Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0261 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hoài đức luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99)

- chi nhánh huyệnHoài Đức

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động cho vay cá nhân, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ như các qui định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các qui định về đảm bảo tiền vay... Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam cần ban hành có hướng dẫn cụ thể về quy chế cho vay những đối tượng đặc thù trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện, là cơ sở để tăng trưởng tín dụng

- NHNN cần hoàn thiện hệ thống hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin khách hàng cá nhân, cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện nay, các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho các NHTM và các tổ chức tín dụng khác ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Do đó, NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của trung tâm, từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu luôn chính xác kịp thời để tăng khả năng thẩm

84

định, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo tăng cường lượng thông tin hai chiều giữa Trung tâm và NHTM.

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM, thường xuyên bám sát hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đảm bảo thực hiện kiểm soát hoạt động NHTM tại chỗ, từ xa, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đào tạo và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Nâng cao năng lực điều hành chỉ đạo thống nhất hệ thống thanh tra ngân hàng và chịu trách nhiệm về việc theo dõi tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình chất lượng cho vay, kết quả của việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng của toàn hệ thống các TCTD để kịp thời đề xuất với thống đốc NHNN biện pháp xử lý, cảnh cáo. Ngoài ra, NHNN Việt Nam cần xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD, ban hành qui định mới về đánh giá, xếp hạng các TCTD.

- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trường, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối liên ngân hàng đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

3.3.3 Kiến nghị vói Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

85

NHNN về cho vay khách hàng cá nhân cho các chi nhánh ngân hàng trực thuộc, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, và đồng bộ trong toàn hệ thống.

- Sớm nghiên cứu và ban hành các quy chế tài chính, tổ chức, khen thưởng kỷ luật riêng đối với các cán bộ tham gia quy trình cho vay để tạo động lực làm việc tốt hơn. Nếu NHNo&PTNT Việt Nam vẫn áp dụng cơ chế bình quân như hiện nay sẽ rất khó để giữ chân cán bộ giỏi, tâm huyết. Cụ thể là, các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, có những ý tưởng sáng tạo trong công việc giúp ngân hàng có được nhiều lợi nhuận sẽ được khen thưởng. Ngược lại, các cán bộ làm sai quy trình cho vay sẽ bị kỉ luật như trừ lương, hạ bậc lương... Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm, hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra, nâng cao chất lượng cho vay trong toàn hệ thống.

- NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng các công cụ, chính sách hỗ trợ tín dụng bán lẻ bao gồm định giá TSĐB, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng. Ví dụ như ngân hàng xây dựng bộ phận định giá TSĐB riêng biệt, hoạt động độc lập; bộ phận hỗ trợ tín dụng chuyên hỗ trợ công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo cho các tài sản thế chấp. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng mạnh tính liên kết chặt chẽ giữa bán buôn và bán lẻ trong chào bán sản phẩm, phát huy tối đa công năng, tiện ích của sản phẩm; nhanh chóng đưa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ triển khai toàn hệ thống, mở ra hướng mới trong phương thức quản lý thông tin khách hàng, nhanh chóng ra quyết định cho vay, giảm thiểu thủ tục

- NHNo&PTNT Việt Nam cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc xây dựng, củng cố uy tín thương hiệu của ngân hàng, khẳng định niềm tin yêu của khách hàng, góp phần “Mang phồn thịnh đến khách hàng” theo đúng triết lý kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục

86

triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Bước đầu của chương trình hiện đại hóa, Ngân hàng đã triển khai tích cực và đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục phát huy và áp dụng nhanh hơn công nghệ tiên tiến trong hoạt động đồng thời luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các chi nhánh.

3.3.4 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam - chi nhánh Hà Tây Nam - chi nhánh Hà Tây

- Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể các văn bản của Ngân hàng cấp trên về hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân trước khi gửi xuống cơ sở để thực hiện, tránh sao chụp đơn thuần làm cho việc thực hiện ở Ngân hàng cấp huyện lúng túng hoặc vận dụng không đồng nhất.

- NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây cần xây dựng chương trình đào tạo để cán bộ quản lý có kiến thức cơ bản trong một số lĩnh vực quản lý điều hành kinh doanh công nghệ thông tin, mở rộng thị phần. Hàng năm, NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây tổ chức các cuộc thi đối với cán bộ nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ và làm cơ sở cho việc sắp xếp vị trí, quyền hạn cán bộ hợp lý hơn.

- Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân: tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra của tỉnh đối với NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra chuyên đề để giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức khắc phục những hạn chế, yếu kém vươn lên đạt kết quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.

87

nhân của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây còn hạn chế so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt quyết liệt, nếu Ngân hàng không nâng cao chất lượng tín dụng và các hoạt động dịch vụ thì không những sẽ không thu hút được mà còn bị mất khách hàng, mất thị trường. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây phải mở rộng các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng nhằm tạo thêm thu nhập và tăng vị thế của Ngân hàng. bằng cách thực hiện những biện pháp cụ thể sau :

+ Chủ động giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình; in các tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ tín dụng cá nhân kèm các tính năng một cách ngắn gọn, dễ hiểu đặt ở vị trí dễ thu hút khách hàng.

+ Ngoài các kênh truyền thống, để các hoạt động quảng cáo có thể tiếp cận nhanh hơn đến từng khách hàng, Chi nhánh nên sử dụng các phương tiện hiện đại như email, mobile để cập nhật cho khách hàng các thông tin mới nhất về sản phẩm, chương trình khuyến mại, ưu đãi hay chính sách phí lãi suất... nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng

+ Tiếp tục duy trì và tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động tài trợ từ thiện, công tác xã hội, tích cực tham gia các chương trình ưu đãi cho vay theo định hướng hỗ trợ vùng nông thôn, xóa đói giảm nghèo. nhằm phát triển đời sống xã hội tại địa bàn các huyện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể nói, xuất phát từ kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, NHNo& PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức đã xây dựng hướng phát triển cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh nói chung và nhấn mạnh quan điểm tăng cường phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng cá nhân nói riêng. Từ các định hướng trên, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng cá nhân và kiến nghị về các điều kiện để thực hiện giải pháp hiệu quả và thành công.

88

KẾT LUẬN

Phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ đã trở thành xu hướng của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, NHNo& PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức không ngừng phấn đấu mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa xứng đáng với tiềm năng và vị thế của Chi nhánh. Trước tình hình đó, luận văn đã tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp thực sự hiệu quả để phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo& PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được các nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn đã đưa ra những lý luận tổng quan cơ bản về tín dụng cá nhân bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng đối với cá nhân, các sản phẩm tín dụng cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng đối với cá nhân.

Hai là, luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức trong giai đoạn 2012-2014. Trên cơ cở những vấn đề đặt ra như danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân đang triển khai, những kết quả đã đạt được, luận văn làm rõ những tồn tại, hạn chế như quy trình cấp tín dụng còn rườm rà; bộ máy bán lẻ chưa chuyên nghiệp, hoạt động marketing, tiếp thị còn yếu ...xuất phát từ các nguyên nhân như trình độ của cán bộ, chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này.

Ba là, để khắc phục được những nguyên nhân và hạn chế trên, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân như tăng cường công tác kiểm soát cho vay, nâng cao năng lực của các cán bộ... Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra các kiến nghị để thực hiện giải pháp hiệu quả.

89

Có thể nói, đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức” không phải là đề tài mới nhưng là

nội dung mà NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức cần quan tâm, đặc biệt trong thời gian tới, khi thị trường bán buôn đã trở nên bão hòa, thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt và NHNo&PTNT Việt Nam đang dần chuyển đổi mô hình kinh doanh mới hiện đại. Yêu cầu đặt ra đối với NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức là triển khai đồng bộ và duy trì các giải pháp này để phát triển song hành bán buôn và bán lẻ nhằm nâng cao năng lực, tạo ra lợi thế mới.

Do những hạn chế về thời gian và lý luận nghiên cứu, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị làm việc tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Hoài Đức và các bạn bè để những hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình

- GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), “Quản trị Ngân hàng thuơng mại”, NXB Thống kê, Hà Nội

- GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), “Giáo trình Ngân hàng thuơng mại”, NXB Thống kê, Hà Nội

- GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), “Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng ”, NXB Thống kê, Hà Nội

- TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính

- Peter, S.R. (2004), Quản trị ngân hàng thuơng mại, NXB Tài chính, Hà Nội

- Fredric Minskin (2001), Giáo trình tiền tệ ngân hàng và thị truờng tài chính, NXB khoa học- kỹ thuật

2. Báo cáo, tài liệu nội bộ

- Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoài Đức năm 2012,2013,2014

- Báo cáo tổng kết của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện huyện Hoài Đức năm 2012, 2013 và 2014

- NHNo & PTNT Việt Nam, 2010, Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 quy định về quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- NHNo & PTNT Việt Nam, 2010, Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010 quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- NHNo & PTNT Việt Nam, 2011, Quyết định số 881/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 16/7/2011 về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- NHNo & PTNT Việt Nam, 2007, Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 03 tháng 12 năm 2007 về quy định về bảo đảm tiền vay

- Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam

3. Các văn bản, quy định

- Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 Quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thông tư số 03/2012/TT-NHNN ngày 28/1/2013 Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010QH 12)

- Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 (Luật số 46/2010QH 12)

Một phần của tài liệu 0261 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hoài đức luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w