3.3.1.1. Hoàn thiện các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội, nâng cao năng lực quản trị và tổ chức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. ”
“Hoàn thiện các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội và nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức sẽ giúp cho các cán bộ bảo hiểm xã hội dễ dàng hơn trong tác nghiệp và thực hiện các nghiệp vụ của mình, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí về thời gian, tạo sự thoải mái trong công việc và cống hiến sức mình cho tổ chức; thực hiện tốt hơn các cam kết với tổ chức và gắn bó lâu bền hơn với tổ chức. Vì vậy, đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội nhanh chóng hoàn thiện các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội đảm bảo các nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Các văn bản quy định phải có tính thống nhất, đồng bộ với từng đối tượng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các cấp công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đơn vị quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật, chế độ chính sách đảm bảo nâng cao quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động, điều chỉnh quan hệ lao động hướng đến một chính sách về việc làm bền vững. ”
“Bên cạnh đó là việc nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thông qua việc hoàn
hiểm y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Đẩy mạnh kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan, nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách và công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách; Tiếp tục hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. ”
“3.3.1.2. Tiếp tục cải cách tiền lương và tăng lương cho cán bộ về hưu”
““Công tác tiền lương là điều hầu hết cán bộ nhân viên trong ngành bảo hiểm xã hội đều rất quan tâm. Do hiện nay cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định. Bao gồm: tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Phần hệ số lương tăng thêm 0,8 này đang tương đương hoặc thậm chí cao hơn phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo.
“Tuy nhiên, mức lương trên mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần nhưng đến nay vẫn thấp, không theo kịp mặt bằng thị trường. Đặc biệt quy định mặt bằng lương theo hệ số nên làm mất ý nghĩa tiền lương và quá trình thực hiện tiền lương lại phát sinh phụ cấp và thu nhập ngoài lương. Việc tiền lương và phụ cấp chưa đồng bộ so với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; không tạo được tính cạnh tranh trong đội ngũ cán bộ, công chức, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động công việc. Việc lương khu vực công thấp, chưa tạo được sự yên tâm công tác lâu dài và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao đối với đội ngũ cán bộ, công chức; không khuyến khích được cán bộ nhân viên, không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên bảo hiểm xã hội còn phải thực hiện các công việc
hội... và phải làm cả thứ 7, chủ nhật, vi phạm luôn Luật Bảo hiểm xã hội. Khối lượng công việc lớn, áp lực cao nhưng hiện nay mức thu nhập bình quân của nhân viên bảo hiểm xã hội chỉ từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Trong khi, số lượng thu, chi hàng năm của ngành bảo hiểm xã hội tăng từ 18-25%/năm. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có đề án tiếp tục đưa ra lộ trình tăng lương để nâng mức lương khu vực công tiệm cận với khu vực doanh nghiệp, hướng theo thị trường. ”
“Ngoài ra, đối với các đối tượng hưu trí: Chính phủ cần có mức tăng lương hợp lý hơn cho những người nghỉ hưu trước năm 1993, vì thời điểm những người này nghỉ hưu có mức lương rất thấp và sau nhiều lần điều chỉnh nhưng chưa cải thiện được nhiều; đồng thời xem xét điều chỉnh lương hưu của những người nghỉ hưu từ năm 1995 trở về trước theo hướng tăng bình quân nhằm tránh chênh lệch lớn so với những người về hưu sau thời gian này, do họ đang hưởng chế độ lương hưu rất thấp. Nhà nước cũng cần xem xét lại chính sách lương hưu của các cán bộ hưu trí nghỉ hưu trước năm 1975 và sau năm 1975 đang có sự chênh lệch khá lớn gây nên sự thiếu công bằng giữa các đối tượng. Đồng thời, xem xét việc điều chỉnh mức lương hưu đối với người đã về hưu trước ngày 1/1/1995 so với mức lương tối thiểu vùng, vì phần lớn những đối tượng này đã trên 80 tuổi, thời gian thụ hưởng chính sách không còn nhiều... Đối với những người công tác ở cấp xã đến tuổi về hưu (trong những năm 1990- 1995), hiện nay chỉ được hưởng chế độ phụ cấp khi về hưu; trong khi đó những trường hợp về hưu sau năm 1995 lại được hưởng chế độ lương hưu. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét, có chính sách cho những đối tượng này được hưởng chế độ lương hưu, thay vì hưởng phụ cấp như hiện nay. ”
3.3.1.3. Nâng cao công tác tuyên truyền”
“Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm ban hành Bộ tài liệu tuyên truyền về Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để phục vụ cho công tác truyền thông thống nhất trong cả nước. Đồng thời, đề nghị Bộ đưa vào kế hoạch cung cấp thông tin, trang bị kiến thức về cải cách bảo hiểm xã hội đến các đại biểu dân cử, đến lực lượng truyền thông chủ lực và sớm triển khai thực hiện. Đồng thời, đề nghị sớm ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thống kê về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tổ chức thực hiện