3.2.2.1. Xem xét toàn diện thị trường Nga - xây dựng kế hoạch xuất khẩu chi tiết và dài hạn
Môi trường pháp luật
Các yêu cầu vệ sinh đối với sản xuất thực phẩm sạch có hiệu lực vào tháng 7 năm 2008 tuy nhiên không có quy định rõ ràng cho việc ghi nhãn sản phẩm sạch cũng như không có các hệ thống cấp giấy chứng nhận chính thức. Do đó, các nhà sản xuất Nga phải nhận được xác nhận từ bên thứ 3 như Mỹ hoặc EU để ghi nhãn chính thức và có thể xuất khẩu ra các nước bên ngoài Nga.
Tháng 11 năm 2012 đánh dấu kết quả hợp tác thành công giữa Chính phủ Liên bang Nga và các nhà cung cấp thực phẩm hữu cơ đã cho rađời các dự thảo về Luật “Sản xuất sản phẩm hữu cơ và các quy định về nông nghiệp của Liên bang Nga”.Chính phủ đã đưa ra định nghĩa về các sản phẩm hữu cơ và tính năng của nó có thể phù hợp với các yêu cầu quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm hữu cơ.
Theo luật pháp, để có thể đặt một chứng nhận “hữu cơ” hay “sinh học” trên bao bì cần phải vượt qua một chứng nhận tự nguyện. Ở giai đoạn này, không có yêu cầu cụ thể nào được đặt ra, các tiêu chuẩn quốc gia sẽ được phát triển sau khi phê
duyệt dự thảo của Duma Quốc gia Nga. Cho đến khi đó, các chuyên gia của chính phủ đang nghiên cứu các chương trình chứng nhận của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản về các sản phẩm hữu cơ. Các ủy ban báo cáo rằng hài hòa giữa tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia chính là nhiệm vụ của họ. Bộ luật này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến việc nhà nước hỗ trợ cho việc sản xuất thực phẩm sạch bằng phương pháp cho vay trực tiếp, bảo hiểm rủi ro và cung cấp các thông tin và phương pháp hỗ trợ sản xuất. Đạo luật cũng được sửa đổi và bổ sung dựa trên một phạm vị rộng trong liên bang. Đạo luật dự kiến có hiệu lực vào năm 2015.
Phân khúc người tiêu dùng
Ở Nga, nhóm tiêu dung chính của sản phẩm thực phẩm sạch là khách hàng đến từ tầng lớp có thu nhập cao. Người tiêu dùng có xu hướng là người có giáo dục do đó có hiểu biết về chế độ ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời có ý thức hơn về vấn đề môi trường. Các loại thực phẩm hữu cơ được cho là lành mạnh hơn thực phẩm không hữu cơ do đó, khách hàng thường sẵn sang trả giá cao hơn cho các sản phẩm hữu cơ.
Công ty Comcon, một công ty nghiên cứu thị trường, phát hiện ra rằng người tiêu dùng nhiều nhất của các sản phẩm hữu cơ tại Nga là:
1. Người tiêu dùng trong độ tuổi từ 25 và 45; 2. Có học vấn;
3. Tầng lớp trung lưu và cao hơn;
4. Cư dân của Moscow hay St. Petersburg.
Các yếu tố sau ảnh hưởng đến người tiêu dùng mua các sản phẩm hữu cơ: 1. Nguồn thu nhập lớn;
2. Quan tâm đến sức khỏe và thể lực; 3. Quan tâm cho sức khỏe của con cái;
4. Giảm mức độ sử dụng của dịch vụ y tế miễn phí;
5. Có ý kiến tiêu cực về biến đổi gen (GE) trong thực phẩm;
6. Có ý kiến tiêu cực về các thành phần "không lành mạnh" trong thực phẩm đóng gói;
7. Có ý kiến tiêu cực về việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp truyền thống; 8. Suy nghĩ tích cực về nền văn hóa phương Tây mà các thương hiệu về lối sống hữu cơ trở nên “sành điệu”
Nguồn cung cấp và các kênh phân phối thực phẩm sạch ở Nga
Đối với những người tiêu dung tìm kiếm các sản phẩm hữu cơ, tự nhiên và thân thiện với môi trường, có 4 nơi để họ chi trả cho các sản phẩm này: chợ trời, các hợp tác xã nông nghiệp mới được thành lập (phần đông cung cấp bán hàng qua internet và dịch vụ giao hàng), cửa hàng chuyên sản phẩm hữu cơ và siêu thị cao cấp.
Một trong những các thông dụng nhất để mua sắm các thực phẩm tươi sống tại Nga là các khu chợ trời tại địa phương. Trái cây, rau quả, thịt và các sản phẩm bơ sữa có nguồn gốc từ địa phương sẽ được bày bán tại địa điểm này với giá cả hợp lý cùng sự bảo đảm về độ tươi ngon cũng như “tự nhiên” của mặt hàng. Các sản phẩm này du không có nhãn “hữu cơ” nhưng vẫn có một danh tiếng nhất định về chất lượng và thường được xem là chứa ít thành phần có hại có sức khỏe (như chất phụ gia, chất bảo quản và hóa chất) so với các thực phẩm đóng gói khác. Do đó, nó đặt ra một mối đe dọa nhất định cho các sản phẩm đóng gói tốt cho sức khỏe cao cấp với giá cao hơn được bày bán trong các siêu thị. Đặc biệt là sản phẩm thịt và bơ sữa. Điều này là do một số lượng đáng kể nông dân Nga dựa vào các đồng cỏ hoang dã để chăn nuôi da súc. Thịt do đó không được chứng nhận thực phẩm sạch nhưng nói chung là không hề có hóa chất, đặc biệt là giá bán ra tương đối thấp trong khi có chấp lượng tốt và thịt luôn tươi sống.
Tuy nhiên, theoỦy ban Thống Kê Nga (Rosstat), chợ trời hiện nay đang giảm dần và mất thị phần vào các cửa hàng bán lẻ hiện lại. Thị phần của chợ trời hiện nay đang vào khoảng 12% trên tổng mức bán lẻ và đang dần thu hẹp lại. Chính quyền địa phương hiện đang đóng cửa dần các khu chợ (do việc nhập lậu, giả mạo và các thực phẩm không hợp vệ sinh được bày bán) và ủng hộ việc xây dựng các cửa hàng tạp hóa hiện đại. Tại Moscow, các nhà chức trách đã đóng cửa 19 khu chợ vào năm 2012.
Một xu hướng mới đang phát triển tại các thành phố lớn của Nga là các thực phẩm nông sản ở địa phương được bán trong các cửa hàng trực tuyến hoặc các cửa hàng thông thường. Nhìn chung, mục tiêu của các cửa hàng này là những người tiêu dung ó ý thức mạnh mẽ về độ tươi cũng như chất lượng của sản phẩm và trong những trường hợp nhất định, có sự quan tâm về thực phẩm hữu cơ. Các cửa hàng “thân thiện với môi trường” (hay còn được gọi là hợp tác xã của các nông dân) cung cấp các loại thực phẩm được trồng tại địa phương như thịt gia súc, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, rau quả cũng như các thực phẩm tự chế như bột mỳ, mứt, dưa chua, .v.v
Một ví dụ là Vse Svoe (“It’s all Yours” http://www.vse-svoe.ru/) là một đại diện cho các nông dân nói chung và người trồng nói riêng. Cửa hàng cung cấp các sản phẩm tự nhiên được trồng bởi nông dân địa phương để cung cấp cho các nhà bán lẻ cũng như các thành viên của câu lạc bộ Vse Svoe - những người đã đăng ký trên trang web của công ty. Vse Svow đã phối hợp với Đại học Nông nghiệp Michurinsky để phát triển các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm sạch của riêng mình.Sản phẩm được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu và các động vật không nhận các chế độ điều hòa sinh trường cũng như thức ăn nhân tạo.
Hầu hết các cửa hàng nông dân trực tuyến này cung cấp thực phẩm phân phối đến Moscow ba lần một tuần.Giá cho các sản phẩm này thường cao hơn nhiều so với các sản phẩm tương đương thông thường.Ví dụ như giá thịt bò “hữu cơ” Vse Svoe giao động vào khoảng $200 đến $500/kg. Đại diện của các cửa hàng này giải thích điều này là do thực tế những người nông dân làm việc theo tiêu chuẩn chất lượng cao và các sản phẩm rất tươi mới nên đòi hỏi một hệ thống hậu cần phức tạp.
Khi mua các sản phẩm hữu cơ thực sự chỉ có 2 lựa chọn tồn tại - các cửa hàng chuyên thực phẩm hữu cơ hoặc siêu thị cao cấp.Hầu hết những nơi này nhập khẩu sản phẩm hữu cơ từ các nước Châu Âu.Các sản phẩm hữu cơ của Hoa Kỳ cũng có mặt trên thị trường đặc biệt là các sản phẩm cho trẻ nhỏ.Một trong những chuỗi bán lẻ đáng chú ý nhất của Nga về lĩnh vực này là Bio Market (trước đây là Grunvald), chuyên về các sản phẩm hữu cơ.Một lựa chọn khác cho thực phẩm và đồ uống là Arivena chuyên bán buôn và online. Mở rộng các sự lựa chọn, các sản phẩm hữu cơ cũng có thể được tìm thấy trong các chuỗi bán lẻ Perekrestok Green, Metro Cash &Carry…
3.2.2.2. Kêu gọi sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thúc đẩy thương mại với Nga
Sự thông thoáng trong trao đổi thương mại giữa hai nước là một nhân tố khách quan có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp xuẩt nhập khẩu.Cơ chế hợp tác và giảm thiểu hàng rào thương mại hoặc phi thương mại sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và dễ dàng tiếp cận thị trường đích hơn.Ở chiều ngược lại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia cũng cho thấy mức độ phát triển của quốc gia đó.Trong bối cảnh giá trị xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ tài nguyên thô, nhiên liệu, lương thực,…thì những sản phẩm xuất khẩu tận dụng được lợi thế, có giá trị gia tăng lớn và hàm lượng lao động sản xuất cao như nông nghiệp hay công nghiệp nhẹ nên cần được khuyến khích bởi Nhà nước nhiều hơn nữa. Masan Group muốn chuyển mình từ doanh nghiệp nội địa hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm trở sang khai thác các thị trường quốc tế, một điều kiện cực kỳ quan trọng đó là phải nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Hợp tác kinh tế Việt - Nga phát triển sẽ là hành lang thuận lợi để Masan Group dễ dàng tiếp cận thông tin và giảm thiểu rủi ro khi xâm nhập vào thị trường.
Nga là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua, xếp thứ 6 trong tổng số các thị trường thuộc khu vực châu Âu của Việt Nam trong năm 2017. Tính chung tất cả các thị trường trên thế giới Nga là đối tác thương mại lớn thứ 23 của Việt Nam, trong đó là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 25 của các doanh nghiệp Việt Nam và ở chiều ngược lại Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 19. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại hai chiềuViệt Nam - Nga chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Điều này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của hai nước.