Tăng cường nghiên cứu, đẩy mạnh hàm lượng công nghệ trong nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo mô hình 3f nhằm xuất khẩu sang thị trường nga của masan group (Trang 86 - 88)

chất lượng và đa dạng hóa chủng loại thức ăn chăn nuôi (F1)

Trong mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi, Masan Nutri-Science sở hữu hai thương hiệu Proconco (Tiền thân là công ty cổ phần Việt - Pháp Sản xuất thức ăn gia súc) và Anco (Tiền thân là Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế)

với nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật từ Pháp và Đài Loan. Proconco là một thương hiệu giàu truyền thống và đã có tuổi đời hơn 20 năm trên thị trường.

Masan hiện có 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phân bố rộng khắp cả ba miền, cung cấp đa dạng từ thức ăn gia súc gia cầm đến thức ăn thủy sản vào khoảng hơn 80 chủng loại, đạt công suất trên 2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm.

Để hoàn thiện mô hình 3F, Masan sẽ cần đầu tư mạnh hơn vào trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản,..làm nguyên liệu cho sản xuất chế biến thực phẩm. Do vậy nhu cầu về thức ăn chăn nuôi kỳ vọng tăng lên gấp 4 lần cho đến năm 2022. Với dây chuyền sản xuất hiện tại, công suất gần như đã bão hòa thì việc tăng gấp 3 sản lượng là điều bất khả thi. Do đó, việc cần làm đầu tiên đó là cần phải nhanh chóng tăng cường hoạt động nghiên cứu, hoặc đầu tư mua sắm, chuyển giao công nghệ tiên tiến để tăng sản lượng sản xuất được. Một nhà máy của Masan với công suất tối đa 360.000 tấn/năm hiện nay là thấp hơn nhiều so với công suất cực đại của một nhà máy Cargill ở vào khoảng 500.000 tấn/năm.Cargill hiện có tới 9 nhà máy sản xuất trong khi thị phần của Cargill mới chỉ ở mức xấp xỉ 10%, thua 5 điểm so với mức thị phần 15% của Masan.

Tháng 11/2016, Masan đã đưa vào sản xuất thêm một nhà máy thứ 9 (nhà máy ANCO Nghệ An), với công suất trung bình khoảng 350.000 tấn/năm. Để đảm bảo sản lượng 5-6 triệu tấn/năm cho tới năm 2020, Masan cần cấp thiết xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất mới, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội bộ ngày càng lớn và đa dạng hơn.

Một số gợi ý trong đầu tư hoàn thiện F1

- Mua sắm/ lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất mới, hiện đại đạt tới công suất 500.000 tấn/năm

- Xây dựng thêm các nhà máy sản xuất tại khu vực phía Bắc nhằm đảm bảo phân bố hợp lý, giảm chi phí vận chuyển

- Đầu tư thêm vào cơ sở vật chất phụ trợ như kho bãi, điểm trung chuyển hàng hóa khu vực để tránh tình trạng thiếu hàng, chuẩn bị tốt cho giai đoạn khi nhu cầu liên tục tăng cao và đều đặn

sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Hiện nay, các kế hoạch nông nghiêp đang được khuyến khích đưa vào chăn nuôi ngày một nhiều giống mới nhằm tăng sức sống cho vật nuôi, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Đa dạng hóa thức ăn chăn nuôi cũng cần phải theo kịp được vấn đề này. Dự kiến đến 2020, thức ăn gia súc gia cầm đạt 80 loại, thức ăn thủy sản đạt 25 loại, trong đó không chỉ dừng ở phục vụ các loại tôm, cá xuất khẩu truyền thống mà còn mở rộng sang các loại thủy sản cao cấp, có giá trị và được ưa chuộng trên toàn thế giới như tôm he, tôm hùm, cá hồi,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo mô hình 3f nhằm xuất khẩu sang thị trường nga của masan group (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)