Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới cam kết với tổ chức của nhân viên tại bảo hiểm xã hội thị xã đông triều (Trang 91 - 103)

3.3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

“Để nhân viên bảo hiểm xã hội các cấp thực hiện tốt hơn các cam kết của mình với tổ chức, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tổng rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm, Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền ban hành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, thực hiện Chính phủ điện tử; tái cấu trúc các quy trình nghiệp vụ theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các khâu nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tổ chức, cá nhân khi tiếp cận với bảo hiểm xã hội; tăng cường một cách có hiệu quả và thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân của các cấp lãnh đạo ngành bảo hiểm xã hội nhằm giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo uy tín tốt cho ngành bảo hiểm xã hội. ”

3.3.2.2. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có kế hoạch thường xuyên tổ chức các chương trình, hội nghị tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết và quan trọng cho các cán bộ làm công tác thu, chi bảo hiểm xã hội; Xây dựng mạng lưới, tạo sự gắn kết trong cán bộ nhân viên của ngành nhằm góp phần tạo bước chuyển biến căn bản trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành, đáp ứng mục tiêu nâng cao vị thế, uy tín của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong lĩnh vực an sinh xã hội nói riêng và phát triển sự nghiệp an sinh xã hội Việt Nam bền vững, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp nói chung.”

“Rà soát chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế trong toàn ngành bảo hiểm xã hội thực hiện tinh gọn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần “Trung ương tinh, Tỉnh mạnh, Huyện toàn diện, Xã bám cơ sở” hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. ”

tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm cải cách hiệu quả thủ tục hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời, kiên quyết xử lý, kỷ luật những tập thể, cá nhân gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính hoặc có tinh thần, thái độ phục vụ chưa tốt. ”

“Công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cần được Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện theo quy trình, thủ tục chặt chẽ, công khai, minh bạch. Công chức, viên chức được Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xem xét bổ nhiệm phải thuộc diện quy hoạch, được tín nhiệm cao, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành về điều kiện tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó tại từng đơn vị. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc từ cơ quan Trung ương đến bảo hiểm xã hội cấp huyện cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc cơ cấu cán bộ quản lý, số lượng cấp phó các cấp ít hơn hoặc bằng so với quy định của Đảng và Chính phủ. ”

“Làm tốt việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp cho cán bộ nhân viên ngành bảo hiểm xã hội thấy được sự minh bạch trong công tác cán bộ, giúp họ quyết tâm phấn đấu vươn lên, phát triển bản thân; giúp họ đồng tâm nhất trí, đồng lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo điều hành của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; giúp họ vững tin trong công việc, thêm yêu nghề, vượt mọi khó khăn, gắn bó với ngành bảo hiểm và thực hiện tốt các cam kết của mình với tổ chức, đơn vị nơi họ công tác. ”

3.3.2.3. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính và đơn vị sự nghiệp theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt theo quyết định 856/QĐ-TTg về việc “Đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” nhằm tinh gọn bộ máy; sắp xếp, kiện toàn, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp; giảm các phòng trực thuộc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; giảm bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã trực thuộc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, nơi có trụ sở bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa

hành chính; giảm các chức danh lãnh đạo cấp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương tại các đơn vị hợp nhất, giải thể. ”

“Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các đơn vị thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, khoán kinh phí hành chính. ”

3.3.2.4. Công tác cán bộ

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh cần có các giải pháp chấn chỉnh những vấn đề vi phạm của công chức, viên chức trong ngành; tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu cán bộ quản lý của ngành đảm bảo bằng hoặc thấp hơn quy định; những trường hợp sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ như tham nhũng vặt, sử dụng cơ sở vật chất chưa đúng quy định,vi phạm đạo đức công vụ... cần có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời; giải quyết dứt điểm những trường hợp là hợp đồng lao động chờ thi hoặc xét tuyển hoặc còn biên chế nhưng vẫn sử dụng hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn. ”

“Bên cạnh đó thực hiện nghiêm công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức; chấm dứt việc sử dụng hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn; việc tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội phải rất thận trọng vì có đến 70% công chức, viên chức tiếp xúc trực tiếp với tài chính; đặc biệt phải thận trọng trong công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý vì các đối tượng này có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nội bộ ngành cũng như uy tín, hình ảnh của các tổ chức bảo hiểm xã hội trên toàn quốc.

“Xây dựng thể chế và công khai các thủ tục hành chính một cách rộng rãi, với nhiều hình thức công khai khác nhau. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình nghiệp vụ, giúp minh bạch trong thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đặc biệt công khai các địa chỉ về tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để kịp thời ngăn ngừa, xử lý các vi phạm của công chức, viên chức trong ngành. ”

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với vai trò to lớn của mình, bảo hiểm xã hội đã giúp người lao động ổn định cuộc sống khi gặp khó khăn, rủi ro; giúp người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn trong công việc và tạo mối quan hệ gắn bó trong lao động; góp phần thúc đẩy sản xuất và ổn định xã hội. Trong giai đoạn 2014-2018, Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Định hướng đến 2020, Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn xã Đông Triều. ”

“Để có thể hoàn thành các kế hoạch hoạt động thu, chi Bảo hiểm xã hội Đông Triều đề ra và theo kế hoạch của ngành giao, rất cần thiết đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, vượt mọi khó khăn, sáng tạo, đoàn kết, phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn một cách hiệu quả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cán bộ nhân viên cần có sự gắn bó lâu dài, bền chặt và thực hiện tốt các cam kết với Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều. Sự cam kết cần xuất phát từ trái tim, từ lòng nhiệt huyết của mỗi cán bộ nhân viên. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến cam kết của nhân viên với Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp nhằm tạo tốt hơn các cam kết của nhân viên với Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều là: Tạo sự gắn kết của nhân viên với tổ chức; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thay đổi phong cách lãnh đạo và Phát triển văn hóa tổ chức. Nhóm giải pháp trên sẽ giúp các cấp lãnh đạo tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều huy động được tốt nhất nguồn lực, trí tuệ và nhiệt huyết của các cán bộ nhân viên cho các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị.”

KẾT LUẬN

Ngày nay, các nhà quản lý nhân sự và chuyên gia tuyển dụng đang rất quan tâm và chú trọng vào việc thực hiện các cam kết của nhân viên với tổ chức. Bởi đây được đánh giá là nhân tố quan trọng nâng cao hiệu suất lao động của nhân viên và cũng tăng khả năng gắn kết nhân viên với tổ chức. Khi một nhân viên thực hiện tốt các cam kết của mình, năng suất lao động của họ sẽ được cải thiện và gia tăng, giúp tổ chức tiết kiệm đáng kể các chi phí. Một nhân viên có cam kết tốt sẽ tận tâm và cố gắng cống hiến hết mình vào thành công của tổ chức, họ sẽ cảm thấy hài lòng và hứng thú với công việc - về cả mặt thể chất, cảm xúc và cả nhận thức. Mức độ cam kết càng cao, thì mức độ gắn kết càng cao, nhân viên đó càng nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho tổ chức góp phần vào sự thành công của tổ chức.

Trong bài viết của mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý luận khái niệm về cam kết của nhân viên với tổ chức; mô hình nghiên cứu về cam kết với tổ chức của nhân viên; các cam kết ở cấp độ nhân viên; các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết với tổ chức của nhân viên bao gồm: các nhân tố thuộc về nhân viên, các nhân tố thuộc về tổ chức và các nhân tố thuộc về xã hội.

Từ các nội dung lý luận nêu trên tác giả đánh giá các nhân tố tác động tới cam kết của nhân viên với Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều thông qua các bảng khảo sát ý kiến của 16 nhân viên công tác tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá việc thực hiện các cam kết của nhân viên đối với tổ chức tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều theo mô hình Ba cam kết của hai tác giả John Meyer và Natalie Allen; các kết quả đạt được; hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong việc tạo các cam kết của nhân viên đối với tổ chức tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp tạo cam kết với tổ chức của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh tại Chương 3.

1 Nguyễn Thanh An (2017), Nếu cuộc sống không có bảo hiểm, Nhà xuất bản Tri thức.

2 Trần Kim Dung (2018), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh..

3 Phạm Thúy Hương (2016), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

4 Tạ Lợi (2016), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân..

5 Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân.

6 John Meyer and Natalie Allen (1991), Human Resource Management Review.

7 Mowday (1979), Organizational Commitment and Job.

8 Yahaya, R.and Ebrahim (2016), Leadership styles and organizationl commitment.

9 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hà Nội 2017..

10 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, Hà Nội 2018.

11 Chính phủ, Quyết định 856/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Hà Nội 2019.

12 Chính phủ, Quyết định số 606/TTg về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội 1995.

13 Chính phủ, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động, Hà Nội 2015.

14 Chính phủ, Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội 2019.

bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội 2019.

16 Quốc hội, Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13, Hà Nội 2012..

17 Quốc hội, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Hà Nội 2014.

18 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, Hà Nội 2015.

19 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chiến lược phát triển Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội 2010.

20

Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 1808/QĐ-BHXH quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội 2017.

21 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

22 Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, Báo cáo Đại hội công đoàn 2018, Quảng Ninh 2018.

23 Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, Báo cáo tổng kết công tác năm 2014, Quảng Ninh 2014.

24 Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, Quảng Ninh 2015.

25 Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, Báo cáo tổng kết công tác năm 2016, Quảng Ninh 2016.

26 Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, Quảng Ninh 2017.

27 Bảo hiểm xã hội thị xã Đông Triều, Báo cáo tổng kết công tác năm 2018, Quảng Ninh 2018.

28 Nguyễn Đức Chinh, Văn hóa doanh nghiệp, năm 2015 tại địa chỉ: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/van-hoa-doanh-nghiep-anh-huong-den- cam-ket-cua-nhan-vien-voi-to-chuc-59748.htm, truy cập ngày 01/08/2019

với tổ chức, tại địa chỉ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/van-hoa-doanh- nghiep-anh-huong-den-cam-ket-cua-nhan-vien-voi-to-chuc-59748.htm, truy cập ngày 03/08/2019.

30 Thái Thu Thủy, Tổng quan về cam kết gắn bó với tổ chức, năm 2017, tại địa chỉ http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-cam-ket-gan-bo-voi-to- chuc-51216.htm, truy cập ngày 25/07/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới cam kết với tổ chức của nhân viên tại bảo hiểm xã hội thị xã đông triều (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)