1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của nền kinh tế. Bởi vì ngân hàng giống như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đó là một lĩnh vực rất nhạy cảm và rủi ro rất cao. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì có lẽ tín dụng là một nghiệp mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Sẽ là sai lầm nếu quan niệm rằng cho vay có tài cầm cố thế chấp, nhưng không vượt quá tỷ lệ quy định là an toàn nhất. Tuy nhiên thực tế là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng mới là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Chất lượng tín dụng tùy từng góc độ khác nhau lại có những định nghĩa khác nhau.
Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ doanh nghiệp: Do nhu cầu vốn vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng
tín dụng ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả.
Xét duới giác độ ngân hàng: Chất luợng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo huớng tích cực của bản thân ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị truờng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của ngành. Xác định đối tuợng cho vay và thẩm định kỹ khách hàng truớc khi cho vay, nắm bắt thông tin và hiểu đuợc tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay để đảm bảo món vay đuợc hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra, đây là nguyên tắc cơ bản nhất đối với ngân hàng.
Chất luợng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế - xã hội: Tín dụng ngân hàng trong những năm gần đây phản ánh rỏ rệt sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị truờng. Tín dụng ngân hàng phải huy động mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội để cung ứng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Tín dụng đầu tu cho nền kinh tế tạo ra sản phẩm chất luợng cao, giá thành hạ làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo thêm việc làm cho nguời cho nguời lao động, góp phần tăng truởng kinh tế và khai thác mọi khả năng tiềm tàng, tích tụ vốn nhàn rỗi trong nuớc, tranh thủ vốn vay nuớc ngoài có lợi cho kinh tế phát triển.
Chất luợng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đảm bảo đuợc chất luợng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh đuợc rủi ro hệ thống. Nâng cao chất luợng tín dụng làm cho
hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hoà nhập với thế giới.
Qua đó ta có thể rút ra rằng chất luợng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán đuợc), vừa trừu tuợng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế.). Chất luợng tín dụng chịu ảnh huởng bởi các nhân tố khách quan (sự thay đổi của môi truờng kinh tế, do chủ quan của khách hàng...) và chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ...).
Quan niệm về chất luợng tín dụng cũng đuợc nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong giới hạn ở luận văn này, theo tôi chất luợng tín dụng đuợc thể hiện qua mối quan hệ chủ thể và do vậy cần đuợc xem xét đối với ba chủ thể đó là: khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế quốc dân.
- Đối với lợi ích của khách hàng: Chất luợng tín dụng đuợc thể hiện thủ tục phải đơn giản, thuận tiện, với lãi suất và kỳ hạn hợp lý nhung vẫn đảm bảo nguyên tắc của tín dụng. Đáp ứng đuợc nhu cầu vốn của khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh và phải luôn coi lợi ích của ngân hàng là mục tiêu hàng đầu.
- Đối với NHTM: Chất luợng tín dụng đuợc thể hiện ở phạm vi, mức độ nhất định gọi là giới hạn tín dụng. Giới hạn này phải phù hợp với ngân hàng, đảm bảo đuợc tính cạnh tranh mà vẫn phải thực hiện đúng nguyên tắc trong hoạt động tín dụng.
- Đối với cả nền kinh tế quốc dân: Đó là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: Chất luợng tín dụng thể hiện ở sự phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh, góp phần giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhu vậy giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng truởng tín dụng và tăng truởng kinh tế góp phần thuc hiện đuợc các mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của NHTM. Chất lượng tín dụng thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn về vốn của NHTM.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng
Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp đã giảm. Các giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng đã đẩy ngân hàng sang các loại khách hàng có độ rủi ro cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống. Ví dụ: những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng đã chuyển sang các nguồn thị trường mở như thị trường như thị giấy tờ thương mại và trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ. Các ngân hàng đã tìm cách thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn. Như vậy, do các khoản mục cho vay ngày càng ngày càng có độ rủi ro cao hơn và không ổn định do tính chất cạnh cao và không ổn định của nền kinh tế. Do vậy việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng. Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, làm cơ sở để để đánh giá ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an toàn. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào hai hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.
1.2.2.1. Nhóm tiêu chí định lượng - Dư nợ tín dụng:
Chỉ tiêu này cho biết khối lượng tiền cung ứng của ngân hàng ra nền kinh tế tại một thời điểm xác định. Tổng dư nợ quá thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, khả năng mở rộng khách hàng còn yếu. Tuy nhiên tổng dư nợ quá cao cũng chưa hẳn là tốt. Chúng ra còn phải xem xét đến chất lượng của các khoản vay. Nếu chất lượng các khoản vay không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu và có khả năng mất vốn của ngân hàng. Hiện dư nợ tín dụng được thể hiện ở nhiều tiêu thức khác nhau như: theo thời gian, theo thành phần kinh tế, theo đảm bảo tiền vay, theo loại tiền tệ...
- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng:
, , j, Dư nợ kỳ này - dư nợ kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng tín dụng = ——---——— ----X 1 0 0 % Dư nợ cho vay kỳ trước
. Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NHTM. Nếu các NHTM đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến RRTD ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do vậy tốc độ tăng dư nợ tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động vốn của NHTM và các quy định của pháp luật hiện hành để giảm rủi ro tín dụng.
- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:
Mục tiêu cuối cùng của NHTM là lợi nhuận, là phần thặng dư mà mình tạo ra được lớn nhất. Khi tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí này sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Trong hoạt động tín dụng thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM (70%). Chất lượng tín dụng không thể nói là tốt nếu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay là thấp.
- Tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng
. , Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay
Tỷ lệ thu nhập thuần =---ɪ--- ---X 1 0 0 % T ổ n g dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu này phán ánh một đồng dư nợ thì tạo được bao nhiêu đồng thu nhập thuần từ hoạt động cho vay. Tỷ lệ này càng cao tức lợi nhuận tín dụng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
- Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn ngắn hạn. Tuy nhiên để xem xét chính xác hơn tỷ lệ nợ quá hạn người ta thường sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn trong ngắn hạn. Các chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao.
, Tổng dư nợ n ợ quá hạn n gắn hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn = ———- - --- ---:----7—---X 1 0 0 % Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5 như sau:
+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn;
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. + Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất luợng tín dụng của ngân hàng, nó phản ảnh những rủi ro tín dụng mà NHTM phải đối mặt. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất luợng tín dụng thấp và nguợc lại. Tuy nhiên, nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng NHTM, do đó điều quan trọng là NHTM cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhận đuợc. Hiện tại Ngân hàng nhà nuớc đang đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, mục tiêu đến năm 2020 sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức duới 3% tổng du nợ tín dụng toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu được xác định nhu sau:
____ , Du nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = , ---X 1 0 0 % Tổng du nợ
- Dự phòng rủi ro tín dụng: Đây là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập từ lợi nhuận trước trích lập dự phòng RRTD và thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng căn cứ vào tình trạng dự nợ với các tỷ lệ trích lập theo quy định của NHNN tương ứng với tình trạng du nợ đó.
- Hiệu suất sử dụng vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng vốn của bản thân ngân hàng cũng nhu của nền kinh tế hay chua. Hiệu suất sử dụng vốn đuợc xác định bằng công thức:
Tổng du nợ
Hiệu suất sử dụng vốn = —7---X X—; ---TZ— X 1 0 0 % Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ này trên thực tế thường giao động từ 30 đến 90%. Thông thường tỷ lệ này vào khoảng trên 80% là tối ưu. Nếu tỷ lệ này quá cao sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.
Ă Doanh số thu nợ trong năm
Vòng quay vốn tín dụng = —---—— —---3— X 1 0 0 % Dư nợ bình quân trong năm
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng mấy lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng được luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh