Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu 0276 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 61)

thương

Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân từ 2014 - 2016

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, những năm gần đây Vietcombank luôn không ngừng mở rộng mạng lưới, cải thiện chất lượng dịch vụ, giới thiệu các dịch vụ gia tăng đến khách hàng nhằm định vị thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi. Thông qua các sản phẩm linh hoạt và hướng đến nhiều đối tượng khách hàng như: Gói sản phẩm Tích lũy

đầu tư dành cho các khách hàng có nhu cầu tiết kiệm và khớp lệnh đầu tư và các chứng chỉ quỹ mở hoặc bảo hiểm, Tiền gửi rút gốc từng phần dành cho các đối tượng khách hàng gửi tiết kiệm có nhu cầu rút từng phần tiền gốc trong

kỳ hạn gửi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất xác định tại đầu kỳ đối với phần gốc còn lại, Tích lũy Kiều hối nhắm đến đối tượng khách hàng nhận tiền kiều hối tại Vietcombank và có nhu cầu gửi lại nguồn tiền kiều hối này để huởng lãi suất cao và uu đãi... Nhờ áp dụng các chính sách linh hoạt trong huy động vốn và thuơng hiệu Vietcombank vững mạnh, những năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể nhu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB Thanh Xuân từ 2014 - 2016

châm Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững và quan điểm chỉ đạo điều hành Đổi mới - Kỷ cuơng - Trách nhiệm, Vietcombank Thanh xuân đã đạt đuợc những kết quả đặc biệt ấn tuợng hoàn thành vuợt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đuợc TSC đề ra. Cụ thể: Tổng nguồn vốn huy động của VCB Thanh Xuân năm 2015 là 3.356,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 290,9 tỷ đồng tuơng với tốc độ tăng truởng là 9,49%. Đặc biệt sang qua năm 2016, huy

2014 2015 2016 Giá trị Giá trị Tỷ lệ

thay đổi Giá trị thay đổiTỷ lệ

Doanh số cho vay 39.17 2 198.89 7 407.75% 189.32 0 -4.81% Dư nợ cho vay 4.139,

5

6.813, 0

64,59% 8.355,7 22,64 %

động vốn tăng có bước tăng trưởng mạnh mẽ đạt 4.507 tỷ đồng, tăng 1.150,7 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 34,28%.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng có sự thay đổi rõ rệt qua các năm và phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank là trở thành ngân hàng số một về bán lẻ. Tiền gửi dân cư tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nếu như tỷ trọng huy động vốn từ TCKT/dân cư năm 2014 tương ứng là 52,42%∕47,58% thì sang năm 2016 tỷ trọng này đã thay đổi tương ứng là 47,19%∕52,81%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó tạo đà cho sự phát triển bền vững của công tác huy động vốn và giảm áp lực cho huy động vốn từ tổ chức kinh tế. Sự tăng trưởng huy động vốn từ dân cư tập trung chính vào sự tăng trưởng tại các phòng giao dịch, điều này cho thấy hiệu quả cũng như vai trò của các phòng giao dịch trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Huy động vốn từ dân cư của chi nhánh có sự tăng trưởng trong khi lãi suất của hệ thống Vietcombank ở mức thấp một phần lớn là do chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạt và quyết liệt công tác chăm sóc, tặng quà cho khách hàng để duy trì được số dư tiền gửi của nhóm khách hàng này.

♦ Tổ chức

B Cá nhân

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của Vietcombank Thanh Xuân 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân)

Đặc biệt công tác huy động vốn không kỳ hạn tăng 50,36% so với năm 2015 (chiếm tỷ trọng 45,35% tổng tiền gửi khách hàng) thể hiện kết quả của các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ của chi nhánh. Với cơ chế quản lý vốn tập trung hiện nay tại Vietcombank, nguồn vốn huy động không kỳ hạn là nguồn đem lại hiệu quả lớn nhất, tạo ra biên lợi nhuận cao cho chi nhánh.

Như vậy nguồn vốn huy động tại chi nhánh những năm qua tăng trưởng khá tốt. Bên cạnh đó, cơ cấu huy động vốn cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Với các giải pháp chủ đạo gồm: (i) Kiên định công tác khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm, (ii) Tập trung nâng cao năng lực tài chính, (iii) Đẩy mạnh hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Trong những năm qua, chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng, tăng sức cạnh tranh và đa dạng hóa các hình thức cho vay. Bằng sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng chi nhánh và việc áp dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng vay vốn, dư nợ của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu như cuối năm 2014, dư nợ của Chi nhánh là 4.139 tỷ thì sang cuối năm 2016, dư nợ của chi nhánh đã tăng lên gấp 2 lần (khoảng 8.356 tỷ).

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của VCB Thanh Xuân từ 2014 - 2016

Tuy hoạt động tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chủ yếu dựa vào một số nhóm khách hàng lớn. Trong năm 2016, chi riêng dư nợ của 5 khách hàng lớn khoảng 4.281 tỷ đồng (chiếm 51.23% tổng dư nợ của chi nhánh). Như vậy dư nợ của chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào nhóm khách hàng này và sẽ chịu nhiều rủi ro khi một trong các khách hàng trên phát sinh nợ xấu. Do vậy trong thời gian tới chi nhánh cần mạnh dạn cơ cấu lại danh mục khách hàng và giảm bớt dần sự lệ thuộc vào một số nhóm khách hàng lớn để giảm thiểu rủi ro.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ Thanh toán Xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế cà mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, Mặc dù gặp khó khăn, thách thức tù bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, song kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh vẫn đạt được kết quả khả quan. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2014 đạt 309,5 triệu USD, hoàn thành 128% kế hoạch được giao. Tuy nhiên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng. Các khách hàng mua bán ngoại tệ, chuyển tiền bằng vốn tự có năm 2014 phát sinh mới tuy nhiều nhưng giá trị còn ở mức thấp. Năm 2015 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 256 triệu USD, giảm 17,29% so với năm 2014 và chỉ đạt 89% kế hoạch được giao. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2015 giảm do hầu hết giá nguyên vật liệu chính giảm mạnh (dầu khí, sắt thép ...) tới trên 50% so với năm 2014 nên mặc dù số lượng hàng nhập về vẫn tăng trưởng nhưng giá trị giao dịch lại giảm. Sang năm 2016 thị trường khởi sắc, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng mạnh đạt 456,2 triệu USD tương ứng mức tăng 78,19% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán XNK tại VCB Thanh Xuân 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân)

Mặc dù đặt mức tăng trưởng mạnh về doanh số thanh toán XNK qua các năm nhưng doanh số của Chi nhánh vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán XNK của hệ thống Vietcombank. Năm 2016 doanh số thanh toán XNK của chi nhánh chỉ chiếm 0,84% tổng doanh số thanh toán XNK của Vietcombank (đạt 54 tỷ USD). Do đó trong thời gian tới chi nhánh cần mở rộng mạng lưới khách hàng và cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ góp phần làm tăng doanh số thanh toán XNK.

Về kinh doanh ngoại tệ, trong những năm qua chi nhánh luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao tính phối hợp trong toàn hệ thóng để tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng cường doanh số giao dịch. Nhờ vậy chi nhánh đã thu được những kết quả tích cực trong các năm qua. Nếu như doanh số mua bán ngoại tệ năm 2014 chỉ đạt 168 triệu quy

2014 2015 2016

Thu nhập lãi thuần 137,9 156,

8

191,3

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 6,7 Ĩ07 227

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

5,1 5,2 7,5

Thu nhập từ hoạt động khác 37 Ĩ37 1Õ7

Chi phí hoạt động khác (55> (108,2) (95,

3) Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác (52,

8) (9W (84, 8) Chi phí hoạt động (49, 4) (W (52, 9) Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng

rủi ro tín dụng

47,4 28,1 83,

8

Lợi nhuận sau thuế 477 287 83,

8

USD, sang năm 2015 đã đạt 268 triệu quy USD (tuơng ứng mức tăng 59,5%) và năm 2016 đạt 444 triệu quy USD, hoàn thành 142% kế hoạch năm( tăng

65.7% so với năm 2015 và tăng 164,3% so với năm 2014). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 7.55 tỷ đồng đạt 121% kế hoạch năm 2016

Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ VCB Thanh Xuân 2014 -2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân 2014 - 2016)

2.1.3.4. Dịch vụ bán lẻ

Bên cạnh việc triển khai một số sản phẩm mới và cải tiến các tính năng tiện ích cho dịch vụ bán lẻ, Vietcombank đã tích cực triển khai các chuơng trình thúc đẩy bán hàng thông qua các hình thức khuyến mại, chăm sóc khách hàng, thi đua bán hàng từng buớc phát triển và mở rộng dịch vụ Phone banking, Mobile banking, Digital lab... Chi nhánh cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ bán hàng thông qua việc chủ động giải quyết các vuớng mắc, khảo sát công khai hoặc bí mật để kiểm tra chất luợng tu vấn sản phẩm và dịch vụ, cung cấp các công cụ quảng cáo, truyền thống và tài liệu huớng dẫn, tu vân khách hàng. Do đó, cơ sở khách hàng thể nhân của chi nhánh không ngừng lớn mạnh về số luợng, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ không ngừng

được chuẩn hóa cũng như mạng lưới bán lẻ của Vietcombank ngày càng mở rộng trên khắp cả nước.

2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Thu nhập lãi thuần của chi nhánh tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2016, thu nhập lãi thuần đạt 191,3 tỷ (tăng 22% so với năm 2015: đạt 156,8 tỷ và tăng 38,72% so với năm 2014: đạt 137,9 tỷ). Tuy nhiên do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quá lớn đã bào mòn lợi nhuận của chi nhánh. Năm

2014, lợi nhuận sau thuế đạt 47,4 tỷ đồng thì năm 2015 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 28,1 tỷ đồng tương ứng mức giảm 40,72%. Tuy nhiên sang năm 2016, chi nhánh đã quản lý tín dụng tốt hơn nên lợi nhuận đã tăng 198,22% so với năm 2015, đạt mức 83,8 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thanh Xuân 2014 - 2016

Để đạt được các kết quả trên là do sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh. Sau cú sốc về nợ xấu 2015, bước sang năm 2016, Ban lãnh đạo chi nhánh đã quán triệt các quan điểm sau:

- Đổi mới mạnh mẽ công tác khách hàng làm nền tảng phát triển hoạt động kinh doanh với các giải pháp trọng tâm gồm:

+ Chấn chỉnh các mặt thiếu sót và hạn chế trong hoạt động tín dụng theo các báo cáo khuyến nghị của đoàn kiểm toán và thanh tra;

+ Tín dụng của chi nhánh năm 2015 tăng mạnh là dựa vào một số khách hàng lớn. Chi nhánh phải thường xuyên có chính sách chăm sóc và đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm khách hàng này;

+ Bám sát hoạt động của khách hàng để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhảy nhóm nợ, rà soát lãi suất áp dụng cho từng khách hàng vay đảm bảo áp dụng mức lãi suất hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận của chi nhánh và vẫn đảm bảo thực hiện công tác khách hàng. Đối với một số khách hàng lớn, ít rủi ro yêu cầu bộ phận khách hàng đàm phán mức lãi suất tối thiểu bù đắp được dự phòng rủi ro chung của khoản vay (0,75%/năm);

+ Kiểm soát, rà soát khách hàng có nguy cơ chuyển nhóm nợ;

+ Phòng khách hàng bán lẻ cần xác lập phân khúc trọng tâm khách hàng, tìm kiếm các dự án nhà ở, salon ô tô, dự án nông trại trang trại được ngân hàng nhà nước hỗ trợ và có những tổng kết, đánh giá để xác định hiệu quả;

+ Đề ra nhiều gói sản phẩm để phù hợp với tính cạnh tranh của thị trường;

+ Tăng cường các biện pháp kiểm tra trước, trong và sau cho vay. - Đẩy mạnh hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR, góp phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu lợi nhuận của hệ thống được coi là một trong 3 trọng tâm ưu tiên của chi nhánh:

5 0 7

+ Xây dựng lộ trình thu hồi chi tiết đến từng khoản nợ có vấn đề và có kế hoạch hành động cụ thể. Yêu cầu ban xử lý nợ xấu nhóm họp thường xuyên để trao đổi công việc và xây dựng chương trình công tác, có lịch làm việc với từng khách hàng có nợ xấu;

+ Tập trung thích đáng nguồn lực cho công tác xử lý thu hồi nợ, tích cực chủ động phối hợp với Trụ sở chính và các cơ quan chính quyền địa phương với nỗ lực tối đa để rút ngắn thời gian thu hồi nợ.

- Đổi mới mạnh mẽ các mảng hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại, gia tăng đóng góp vào kết quả thu nhập của toàn hệ thống.

- Tập trung nâng cao năng lực tài chính: Gia tăng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu danh mục tài sản nợ-có, nâng cao chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu, đảm bảo các giới hạn, cải thiện tỷ lệ an toàn hoạt động và các tỷ suất sinh lời.

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực: Ưu tiên đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ bán hàng, cán bộ quản trị rủi ro và từng bước đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực nghiệp vụ.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN

Một phần của tài liệu 0276 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w