Đánh giá thực trạng pháp luật về doanh nghiệp dân doan hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 61 - 64)

Các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp dân doanh được đánh giá cao, đã có những bước đột phá lớn về thể chế, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh. Nhiều quy định mới, như: Đăng ký kinh doanh; con dấu doanh nghiệp; điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty;…theo hướng thông thoáng hơn, nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

2.7.1. Những mặt tích cực

- Pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam hiện nay nhìn chung phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đề cập tới nhiều vấn đề về quản trị doanh nghiệp hiện đại, như trách nhiệm tiền công ty, bảo vệ cổ đông thiểu số, doanh nghiệp xã hội...

- Đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp dân doanh cơ bản đã được thể chế hóa đầy đủ trong chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đã hình thành một hệ thống các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp dân doanh tương đối đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh do thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

- Thủ tục hành chính thuận lợi, thân thiện, Luật đã đơn giản hóa trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, áp dụng thống nhất chế độ đăng ký thay cho “cấp phép”, xóa bỏ những quy định “xin - cho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp dân doanh, hạn chế tối đa rào cản gia nhập thị trường không cần thiết, tạo thuận lợi cho những người có khả năng thành lập doanh nghiệp dân doanh, biến nguyện vọng kinh doanh của mình thành hiện thực. Đặc biệt, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã bãi bỏ các yêu cầu, điều kiện tại thời điểm thành lập doanh nghiệp dân doanh, góp phần đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp dân doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dân doanh chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp.

- Các quy định của pháp luật doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói chung ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2014 có thể xem là bước “đột phá” khi thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp, tăng tính khả thi cho một “sân chơi bình đẳng”.

- Các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp dân doanh đã gần và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đặc biệt các quy định về công ty cổ phần là tương đối chặt chẽ, góp phần phát triển loại hình doanh nghiệp vốn được coi là khắc phục được cơ bản các hạn chế của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dân doanh đã cơ bản đầy đủ, trong đó doanh nghiệp dân doanh được tự chủ trong họat động kinh doanh và phát triển thị trường; trong việc quản lý, điều hành nội bộ, doanh nghiệp được quyền tự quyết nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh; các doanh nghiệp dân doanh được quyền họat động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và ổn định. Doanh nghiệp dân doanh được tự quyết định nội dung, hình thức và số lượng con dấu trên cơ sở đảm bảo con dấu có hai nội dung tối thiểu là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp dân doanh tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu. Cải cách liên quan đến con dấu của doanh nghiệp không chỉ giúp nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh ở nước ta, mà còn phù hợp với xu hướng giao dịch thương mại và thực hiện thủ tục hành chính qua mạng thông tin điện tử.

- Nâng cao mức độ minh bạch hóa và công khai hóa về quản trị và hoạt động của doanh nghiệp dân doanh; tạo thuận lợi cho các cổ đông, thành viên công ty tham gia giám sát trong nội bộ doanh nghiệp dân doanh. Tạo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả cho tổ chức quản trị doanh nghiệp dân doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp dân daonh, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên công ty:

- Nội dung về vốn và cơ cấu về vốn đã giúp các chủ thể kinh doanh phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.đã xử lý được những bất cập về vốn “ảo” cũng như tạo ra cơ sở pháp lý để doanh nghiệp có thể điều chỉnh được vốn điều lệ về đúng với số vốn thực góp trong quá trình hoạt động; giải quyết những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông công ty về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Tạo điều kiện lành mạnh thông tin và sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh.

- Quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp dân doanh, thống nhất một đầu mối và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan có liên quan trong thủ tục giải thể doanh nghiệp dân doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)