Các nhân tố thuộc về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới cam kết với tổ chức của nhân viên tại bảo hiểm xã hội thị xã đông triều (Trang 25 - 36)

- Nhìn nhận và sự quan tâm của xã hội đối với ngành nghề: đối với các ngành nghề được xã hội dành cho nhiều sự quan tâm và có nhiều người mong muốn được gia nhập vào các tổ chức đó thì nhân viên có xu hướng tự hào, phấn đấu vươn lên và cố gắng cao nhất thực hiện các cam kết của mình với tổ chức để có thể ở lại và gắn bó lâu nhất có thể với tổ chức.

- Quy định của pháp luật: quy định pháp luận của Nhà nước về các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các tổ chức cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết của nhân viên với tổ chức. Các quy định của luật pháp về lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ công bằng,

bình đẳng giữa các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là đối với người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức, chống sự phân biệt đối xử giữa người sử dụng lao động với người lao động.

- Bối cảnh của thời đại: bối cảnh thời đại cũng góp phần vào việc thực hiện các cam kết của nhân viên với tổ chức. Bối cảnh thời đại tạo ra rất nhiều các ngành nghề mới mà nhân viên có thể có thêm nhiều cơ hội lựa chọn. Bối cảnh thời đại tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, có trình độ, năng lực, sức chịu đựng áp lực công việc cao hơn, có khả năng sáng tạo hơn. Bối cảnh thời đại đòi hỏi mức độ thực hiện các cam kết của nhân viên phải cao hơn trước đây.

- Các giá trị về văn hoá và truyền thống dân tộc: các giá trị về văn hóa và truyền thống dân tộc tạo nên thói quen của người dân trong thái độ, việc thực hiện lời hứa, thực hiện cam kết trong đời sống cũng như trong các hoạt động tại tổ chức, công sở.

Mỗi tổ chức đều được hình thành và phát triển trên cơ sở tập hợp đông đảo các nhân viên. Các hoạt động của tổ chức có trở nên lớn mạnh, mở rộng tốt hay không đều phụ thuộc rất nhiều các các mối liên hệ, gắn bó của các nhân viên trong tổ chức đó. Ngoài việc thực hiện đầy đủ, đúng quy định các nghiệp vụ được giao thì tính chuyện nghiệp, làm việc có trách nhiệm, cháy hết mình vì sự phát triển của tổ chức và thực hiện tốt các cam kết của nhân viên đối với tổ chức là điều kiện rất quan trọng trong việc duy trì, phát triển và mở rộng các hoạt động của tổ chức. Sự cam kết không có hình thù, không có màu sắc, nhưng có vai trò rất quan trọng. Sự cam kết được đánh giá là yếu tố kiên quyết để hướng các tổ chức đến thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của mình.

Trong rất nhiều các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về cam kết với tổ chức của nhân viên và hầu hết đều nghiên cứu khái niệm về cam kết với tổ chức của nhân viên dưới góc độ thái độ và hành vi. Tuy nhiên, tác giả đồng thuận cao với Lý thuyết Ba Cam kết của hai tác giả John Meyer và Natalie Allen được công bố vào năm 1991, 1997. Các nghiên cứu này cho rằng: cam kết với tổ chức là trạng thái tâm lý biểu thị mối quan hệ của nhân viên với tổ chức, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ với tổ chức và mong muốn góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Các cam kết này được đề xuất thành ba cấu phần của cam kết đó là: cam kết vì tình cảm; cam kết để duy trì và cam kết vì nghĩa vụ.

Các cam kết ở cấp độ nhân viên được thể hiện thông qua việc những nhân viên đó là người có các đặc điểm sau:

- Đam mê và hăng hái với công việc, đi sâu nghiên cứu tìm tòi nghiên cứu các vấn mà họ đang nghiên cứu, theo đuổi; luôn có khát khao để trở thành một người thành công, luôn nỗ lực học hỏi không ngừng, mở rộng kiến thức để có thể đạt được mục tiêu của mình.

- Hoàn thành tốt nhất công việc được giao, tập trung hoàn toàn vào công việc của bản thân và luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất, hiệu quả nhất, vượt mức chỉ tiêu các phần việc, công việc được giao; luôn biết cách tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện tốt hơn tình hình hiện tại, giảm thiểu các khó khăn vướng mắc.

- Tạo sự đoàn kết nội bộ, tự hào về tổ chức, luôn cư xử hòa nhã, hòa đồng và biết cách giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ tổ chức; luôn thấy tự hào về tổ chức của họ và có quyết tâm gắn bó ở lại lâu dài với tổ chức.

Các cam kết của nhân viên trong mỗi tổ chức có vai trò rất quan trọng, các nhân viên đó dù có số lượng nhỏ hay có mức độ đông đảo đến đâu đều tạo thành một lực lượng lao động gắn bó; khi mỗi nhân viên đều hiểu và cam kết với giá trị, mục tiêu của tổ chức sẽ là động lực thúc đẩy giúp chính nhân viên đó làm việc tốt hơn, năng suất hơn, giúp họ vượt lên để đạt được mục tiêu của bản thân cũng như mục tiêu của tổ chức tại nên sự gắn kết giữa các nhân viên và giữa nhân viên với tổ chức; đồng thời tổ chức cũng hình thành đội ngũ nhân viên chủ động, làm chủ công việc, tự trọng và có trách nhiệm với công việc.

Các cam kết của các nhân viên trong mỗi tổ chức cũng chịu tác tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm:

- Các nhân tố thuộc về nhân viên: các mục tiêu của mỗi cá nhân; hệ thống nhu cầu cá nhân; khả năng và kinh nghiệm làm việc cũng như các đặc điểm về cá nhân nhân viên riêng biệt.

- Các nhân tố thuộc về tổ chức: các chính sách quản lý nhân sự; văn hóa tổ chức; phong cách quản lý của lãnh đạo và các điều kiện làm việc.

- Các nhân tố thuộc về xã hội: sự nhìn nhận và sự quan tâm của xã hội đối với ngành nghề mà các nhân viên đang tham gia; các quy định của pháp luật có liên quan đến công việc của họ; bối cảnh của thời đại và các giá trị về văn hoá và truyền thống dân tộc.

Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều được thành lập từ năm 1995, là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh đặt tại thị xã Đông Triều, có chức năng giúp Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thị xã Đông Triều. Với chức năng chính trên cùng với truyền thống của mình, Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều với 29 cán bộ nhân viên phần lớn là cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm trong các hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội luôn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm. Số liệu thu chi bảo hiểm xã hội đến thời điểm 31/12/2018 tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều như sau:

- Thu bảo hiểm xã hội là 166.254 triệu đồng. - Thu bảo hiểm y tế là 127.151 triệu đồng. - Thu bảo hiểm thất nghiệp là 12.477 triệu đồng.

- Thu bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 1.556 tỷ đồng.

Có được kết quả trên là do công tác thu được Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều luôn xác định là mục tiêu trọng tâm của đơn vị. Vì vậy, hàng năm Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều luôn bám sát sự chỉ đạo của ngành cũng như Thị uỷ để xây dựng các giải pháp thực hiện công tác thu đạt hiệu quả. Các hoạt động chi bảo hiểm xã hội cũng được Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều thực hiện theo đúng quy định của ngành về các đối tượng được thụ hưởng bảo hiểm xã hội. Trong quá trình chi Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều luôn đảm bảo an toàn, chi đúng, chi đủ đến tận tay từng đối tượng.

Đánh giá về việc cam kết và thực hiện cam kết với tổ chức của các nhân viên tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, tác giả đã thực hiện khảo sát thông qua các phiếu khảo sát đối với 16 nhân viên trong tổng số 18 nhân viên của Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều để có các đánh giá đầy đủ và sát thực về các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết của nhân viên Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều. Kết quả khảo sát thu được như sau:

- Các nhân tố thuộc về nhân viên: + Mục tiêu cá nhân:

• 75,00% nhân viên làm vì tiền lương và các khoản phúc lợi khác.

• 18,75% nhân viên làm vì mong muốn được làm các nghiệp vụ bảo hiểm • 6,25% nhân viên làm trong thời gian chờ cơ hội tìm kiếm các công việc khác.

• Chỉ có 12,5% nhân viên tự nguyện làm mọi việc để đóng góp cho tổ chức, sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình vì lợi ích của tổ chức và mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.

+ Nhu cầu cá nhân:

• 81,25% nhân viên cho rằng mức lương hiện tại chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra.

• 75,00% nhân viên cho rằng mức lương của họ không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống và các khoản phụ cấp chưa đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

• 100,00% nhân viên cho rằng mức lương của họ đang nhận thấp hơn so với mặt bằng lương chung trên thị trường.

• 100,00% nhân viên cho rằng việc trả lương tại tổ chức rất công bằng; tổ chức đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên; thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên; thực hiện chế độ nghỉ phép đúng theo luật định; thực hiện tốt công tác tổ chức tham quan du lịch cho nhân viên.

+ Về công việc:

• 75,00% nhân viên cảm thấy công việc không cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân của họ.

• 68,75% nhân viên cảm thấy công việc không thú vị.

• 81,25% nhân viên cảm thấy công việc không đòi hỏi tính sáng tạo cao.

• 81,25% nhân viên cho rằng công việc chịu áp lực cao và không được tự do quyết định và giải quyết vấn đề.

• Chỉ có 37,50% nhân viên luôn nỗ lực hết mình để hoàn tất nhiệm vụ được giao và không ngừng nâng cao hiểu biết và kỹ năng của mình để cống hiến tốt hơn cho tổ chức.

• 43,75% nhân viên thấy rất tự tin khi làm việc vì có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm.

- Các nhân tố thuộc về tổ chức: + Các chính sách quản lý nhân sự:

• 75,00% nhân viên cảm thấy chính sách tuyển dụng và bố trí nhân sự chưa minh bạch, khoa học.

• 68,75% nhân viên cho biết nhân viên mới vào chưa được đào tạo kỹ về quy trình nghiệp vụ.

• 75,00% nhân viên cho biết các chương trình đào tạo để nâng cao năng lực làm việc của nhân viên chưa hiệu quả.

• 81,25% nhân viên cảm thấy các kỳ thi đánh giá năng lực chưa hấp dẫn và bổ ích. • 68,75% nhân viên quyết tâm phấn đấu vì quyền lợi có được khi thăng tiến và lương thưởng.

+ Văn hóa tổ chức

• Chỉ có 25,00% nhân viên cho biết các triết lý và nguyên tắc hành động của tổ chức ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của họ.

• 62,50% nhân viên không được đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhiệt tình trong công việc. • 50,00% nhân viên cảm thấy đồng nghiệp của họ thân thiện, hòa nhã.

• 68,75% nhân viên cho rằng đồng nghiệp của họ làm việc không chuyên nghiệp. + Phong cách quản lý của lãnh đạo

• 62,50% nhân viên cảm thấy cấp trên không gần gũi và hòa nhã với nhân viên. • Chỉ có 25,00%nhân viên cho biết cấp trên rất quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên.

• 81,25% nhân viên cho rằng cấp trên không công bằng trong đánh giá, phân chia công việc, xử lý kỷ luật,…

• 43,75% nhân viên cho rằng cấp trên luôn tuân thủ quy trình quy định và thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết.

• Chỉ có 12,50% nhân viên cảm thấy cấp trên cho nhân viên tự quyết khi nhân viên đã thành thạo công việc.

• Chỉ có 31,25% nhân viên coi cấp trên là tấm gương để nhân viên học tập. + Điều kiện làm việc

• 100,00% nhân viên cho rằng thời gian làm việc hợp lý (thuận tiện cho bản thân, cho công việc và đúng luật).

• 75,00% nhân viên cho biết trang thiết bị được trang bị đầy đủ tại nơi làm việc và họ cảm thấy an toàn khi làm việc ở đây.

- Các nhân tố thuộc về xã hội:

+ Nhìn nhận và sự quan tâm của xã hội đối với ngành nghề: • Chỉ có 18,75% nhân viên luôn tự hào là nhân viên của tổ chức.

• Chỉ có 25,00% nhân viên thấy vui khi nghe người khác nhắc đến tổ chức. • Chỉ có 31,25% nhân viên sẵn sàng giới thiệu về tổ chức và quan tâm đến tình hình tổ chức.

+ Quy định của pháp luật

• 68,75% nhân viên cho biết các nghiệp vụ về bảo hiểm chưa được quy định đầy đủ, và thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với nhiều đối tượng.

• 81,25% nhân viên cho biết chính sách tiền lương theo các vị trí trong ngành chưa đảm bảo đời sống của nhân viên.

• 50,00% nhân viên cảm thấy chính sách nhân sự được áp dụng trong ngành có sự phân biệt đối xử.

+ Bối cảnh của thời đại:

• 56,25% nhân viên cảm thấy bối cảnh của thời đại hiện nay giúp họ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn.

• 37,50% nhân viên cảm thấy bối cảnh của thời đại hiện nay khiến họ chịu áp lực cao hơn trong công việc.

• 43,75% nhân viên cảm thấy bối cảnh của thời đại hiện nay khiến họ phải thực hiện tốt hơn các cam kết của mình với tổ chức.

Trên cơ sở khảo sát đánh giá các nhân tố tác động đến việc thực hiện cam kết của các nhân viên tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, dựa vào lý thuyết mô hình Ba cam kết của hai tác giả John Meyer và Natalie Allen cho thấy: các cam kết vì tình cảm tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều khá thấp, số lượng nhân viên hết lòng vì công việc, sẵn sàng toàn tâm toàn ý cho công việc chưa cao; số lượng nhân viên cam kết để duy trì chiếm số lượng lớn, họ làm việc vì mục tiêu tiền lương là chủ yếu; ngoài ra còn một tỷ lệ nhỏ nhân viên cam kết vì nghĩa vụ. Chính vì vậy, Bảo hiểm xã

hội thị xã Đông Triều sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc xây dựng được một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ và tâm huyết, nhiệt tình với công việc.

Đánh giá chung về các cam kết của nhân viên đối với tổ chức tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều cho thấy:

- Các kết quả đạt được: Tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều việc bố trí đầy đủ công việc cho nhân viên được đảm bảo; thanh toán đầy đủ lương và các chế độ theo quy định được hưởng của nhân viên theo quy định của pháp luật; tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên; không gian làm việc thoáng mát, sạch sẽ, trang thiết bị, máy móc, đồ dùng công cụ đầy đủ.

- Các hạn chế tồn tại: số lượng nhân viên làm việc vì mục tiêu tiền lương chiếm tỷ lệ cao; số lượng nhân viên muốn được làm các nghiệp vụ bảo hiểm và trung thành với tổ chức chiếm tỷ lệ thấp; mức lương của nhân viên nhận được hàng tháng chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ; công việc ít thú vị, ít đòi hỏi tính sáng tạo và cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới cam kết với tổ chức của nhân viên tại bảo hiểm xã hội thị xã đông triều (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)