NHNN cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể các quyết dịnh, chỉ dạo của cơ quan quản lý nhà nước cho các NHTM
NHNN ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể, các quyết định, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cho các NHTM phải bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế, tránh sự nhầm lẫn, xung nột trong việc thực thi. Thời gian từ lúc ban hành một quyết định, quy định đến khi có sự thay nổi chúng cần được kéo dài hơn. Việc thay đổi liên tục sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc đầu tư thời gian và chi phí đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ, hơn nữa trong hoạt động cũng sẽ dễ gây ra sai sót.
Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành chính sách tiền tệ quốc gia do đó cần có các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, không để xảy ra những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá làm tăng thêm bất lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường liên ngân hàng phát triển.
Ngân hàng Nhà nước nên có các chính sách chế độ hợp lý đối với các NHTM. Thực sự trong giai đoạn hiện nay các NHTM cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được thì các NHTM phải cố gắng không ngừng trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành các văn bản chế độ là cơ quan quản lý các NHTM cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chế độ quản lý đối với các NHTM giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần nghiên cứu các cơ chế lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp đảm bảo bám sát thị trường, hỗ trợ tốt cho các chi nhánh trong tăng trưởng hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả. Ban hành cơ chế quản lý chặt chẽ cho vay doanh nghiệp nhà nước, cho vay bất động sản và cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tập trung nghiên cứu xây dựng thiết kế các sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh nhằm từng bước cải thiện thị phần. Đẩy mạnh công tác quản lý, đơn giản hóa các quy trình nghiệp vụ, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng và xử lý các yêu cầu của chi nhánh. Phân cấp phê duyệt tín dụng tại trụ sở chính để giảm tải và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ của các chi nhánh trình trụ sở chính phê duyệt.
Trụ sở chính cần ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn cho hoạt động của các phòng giao dịch vì định hướng phát triển của Vietcombank trong giai đoạn tới là phát triển hoạt động kinh doanh tại các phòng giao dịch như một chi nhánh thu nhỏ, để các phòng giao dịch trở thành điểm tựa, gánh vác các chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh nên các phòng giao dịch cần được tạo cơ hội để phát triển.
Phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ có hiệu quả cho chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, hoàn thiện các cơ chế, quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bán đấu giá tài sản, công an, tòa án, thi hành án để hỗ trợ xử lý, thu hồi nợ đạt kết quả cao nhất.
Kiện toàn nhân sự cho khối bán lẻ. Rà soát lại cơ cấu tổ chức nhân sự theo hướng tăng cường cán bộ cho bán lẻ, tinh giản cán bộ không có động lực làm việc, hiệu suất kém thay thế bằng cán bộ mới có chất lượng và nhiệt huyết, trách nhiệm nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc của chi nhánh. Áp dụng các cơ chế đánh giá, hình thức khen thưởng phù hợp cho các
cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh và hệ thống.
Chủ động trong việc đào tạo cán bộ tại các chi nhánh. Thực hiện triển khai thi kiểm tra tay nghề cho các cán bộ trong hệ thống. Có cơ chế khen thuởng với cán bộ có kết quả thi xuất sắc, có hình thức sắp xếp, bố trí lại công việc đối với các cán bộ có kết quả thi không đạt yêu cầu.
Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát. Chú trọng công tác kiểm soát tính tuân thủ và rủi ro đạo đức, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại. Có thái độ kiên quyết xử lý đối với các vi phạm, sai phạm chủ quan của cán bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về chất lượng tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Thanh Xuân, luận văn đã đưa ra một số các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Thường xuyên rà soát, đánh giá lại danh mục khách hàng, bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để kịp thời phát hiện, nhận diện và có các giải pháp thu hồi nợ.
- Rà soát, xem xét từng khoản nợ xấu: Đánh giá khả năng thu hồi, đề ra biện pháp và tiến độ thu hồi. Phân công cụ thể trách nhiệm của ban giám đốc và các cán bộ liên quan đối với từng khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng để cùng có trách nhiệm giải quyết.
- Rà soát, sắp xếp lại lao động chi nhánh theo hướng tăng cường cán bộ bán hàng. Bố trí nhân sự có kinh nghiệm công tác tín dụng cho các phòng giao dịch.
Nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề phức tạp và khó khăn đòi hỏi chi nhánh phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần thường xuyên tự rà soát, kiểm tra nội bộ để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, sai sót phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Để thực hiện công tác tín dụng ngày càng có hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế thì ngoài sự nỗ lực và cố gắng của chi nhánh cũng cần có sự phối kết hợp của các ban ngành có liên quan trong việc ban hành các quy định, quy chế và hướng dẫn thực hiện.
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. Muốn tồn tại và phát triển bền vững được ngân hàng cần đảm bảo cho hoạt động tín dụng của mình vừa an toàn, vừa hiệu quả. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng. Qua nghiên cứu về công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động tín dụng, luận văn đã giải quyết được các vấn đề cơ bản đặt ra bao gồm:
Thứ nhất, luận văn đã làm rõ cơ sở luận về tín dụng và chất lượng tín dụng tại NHTM. Ngoài ra luận văn cũng thực hiện phân tích về các tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân.
Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng quy mô tín dụng và chất lượng
tín dụng tại chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2014 - 2016 ở cả khía cạnh định tính và định lượng. Kết quả phân tích cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng tuy nhiên chất lượng tín dụng của chi nhánh có xu hướng xấu đi trong giai đoạn 2014 - 2015 và đã được cải thiện dần trong năm 2016. Nguyên nhân chính của việc này là do trong giai đoạn những năm đầu mới thành lập, chi nhánh đã quá chú trọng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu mà trụ sở chính giao như tăng trưởng quy mô tín dụng mà chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng nên đã để xẩy ra tình trạng một số khoản cho vay chưa được thẩm định đúng quy trình. Từ đó xảy ra tình trạng một số khoản vay không đủ tiêu chuẩn cho vay đã phát sinh nợ quá hạn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan như kinh tế suy thoái và phục hồi chậm dẫn đến việc
doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh từ đó gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ đúng hạn.
Thứ ba, trên cơ sở luận cũng như đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng
tại chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2014 - 2016, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn tới. Các giải pháp, kiến nghị tập trung vào các khía cạnh chủ yếu: (i) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng như hoàn thiện quy trình tín dụng, thành lập các phòng ban quan trị rủi ro chuyên biệt, nâng cao năng lực và
đạo đức cán bộ tín dụng, thẩm định... (ii) Hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng như tăng cường công tác tiếp thị, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, cải tiến công nghệ và đẩy mạnh công tác huy động vốn...
Hoàn thành bản luận văn này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ kiến thức của mình vào việc tháo gỡ những khó khăn trong công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá phức tạp, hơn nữa thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân, tồn tại để tìm ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trên. Tôi rất mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn tốt nghiệp có thể được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của GS.TS Nguyễn Văn Nam đã giúp đỡ tôi nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ và ngân hàng, Học viện ngân hàng, NXB thống kê.
2. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị Tín dụng ngân hàng thương mại, NXB tài chính.
3. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập,
Luận án tiến sĩ.
4. Vũ Văn Đức (2015), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại
ngân hàng chính sách xã hội - chi nhánh huyện Tân Lạc, Luận văn thạc sĩ.
5. Lê Đăng Hoàn (2013), Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại một số thành phố lớn ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
6. Phùng Thế Kiên (2014), Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, Luận văn thạc sĩ. 7. Lê Thị Thanh Mỹ (2017), Hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ.
8. Nguyễn Thị Nhu Thủy (2015), Hiệu quả tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ. 9. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
10. Hoàng Nguyên Khai (2015), Năng lực cạnh tranh thị trường tài chính Việt Nam và thực tiên tại Vietcombank, Tạp chí tài chính kỳ 2 số tháng 10/2015.
11. Nguyễn Kim Quốc Trung (2017), Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ
và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, Tạp chí tài chính tháng 07/2017.
12. Báo cáo Thuờng niên Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam năm 2014, 2015 và 2016.
13. Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP ngoại thuơng Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân năm 2014, 2015, 2016.
14. Các tài liệu luu hành nội bộ của Ngân hàng TMCP ngoại thuơng Việt Nam và Ngân hàng TMCP ngoại thuơng Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân.
15. Quốc Hội nuớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật ngân hàng nhà nuớc Việt Nam số 46/2010/QH12 ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010.
16. Quốc Hội nuớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010. 17. www.vietcombank.com.vn.