Đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 75 - 78)

Nhằm thực hiện tối đa hóa quyền tự do doanh theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 Đến Hiến pháp năm 2013, quyền tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở hơn với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải công bố minh thị. Căn cứ quan điểm, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam như đã nêu trên cùng với kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới, pháp luật về doanh nghiệp phải hoàn thiện các quy định về quyền tự do kinh doanh theo hướng đảm bảo đúng theo Luật. Hiện thực hóa quyền đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Điều 7, Luật doanh nghiệp 2014 quy định quyền của doanh nghiệp:

“Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”.

Công dân chỉ không được phép kinh doanh những gì mà theo quy định của luật trong những trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật

tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở quy định những ngành nghề cấm kinh doanh, nhà nước đã có sự chỉ đạo chỉ có Quốc hội mới có quyền quy định về ngành nghề cấm kinh doanh. Chính phủ quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sự quy định rõ ràng danh mục, lĩnh vực, ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện sẽ giúp các chủ thể kinh doanh khi tiến hành hoạt động kinh doanh không bị bỡ ngỡ, và chỉ kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh cần phải được quy định theo hướng trong Luật, Nghị định, Thông tư về lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Mặt khác, lấy yếu tố “hiến định” là trụ cột, trung tâm để cụ thể hóa, tránh tình trạng nhiều bộ ngành, địa phương đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật dưới luật làm hạn chế, thậm chí ngăn cản hoạt động đầu tư, kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Tuy nhiên hiện nay quy định các ngành nghề có điều kiện còn chưa chuẩn có thể gây ảnh hưởng quyền tự do kinh doanh. Như vậy, chưa bảo đảm thực thi quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp. Quy định bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh còn mâu thuẫn. Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định “nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh”, đồng thời tại điểm b khoản 1 Điều 25 nội dung điều lệ doanh nghiệp quy định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có. Như vậy, liệu có phải là sự cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại Điều 7 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay không? Sự trùng lắp giữa thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký đầu tư (quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư) tạo ra tình trạng chồng chéo về thủ tục, gây phiền hà.

Quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp năm 2013 góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo đúng tinh thần “kinh tế thị trường”. Vì vậy, để quyền đó được thực thi tốt hơn, tác giả có một số giải pháp sau:

Các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện hoạt động cấp phép kinh doanh một mặt phải tuân thủ Hiến pháp và Luật doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng phải tuân theo những văn bản dưới luật. Chính vì thế, các Bộ ngành, địa phương phải khi

ban hành quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng cần lưu ý “trong mỗi ngành, nghề kinh doanh lại có những văn bản hướng dẫn riêng”. Do vậy, trước khi cấp phép cho ngành, nghề nào đó phải có tờ trình xin ý kiến của các ngành chuyên môn về lĩnh vực đó. Các cơ quan nên có sự phối kết hợp cùng nhau để thực hiện việc cấp phép có hiệu quả, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc gây thiệt hại về người và của cho các chủ thể kinh doanh

Nhằm thực hiện quyền tự do kinh doanh, đòi hỏi nhà nước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh của người dân không thể bị hạn chế ngay từ các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, ngành hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tránh để tình trạng, do nhận thức, trình độ năng lực yếu kém của cán bộ quản lý mà ảnh hưởng, giới hạn những quyền cơ bản của con người, của công dân đã được hiến định.

Phải tiếp tục tháo dỡ các rào cản từ khung pháp lý đến thể chế. Chính phủ, các bộ, ban ngành cần quyết liệt hơn cho “khai tử” hệ thống giấy phép con, giảm mệnh lệnh hành chính ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Những thủ tục xác nhận ngành nghề kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh, hay buộc doanh nghiệp ghi ngành nghề kinh doanh trong điều lệ doanh nghiệp nên xem xét bỏ để đảm bảo quyền tự do kinh doanh đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Nâng cao quyền tự do kinh doanh thông qua việc quy định logic hệ thống pháp luật giữa luật chung và luật luật chuyên ngành hoàn toàn biện chứng với nhau. Trong trường hợp cần thiết có thể xây dựng quy trình riêng, đặc thù với một số ngành nghề nhưng phải đảm bảo là không được trái luật chung.

Để thực hiện giải pháp trên, Chính phủ cần có những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt hơn nữa với các Bộ, ban, ngành có liên quan, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, giấy phép con gây phiền hà, ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế.

Việc sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 là một trong những tiến bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong

hoạt động kinh doanh, nhưng cũng đòi hỏi khi đã có chủ trương thì thực thi làm sao có hiệu quả và đảm bảo đúng theo tinh thần của Hiến pháp và Luật là một thách thức không chỉ đối với cơ quan quản lý nhà nước và đối với mỗi chủ thể kinh doanh phải có ý thức thực hiên thật tốt. Điều này không chỉ giúp quy định của Hiến pháp năm 2013 được thi hành, mà còn giúp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các cá nhân, tập thể và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)