Một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng là môi trường mà ở đó mọi chủ trương, chính sách phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của đất nước. Căn cứ đề xuất giải pháp xuất phát trong các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng.
Tại Điều 5, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh”.
Do đó, pháp luật về doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật để thu hút các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh đòi hỏi pháp luật về doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như phải phù hợp với luật lệ quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương, khắc phục các yếu tố phi thị trường cản trở việc thực thi luật pháp trong thực tế đòi hỏi Nhà nước phải luôn đảm bảo có văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) một cách kịp thời và phù hợp, thống nhất. Ngoài ra, nhà nước cần phải xây dựng cơ chế cụ thể thực thi luật pháp và thể chế trong thực tế cuộc sống như phổ biến, truyền đạt các nội dung và quy tắc của thể chế trong xã hội, triển khai sự vận động của luật lệ, thể chế trong hoạt động kinh tế; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực thi thể chế trong thực tiễn; tổ
chức hỗ trợ tư pháp cho người dân, cho doanh nghiệp tổ chức xử lý các vi phạm và tranh chấp trong thực tế.
- Cải cách thể chế hành chính: Hoàn thiện môi trường kinh doanh không thể không nhắc tới việc cải cách thể chế hành chính. Do đó, cần phải có một chương trình cải cách hành chính tổng thể cho đất nước, xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, mô hình hành chính cần đạt được; thời gian cần thiết để hoàn thành cải cách, lộ trình và giải pháp thực hiện. Từ chương trình cải cách tổng thể đó xác định nội dung, nhiệm vụ cải cách phải thực hiện cho từng giai đoạn, từng năm. Trong lộ trình cải cách hành chính thì cải cách thủ tục hành chính là bộ phận sức quan trọng của luật pháp và thể chế hành chính. Bản thân thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hóa và đòi hỏi thực thi nghiêm minh.
- Xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ các chủ thể tham gia khởi sự doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh của nhà nước ta hiện nay vẫn chưa đảm bảo sự phát triển ổn định, do đó đòi hỏi nhà nước cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhằm thể chế hoá đường lối phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các cam kết quốc tế và lộ trình đã công bố, thể hiện các nguyên tắc của WTO về đối xử quốc gia và tối huệ quốc; Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhằm bảo đảm quyền tự do về hợp đồng và bảo đảm các thoả thuận trong hợp đồng phải được thực hiện nếu không trái pháp luật.; Cần tăng cường tính độc lập và năng lực của hệ thống tư pháp để đảm bảo nâng cao tính chuyên nghiệp, loại bỏ những rờm rà, phức tạp và tốn kém trong việc giải quyết các thủ tục tố tụng, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho tất cả các bên liên quan.
- Đơn giản hoá và minh bạch hoá các thủ tục cấp phép (hiện nay nước ta xếp thứ 63/178 nước) Minh bạch hóa thủ tục cấp phép đăng ký kinh doanh góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể tham gia thị trường nên nhà nước cần phải thay đổi một cách căn bản nhận thức về vấn đề cấp phép theo nghĩa cấp phép là đăng ký để được hoạt động chứ không phải là cơ chế “xin cho”; Rà soát lại các quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề cấp phép, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các quy định này theo hướng công khai, minh bạch, rõ ràng, cụ thể phù hợp với các cam
kết quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam; bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi Chính phủ phải quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp; Bộ trưởng, Trưởng ngành phải dành thời gian cho công việc xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; hết sức quan tâm tăng cường phối hợp, không được đùn đẩy trách nhiệm.
Điều kiện thực hiện giải pháp trên phải xây dựng nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là hình thức chính trị - pháp lý hợp lý để quản lý một xã hội dân chủ, văn minh và phát triển. Mọi sự đổi mới và phát triển đất nước đều không thể thoát ly được vai trò của Nhà nước. Để đảm bảo đổi mới thành công, cần phải có một Nhà nước mạnh, được tổ chức hợp lý, thực hành dân chủ, có khả năng huy động và quản lý mọi nguồn lực phát triển đất nước.
Thực hiện tốt các yêu cầu trên, pháp luật về doanh nghiệp sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh.
3.2.3. Đảm bảo tính phù hợp các cam kết từ điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại song phương và đa phương
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết để phù hợp với các quy tắc chung của thế giới và các nước trong khu vực: Trong thời gian qua Việt Nam đảm bảo ưu tiên thực hiện các cam kết trong các điều khoản quốc tế mà nhà nước đã ký kết hoặc gia nhập, thể hiện thái độ coi trọng các cam kết quốc tế, ưu tiên thực hiện tốt các quy định của điều ước quốc tế khi các quy định này khác với quy định của luật, pháp lệnh. Việc ưu tiên này là cần thiết để đảm bảm các điều ước quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh. Do đó, Việt Nam hiện nay đã và đang nỗ lực để cải tiến quy trình gia nhập thị trường cho doanh nghiệp dưới các hình thức rà soát lại toàn bộ quy trình, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng để cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế đa
phương, song phương mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết. Cụ thể: Theo Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa kỳ (BTA): Việt Nam đã đẩy mạnh việc cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo hướng không sử dụng thủ tục hành chính, không áp dụng các rào cản cho các quan hệ thương mại quốc tế, đồng thời phải chuyển chế độ cấp phép sang chế độ đăng ký kinh doanh trong giai đoạn từ 2 đến 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Bên cạnh Hiệp định BTA, các cam kết trong khuôn khổ WTO cũng thúc đẩy việc cải cách thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để cạnh tranh với các nước trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Để thực hiện được các hoạt động đó, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện thật tốt các cam kết, đẩy nhanh việc hoàn thiện các chính sách, môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vì là thành viên của tổ chức WTO nên cũng đòi hỏi Việt Nam phải rà soát lại hệ thống pháp luật để sao cho phù hợp, thống nhất với thông lệ quốc tế, đảm bảo với những yêu cầu của hội nhập WTO. Vì một trong những yêu cầu của tổ chức này là hệ thống pháp luật của các nước thành viên là thống nhất và minh bạch. Nếu Việt Nam chưa thống nhất được pháp luật để đảm bảo tốt hơn sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa là Việt Nam chưa thực hiện được nguyên tắc “đối xử quốc gia - NT”, nguyên tắc cơ bản của WTO. “Nguyên tắc này đảm bảo rằng những sản phẩm nước ngoài và đôi khi nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trong thị trường nội địa không kém thuận lợi hơn các sản phẩm nội địa hoặc các nhà cung cấp các sản phẩm đó. Đặc biệt là sự thống nhất về thủ tục gia nhập thị trường giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được hưởng các cơ chế và ưu đãi như nhau.
- Bên cạnh đó, Việt Nam còn thực hiện hiệp định cam kết về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) là những nguyên tắc cơ bản để điều chỉnh các quan hệ đầu tư. Do đó, đòi hỏi Việt Nam cũng như các nước thành viên khác phải tuân theo những quy định này, như vậy mới thực sự giúp Việt Nam trở trành môi trường đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với các nước trong khu vực mà còn cả ở trên thế giới. Có thể thấy, khi Việt Nam
là một thành viên của WTO đã tạo thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, hàng hóa của Việt Nam có mặt ở thị trường nước ngoài nhiều hơn, cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đến Việt Nam đầu tư nhiểu hơn, trước yêu cầu đó, việc cải cách hệ thống pháp luật gia nhập thị trường cho doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.