Thực trạng chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0261 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hoài đức luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 70)

- chi nhánh huyệnHoài Đức

2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Hoài Đức

Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh ngày càng tăng. Nằm trên địa bàn huyện nên việc cho vay của Chi nhánh chủ yếu ở một số thành phần kinh tế như cá nhân, hộ kinh doanh. Những thành phần khác chiếm tỷ trọng nhỏ như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

1 .Tuân thủ quy định pháp

19 1 0 0 18 2 0 0

2.Quy trình tín dụng 18 2 0 0 18 2 0 0

3 .Sự thoả mãn nhu cầu

của khách hàng 17 3 0 0 15 3 2 0 4.Tính đa dạng của hình thức cấp tín dụng cho khách hàng_____________ 14 6 0 0 12 4 2 0 5.Uy tín, hình ảnh NH 19 1 0 0 18 1 1 0

(Số lượng khảo sát: 20 CBNV - 20 Khách hàng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 981,21 1090,96 1207,23

47

nhân viên ngân hàng đều khá hài lòng với quy trình hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh Huyện Hoài Đức. Quan trọng hơn đó là sự tín nhiệm của khách hàng đối với cách thức làm việc của ngân hàng dựa trên các quy định pháp lý, quy trình tín dụng và đa dạng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

Có thể nói, trên địa bàn huyện, NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh Huyện Hoài Đức có uy tín rất lớn đối với khách hàng. Khi đến với ngân hàng để giao dịch, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm bởi vì tài sản của khách hàng luôn đuợc trông coi cẩn thận (có phòng bảo vệ, có bãi để xe và không thu lệ phí). Khách hàng mới sẽ không mất nhiều thời gian để tìm phòng tín dụng bởi ở ngay truớc cửa có bảng chỉ dẫn. Trong phòng tín dụng, cách bài trí trong phòng khá đẹp. Đặc biệt là thái độ của các nhân viên ngân hàng rất lịch thiệp, cởi mở, tạo một bầu không khí thoải mái giữa khách hàng và ngân hàng. Điều này ngày càng làm cho có nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.

Tuy nhiên, điều khiến nhân viên ngân hàng cũng nhu khách hàng không hài lòng ở đây chính là tính đa dạng của hình thức cấp tín dụng cho khách hàng, cụ thể là thủ tục và tài sản thế chấp cho vay không đuợc linh hoạt, các sản phẩm tín dụng còn chua nhiều, thời gian vay ngắn. NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức nói riêng chủ yếu nhận tài sản thế chấp của khách hàng là bất động sản nên cũng hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng. Thời gian vay vốn tối đa tuơng đối ngắn, điều này làm giảm luợng khách hàng có nhu cầu vay vốn dài hạn để sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân xét theo các chỉ tiêu định lượng

a. Tăng trưởng cho vay và cơ cấu dư nợ

Du nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định và đây là cũng là khoản mà ngân

48

hàng cần phải thu về.

- Về dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

1.Dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73

Tỷ trọng (%) 78,69% 77,38% 79,83%

2.Dư nợ KHDN 209,06 246,78 243,5

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng du nợ 981,21 1090,96 1207,23

1 .Nông nghiệp 296,03 319,87 340,19

Tỷ trọng ( % ) 30,17% 29,32% 28,18%

2.Tiểu thủ công nghiệp 338,71 391,76 440,52

Tỷ trọng ( % ) 34,52% 35,91% 36,49%

3.Thuơng mại và dịch vụ. 323,5 366,01 411,9

Tỷ trọng ( % ) 32,97% 33,55% 34,12%

4.Ngành khác 22,97 1332 14,62

Tỷ trọng ( % ) 2,34% 1,22% 1,21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay phân theo khách hàng hàng năm của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm chủ yếu cho vay các hộ sản xuất và cá nhân, chiếm tỷ trọng trung bình năm là 78,63% tổng dư nợ. Đặc điểm nổi bật của các đối tượng đi vay loại hình khách hàng cá nhân ở huyện Hoài Đức là quy mô sản xuất cũng như chi tiêu sinh hoạt không lớn, trong đó các khách hàng cá nhân chủ yếu vay vốn với mục đích chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp một số ngành nghề thủ công truyền thống như mây tre đan, dệt len, nuôi thủy sản .. cùng một số nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, vay mua hay sữa chữa nhà, mua xe hay bổ sung nhu cầu cần vốn lưu động trong kinh doanh hay trang trải các khoản chi phí trước mắt... Các khoản vay này được trả dần đều hàng tháng và bằng thu nhập hàng tháng của đối tượng đi vay. Trong giai đoạn 2012-2013, do ảnh hưởng khủng hoảng và suy thoái dẫn đến nền kinh tế phát triển chậm, sức mua suy giảm, hàng tồn kho lớn, nhiều cá nhân phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, dư nợ cho vay cá nhân có xu hướng giảm. Bước sang năm 2014, nền kinh tế

49

đang có dấu hiệu phục hồi, các khách hàng cá nhân có nhu cầu đầu tu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.... Điều này đã góp phần làm tăng du nợ đối với KHCN.

- Về du nợ phân theo ngành nghề

Bảng 2.5: Dư nợ phân theo ngành nghề

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ quá hạn KHCN 114,58 101,72 92,04 Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 14,84 12,05 9,55

(Nguồn: Báo cáo kêt quả cho vay theo ngành kinh tê hàng năm của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong những năm qua, du nợ cho vay của chi

nhánh bao gồm cho vay nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, chi nhánh còn cho vay các đối tuợng khác nhu vay tín chấp với mục đích tiêu dùng. Tổng du nợ từ năm 2012 đến năm 2014 đều tăng từ 981,21 tỷ đồng đến 1207,23 tỷ đồng, nhu vậy cho thấy tình hình du nợ của các khách hàng cá nhân ngày càng lớn. Đối với tỷ trọng của ngàng nông nghiệp giảm từ 30,17 % xuống còn 28,18%, các ngành tiểu thủ công nghiệp tăng từ 34,52% đến 36,49%, các ngành thuơng mại và dịch vụ cũng tăng từ 32,97% đến 34,12%, các ngành khách giảm từ 2,34% xuống còn 1,21%.

Tỷ trọng cho vay nông nghiệp giảm xuống trong khi tỷ trọng cho vay tiểu thủ công nghiệp, thuơng mại và dịch vụ tăng lên. Cơ cấu du nợ theo ngành nghề

50

như trên là phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, cụ

thể là theo hướng giảm dần doanh thu ngành nông nghiệp, tăng dần doanh thu ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Cụ thể là, trong mấy năm gần đây, số lượng người lao động đi nước ngoài theo hợp đồng có xu hướng ngày càng tăng. Ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá họ là đối tượng có thu nhập khá ổn định. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức đã đẩy mạnh cho vay đối tượng là người lao động đi nước ngoài theo hợp đồng. Đây là một trong những lí do khiến tỷ trọng cho vay ngành dịch vụ và thương mại tăng lên.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

- Nợ quá hạn là vấn đề luôn được quan tâm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất vì nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng.

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng như việc xác định không phù hợp thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ.... Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 -2014 của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu KHCN 24,7 24,48 24,09 Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73 Nợ xấu / tổng dư nợ (%) 3,2 2,9 2,5 51

Biểu đồ 2.1: So sánh nợ quá hạn và tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 -2014 của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro từ hoạt động cho vay và đòi hỏi ngân hàng phải tính toán, định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.2, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân từ năm 2012 đến 2014 ngày càng giảm cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được nâng cao.

Năm 2012, tỷ lệ này ở mức 14,84%, sang năm 2013 giảm xuống còn 12,05% và năm 2014 là 9,55%. Lý giải cho sự thay đổi trên là do tình hình nền kinh tế qua các năm. Năm 2012, lạm phát kinh tế tăng cao cùng với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã làm cho hoạt động sản

xuất kinh doanh trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Việc trả nợ của khách hàng

cá nhân bị ảnh hưởng. Đến năm 2013, tỷ lệ này giảm đi do chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời trong vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Đến năm 2014, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, người vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì thế, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống.

- Tỷ lệ nợ xấu

Theo quyết định số 493/QĐ-NHNN thì nợ của ngân hàng được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng vì nợ

52

quá hạn chỉ phản ánh số tiền cho vay của ngân hàng không thu hồi đuợc nợ đúng hạn.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ có TS đảm bảo 725,82 810,41 915,54 Tổng dư nợ KHCN 772,15 844,18 963,73 Tỷ lệ nợ có TS đảm bảo 94 96 95

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 -2014 của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Biểu đồ 2.2: So sánh nợ xấu và tổng dư nợ

1000 800 600 400 200 0 2012 2013 2014 Nợ xấu KHCN Tổng dư nợ KHCN

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 -2014 của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Từ năm 2012, tình hình nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng kéo theo

những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, ảnh hưởng này là rất lớn. NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, giành giật

53

vốn giữa các NHTM và nâng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế đã khiến cho việc trả nợ của khách hàng giảm sút. NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã làm cho các khoản vay của khách hàng cá nhân trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhờ có hướng đi hợp lý, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở trong tầm kiểm soát. Cụ thể là: năm 2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,2%/tổng dư nợ và giảm đi còn 2,9% vào năm 2013 và 2,5% năm 2014. Đây là một biểu hiện tốt mà ngân hàng cần phát huy và phát huy tốt hơn nữa.

c. Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 -2014 của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức)

Hiện nay, ở NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức, 95% các món vay KHCN đều có tài sản đảm bảo. Như vậy, ta có thể thấy các món vay KHCN tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức có tỷ lệ đảm bảo khá cao.

Theo quy định về tài sản đảm bảo tiền vay thì Tỷ lệ cho vay tối đa/ Giá trị tài sản bảo đảm là 70%. Tuy nhiên, phần lớn món vay của NHNo&PTNT Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức đều có Tỷ lệ cho vay tối đa/ Giá trị tài sản bảo đảm dưới 70%. Điều này cho thấy sự an toàn cao của các khoản vay.

d. Tỷ lệ thu hồi nợ xấu KHCN

54

sinh lời của nền kinh tế được tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Ngân hàng, đồng thời cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong nền kinh tế đang bị đóng băng trong các khoản nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính cho các TCTD.

Để xử lý nhanh và căn bản nợ xấu trong các TCTD, NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) sau khi đã được Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận. Tốc độ thu hồi nợ xấu ở NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức giai đoạn 2012 - 2014 lần lượt là 12%, 17%, 20%. Có thể thấy, tốc độ thu hồi nợ xấu có tăng lên nhưng chưa đạt mức yêu cầu đề ra.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC

Đánh giá chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng giúp ngân hàng nhận thức rõ những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, thấy được nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, chi nhánh đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu 0261 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hoài đức luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w