giúp các nhà đầu tư nhận thức được quyền năng của mình khi tiến hành đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 các chủ thể được thành lập và quản lý doanh nghiệp, được góp vốn vào doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng bao gồm: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật này” Do đó, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp dân doanh khá rộng. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều có thể thành lập và quản lý doanh nghiệp dân doanh tại Việt Nam nếu như họ không thuộc trường hợp pháp luật cấm.
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh theo Luật doanh nghiệp 2005:
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quy định về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp năm 1999 còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời với những quy định về trình tự thủ tục mang tính đột phá được kỳ vọng là mang lại những tác động lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh.
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dân doanh được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được
tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, rút gọn trình tự, thủ tục, ứng dụng quy trình đăng ký kinh doanh qua mạng làm giảm thời gian, chi phí, nâng cao tính công khai, minh bạch về thông tin đăng ký kinh doanh.
2.4.2. Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp dân doanh
- Luật Doanh nghiệp 2005 bổ sung loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là cá nhân.
Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân:
Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên được pháp luật quy định tùy thuộc vào số lượng thành viên của công ty. Các quy định về tổ chức quản lý nói chung, tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên nói riêng phần lớn là những quy định mang tính tùy nghi, trên cơ sở công ty lựa chọn và áp dụng.
Công ty cổ phần:
Luật doanh nghiệp 2005 quy định Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên nếu Ðiều lệ công ty không có quy định khác, quy định như trên đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật doanh nghiệp 2005 quy định rõ : “Thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông công ty”
Luật doanh nghiệp 2005 quy định đối với những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 thì cả trong trường hợp công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50%
tổng số cổ phần của công ty thì cũng bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Đây là một điểm mới và khác biệt của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiệp 1999.
Luật doanh nghiệp 2005 quy định loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật.
2.4.3. Quy định về các loại vốn và cơ cấu về vốn của doanh nghiệp dân doanh
Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định thời hạn góp vốn của cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua trong công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong khi đó, thời hạn góp vốn đối với thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn lại là trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định thời hạn góp vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn quá dài như trên dẫn đến việc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn không trung thực trong việc góp vốn bằng cách "khai khống", "khai ảo" vốn điều lệ, lợi dụng kẽ hở này để tham gia các dự án, giao dịch có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, Luật doanh nghiệp 2005 cần sửa đổi theo hướng hạn chế thời hạn góp vốn của các công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể áp dụng thời hạn 90 ngày như đối với công ty cổ phần.
2.4.4. Quy định chế độ pháp lý về thành viên của doanh nghiệp dân doanh
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (được gọi là chủ sở hữu công ty);
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2.4.5. Quy định về điều kiện và thủ tục giải thể doanh nghiệp dân doanh
Luật doanh nghiệp 2005 quy định đối với các trường hợp giải thể doanh nghiệp dân doanh vẫn theo các quy định của Luật doanh nghiệp 1999.
2.4.6. Quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp dân doanh với tư cách là một chủ thể kinh doanh với tư cách là một chủ thể kinh doanh
Luật doanh nghiệp năm 2005 đã công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, điều này tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp được coi là khá mới và chưa phổ biến này ở Việt Nam.
Các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 vẫn tiếp tục thể hiện nguvên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tự quyết trong quản lý của doanh nghiệp dân doanh. Nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp dân doanh của mọi tổ chức, cá nhân thông qua việc áp dụng cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp dân doanh, tạo sự thông thoáng trong việc đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp dân doanh; đồng thời, Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng khẳng định quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh; tăng cường tính tự chủ và tự quyết của doanh nghiệp dân doanh trong tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp dân doanh.
Các quy định của Luật cùng thể hiện sự bình đẳng các quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp nói chung, daonh nghiệp dân doanh nói riêng.
Kế thừa và phát huy cải cách quan trọng của Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh, rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là cá nhân; thống nhất quy định về tổ chức quản lý các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt nguồn gốc và cơ cấu sở hữu; khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp, đặc biệt là sự chia cắt, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Mặc dù không tạo ra tác động đột biến như Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 tiếp tục có những tác động tích cực vào phát triển doanh nghiệp dân doanh.