“Để cán bộ nhân viên luôn có ý thức và thực hiện tốt các cam kết của mình với tổ chức cũng như tạo sự gắn kết bền với Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều cần thay đổi phong cách lãnh đạo theo các hướng sau: ”
“3.2.3.1. Lắng nghe và chia sẻ với nhân viên”
“Các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều cần dành nhiều thời gian để trực tiếp nói chuyện với nhân viên vào các giờ nghỉ giữa giờ hoặc cuối ngày. Những căng thẳng, bức xúc, mâu thuẫn nội bộ, những vấn đề không hài lòng của nhân viên trong công việc đối với đồng nghiệp, đối với lãnh đạo và đối với cả khách hàng, các vấn đề liên quan đến bản thân cá nhân, gia đình mà họ đang gặp phải,... cần được các cấp lãnh đạo kịp thời nắm bắt và giải quyết. Sự lắng nghe của lãnh đạo cần hết sức tập trung giúp nhân viên cảm thấy được sự tôn trọng, thoải mái, dễ chịu, đồng
nghe, lãnh đạo cũng cần bày tỏ sự quan tâm và thông cảm, đặt mình vào vị trí và tình huống của nhân viên để đánh giá các vấn đề được đầy đủ, toàn diện. Khéo léo, khích lệ và hỗ trợ nhân viên các giải pháp để giải quyết vấn đề, hoặc đưa ra các lời khuyên, đánh giá vấn đề từ các góc nhìn để nhân viên tự nhận định, đánh giá và ra quyết định của riêng họ. Việc lắng nghe nhân viên một cách chân thành, khéo léo, hiệu quả sẽ góp phần phát triển tốt mối quan hệ của các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều với các nhân viên trong tổ chức. ”
“3.2.3.2. Giao tiếp cởi mở với nhân viên
“Trong thế giới ngày càng phẳng, một tổ chức muốn sở hữu một lực lượng lao động và nhân viên tinh nhuệ luôn cần các kênh giao tiếp, tương tác hiệu quả giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên. Vì vậy, rất cần thiết loại bỏ cách thức giao tiếp mang tính một chiều, lãnh đạo ra chỉ thị và nhân viên mặc định thừa hành. Ngoài ra, không chỉ chủ động và tích cực giao tiếp, tương tác với nhân viên, mà mỗi cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều cần có một hướng tiếp cận nhân viên và có phương thức truyền thông phù hợp: luôn lắng nghe, giao tiếp thường xuyên với nhân viên, tiếp thu ý kiến phản hồi và đề xuất các hành động phù hợp… ”
“Sự cởi mở trong giao tiếp của các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều sẽ giúp các nhân viên không chỉ gia tăng độ chính xác và hiệu quả công việc, mà còn tăng khả năng giải quyết các vấn đề khác; khuyến khích các nhân viên tích cực hơn trong hợp tác và giải quyết vấn đề; tăng khả năng sáng tạo và thông minh của các ý tưởng; đồng thời giúp phát hiện và nhanh chóng xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật trong tổ chức. ”
“Kênh truyền thông nội bộ của Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều là một không gian tốt để các cấp lãnh đạo và nhân viên giao tiếp với nhau chủ động, thúc đẩy giao tiếp cởi mở ngày càng phát triển, làm tăng sự gắn kết, đoàn kết nội bộ, đồng thời làm tăng việc thực hiện các cam kết với tổ chức của nhân viên. ”
“3.2.3.3. Cần có những phản hồi trung thực”
“Mọi ý kiến đề xuất, báo cáo từ phía nhân viên cần được các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều phản hồi kịp thời, thẳng thắn, khách quan trong phạm vi quyền hạn của mình. Những ý kiến mà các cấp lãnh đạo không đủ thẩm
công việc. Điều này sẽ là đòn bẩy giúp nhân viên làm tốt hơn các công việc của mình và thoải mái hơn trong các lần báo cáo, đề xuất tiếp theo; đồng thời mỗi nhân viên sẽ có thêm động lực để lên kế hoạch mới cho công việc của mình. Ngược lại, đối với nhân viên chưa đáp ứng được mong đợi, chưa nhận được các phản hồi từ lãnh đạo họ sẽ cảm thấy thất vọng, thấy bị dồn nén và làm cho họ trở nên ì ạch, khó khăn trong phát triển công việc làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của tổ chức cũng như các cam kết của họ với tổ chức. ”
“3.2.3.4. Để nhân viên đánh giá năng lực quản lý”
Để nhân viên đánh giá năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều là điều rất cần thiết trong việc tạo nên môi trường dân chủ, tôn trọng và cầu thị trong tổ chức. Sự phát triển và lớn mạnh của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của người lãnh đạo. Năng lực người lãnh đạo càng cao không những giúp tổ chức ngày càng phát triển mà còn tăng sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Vì vậy, đánh giá được các mặt mạnh, mặt yếu của bản thân người lãnh đạo từ đó có các biện pháp phát huy ưu điểm, hạn chế khắc phục nhược điểm sẽ giúp các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều ngày càng hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao uy tín đối với nhân viên. Ngoài việc tự bản thân các cấp lãnh đạo tự đánh giá mình thì việc để các nhân viên trong đơn vị Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều đánh giá năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo là điều rất cần thiết và mang tính khách quan cao. Việc đánh giá năng lực của lãnh đạo cần được đánh giá một cách toàn diện với nhiều nội dung: trình độ nghiệp vụ, khả năng hoạch định kế hoạch công việc, khả năng sáng tạo, tầm nhìn, khả năng đào tạo nhân viên, sự quan tâm và biết cách động viên phát triển nhân viên một cách hiệu quả,... ”
“3.2.3.5. Biết phân chia quyền lực quản lý”
“Việc phân chia quyền lực trong quản lý là phong cách của những người lãnh đạo dân chủ. Phong cách quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Phong cách quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những nhân viên cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích
trong quản lý và phân chia quyền lực trong quản lý một cách hiệu quả sẽ được nhiều nhân viên ưa thích, tạo nên bầu không khí thân thiện, năng suất làm việc cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo. ”
“Thay đổi phong cách lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều là điều rất cần thiết để các cấp lãnh đạo nơi đây có thể quản lý các nhân viên, đội nhóm làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn và thăng tiến hơn trong công việc. Thay đổi phong cách lãnh đạo cũng đơn giản là thay đổi cách thức làm việc của các lãnh đạo, tạo phong cách lãnh đạo hợp lý để vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong công việc hàng ngày. Thay đổi phong cách lãnh đạo cũng giúp cho các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều được nhân viên cấp dưới tin tưởng, phục tùng và mong muốn được làm việc cùng và sẵn sàng cống hiến tài năng, trí tuệ, sự nhiệt tình… của mình cho công việc; sẵn sàng thực hiện tốt nhất các cam kết của mình với tổ chức. ”