Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại

Một phần của tài liệu 0276 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 73 - 77)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Về môi trường kinh tế: Các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách vĩ mô thiếu tính ổn định, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô tác động đến hoạt động tín dụng của chi nhánh bao gồm: biến động tỷ giá hối đoái theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định rời khỏi liên minh châu Âu của Anh, khủng hoảng nợ công Châu

Âu, cục dự trữ liên bang Mỹ điều chỉnh lãi suất...; kinh tế thế giới có nhiều bất ổn truớc hàng loạt các thay đổi trong chính sách đối ngoại và kinh tế của các quốc gia lớn.

Về môi truờng pháp lý: Môi truờng pháp lý cho hoạt động tín dụng chua đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt là hệ thống các cơ chế chính sách về xử lý tài sản đảm bảo còn bất cập nên hạn chế đến việc xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả đuợc nợ.

Chi nhánh phải đối mặt với áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh trên cùng địa bàn nhu ngân hàng TMCP Công Thuơng chi nhánh Thanh Xuân, ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân và một số chi nhánh ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh khác nhu ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân, Ngân hàng TMCP kỹ thuơng Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân...

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan a. về phía chi nhánh

Đây là những nguyên nhân thuộc chính bản thân của chi nhánh. Chi nhánh phải tìm ra những nguyên nhân đó để hạn chế và khắc phục, từ đó mới cải thiện đuợc chất luợng tín dụng cũng nhu kết quả hoạt động kinh doanh. Các nguyên nhân chính là:

- Chi nhánh chua xây dựng kế hoạch hay chính sách huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng truởng tín dụng trong những năm qua.

- Quy trình tín dụng của chi nhánh chua đầy đủ, chua chặt chẽ, tạo kẽ hở để cán bộ ngân hàng và khách hàng lợi dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chua tốt, tính tuân thủ các quy chế chua cao, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ cận tín dụng ngân hàng chua đuợc quan tâm, cho nên dẫn đến những rủi ro trong việc cho vay.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh còn ít, tuổi đời trẻ nên kinh nghiệm còn thiếu. Công tác thu thập thông tin còn nhiều bất cập nên chất lượng thẩm định chưa đạt yêu cầu. Khi tiến hành thẩm định thì cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng, các phương án kinh doanh đề ra chứ chưa đối chiếu phân tích với các nguồn thông tin khác, nhất là thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng chưa thực sự sát với thực tế, từ đó có thể ra quyết định không chính xác. Bên cạnh đó, chi nhánh chưa thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân.

- Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng, một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất và lợi dụng chức vụ quyền hạn, câu kết với khách hàng để cố ý làm trái các quy định và đe dọa đến hoạt động và tính lành mạnh, an toàn của chi nhánh.

- Hiện tại cơ chế chính sách của Vietcombank vẫn chưa thực sự đầy đủ, Chi nhánh vẫn phải tự chủ động tìm kiếm và xử lý tài sản đảm bảo mà chưa có tập trung đầu mối ở trụ sở chính, trong khi đó quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản đảm bảo và các tranh chấp phát sinh cũng chưa rõ ràng, vậy nên chi nhánh phải mất thời gian tìm hiểu và ảnh hưởng tới việc triển khai việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

- Bên cạnh đó chất lượng tín dụng của chi nhánh còn bị chi phối bởi các áp lực chỉ tiêu doanh số do trụ sở chính giao.

b. về phía khách hàng

- Việc thực hiện chế độ kế toán của doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc. Nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để được vay vốn ngân hàng bằng cách đưa ra các báo cáo sai sự thật, làm tăng khả năng tài chính và tính khả thi của phương án.

- Một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không nỗ lực sử dụng vốn vay có hiệu quả. Khách hàng thiếu thiện chí cung cấp thông tin định kỳ cần thiết theo yêu cầu, báo cáo sai sự thật, giấu tình hình thua lỗ, khách hàng vay còn chây ỳ và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Với những nguyên nhân trên đã dẫn tới những khó khăn, tồn tại mà chi nhánh đang phải đối mặt. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân đó, chi nhánh sẽ có các biện pháp giải quyết hiệu quả nhất để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chuơng 2 của luận văn đã phân tích thực trạng chất luợng tín dụng của ngân hàng TMCP ngoại thuơng Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2014 - 2016. Thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất luợng tín dụng và thực tiễn hoạt động trong thời gian qua cho thấy chất luợng tín dụng tại chi nhánh đang dần đuợc cải thiện tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế. Để nâng cao hơn nữa chất luợng tín dụng, chi nhánh cần xem xét nghiêm túc các hạn chế, từ đó có các biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm củng cố chất luợng tín dụng và cải thiện kết quả kinh doanh.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 0276 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w