Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các giải pháp theo lộ trình tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu, tăng cường công tác thanh tra giám sát ngân hàng và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng đứng trước sức ép từ môi trường kinh doanh nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng cao với các xu hướng ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, biến đổi nhân khẩu học, hành vi khách hàng... đòi hỏi sự đổi mới và quyết tâm hơn nữa để khẳng định vị thế của chi nhánh.
Bám sát định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN và quan điểm chỉ đạo điều hành Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm của trụ sở chính, chi nhánh xác định chiến lược phát triển chủ đạo là: Phát huy mọi lợi thế, tận dụng mọi thời cơ, phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, nỗ lực trên tất cả các mảng hoạt động để thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được ĐHĐCĐ đề ra, hướng tới sự phát triển bền vững.
Một số chỉ tiêu kinh doanh chính được chi nhánh xác định như sau:
(1) . Tín dụng tăng 15%
(2) . Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 14% (3) . Tỉ lệ nợ xấu < 2,0%
(4) . Lợi nhuận trước thuế tăng 8%
Một số định hướng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thứ nhất, Công tác khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt:
- Phát triển công tác khách hàng một cách chủ động, thực hiện phân khúc và phân hạng khách hàng (KHDN lớn, KHDN thương mại, KHDN doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân...) dựa trên quy mô doanh thu, vốn, lợi nhuận, tình hình giao dịch với Vietcombank... nhằm đưa ra chính sách phù hợp với từng phân khúc/khách hàng; Chú trọng phát triển danh mục khách hàng FDI, tập trung đẩy mạnh quan hệ với khách hàng trọng điểm tài trợ thương mại; Thiết kế quy trình bán và mô hình bán hàng cho từng phân khúc khách hàng, gia tăng tương tác giữa cán bộ bán hàng và cán bộ sản phẩm để tăng cường bán chéo, khai thác cơ hội kinh doanh từ khách hàng.
- Triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tiếp tục chuẩn hóa các quy trình và mẫu biểu cung ứng sản phẩm dịch vụ theo hướng tập trung, tự động hóa, huy động tối đa nguồn lực cho công tác phát triển khách hàng và bán hàng nhưng đảm bảo quản trị rủi ro hoạt động; Tiếp tục phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ tại tất cả các hoạt động kinh doanh bán lẻ, nâng cấp tính năng để mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Tăng cường cấp tín dụng theo chuỗi kết hợp cả bán buôn với bán lẻ, tăng cường kiểm soát các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng giảm dần danh mục các khách hàng có mức lãi suất cho vay thấp.
Thứ hai, Đẩy mạnh hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR:
- Xây dựng lộ trình thu hồi đến từng khoản nợ có vấn đề và có kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời gắn với trách nhiệm của từng thành viên trong Ban xử lý nợ để rút ngắn thời gian thu hồi nợ.
- Rà soát từng khoản nợ, đánh giá khó khăn vướng mắc và tích cực chủ động phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ. Đề cao kỷ cương, nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Ban Lãnh đạo về xử lý thu hồi nợ.
Thứ ba, Đổi mới mạnh mẽ hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại
- Đẩy mạnh tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng. - Nỗ lực mở rộng thị phần thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại thông qua tập trung khai thác có hiệu quả các ngành hàng có kim ngạch XNK lớn, các ngành thế mạnh của địa phương, các khách hàng FDI và doanh nghiệp phụ trợ.
- Đảm bảo chất lượng phục vụ, đẩy mạnh tiếp cận nhà tài trợ, ban quản lý dự án, cơ quan phê duyệt để duy trì và phát triển thị phần phục vụ các dự án.
Thứ tư, Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát
- Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra chi tiết, toàn diện các phòng, ban trong chi nhánh, triển khai nhiều cuộc kiểm tra nội bộ chuyên sâu theo chuyên đề.
- Duy trì và tăng cường công tác giám sát, theo dõi từ xa đối với các hoạt động kinh doanh tại các phòng, ban của chi nhánh.
Thứ năm, Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường làm việc sáng tạo, hiệu quả, đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tăng cường hiệu quả, tính thực tiễn của công tác quy hoạch cán bộ nhằm tạo nguồn cán bộ quản lý chất lượng tốt cho chi nhánh.
- Tiếp tục triển khai công tác khảo thí, thi tay nghề, sử dụng kết quả đào
tạo, khảo thí trong công tác đánh giá, điều động, bổ nhiệm cán bộ.
- ưu tiên đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ bán hàng, cán bộ kiểm tra nội bộ và từng bước đào tạo chuyên viên trong các lĩnh vực nghiệp vụ.
Thứ sáu, Đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.
- Thực hiện các nội dung đã cam kết theo khuyến nghị của kiểm toán trong việc tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định chung về an toàn bảo mật thông tin của chi nhánh.
Thứ bảy, một số công tác khác
- Tiếp tục hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng cán bộ có thành tích
tốt theo hướng gắn liền với mục tiêu phát triển.
- Chú trọng đổi mới các hoạt động truyền thông về cả nội dung và hình thức, đặc biệt là truyền thông nội bộ đối với quá trình triển khai các dự án/chương trình/chính sách sản phẩm mới.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Vietcombank Thanh
Xuân
3.1.2.1. Về công tác tín dụng
Đối với chi nhánh Thanh Xuân, hoạt động ngân hàng bán lẻ là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển dài hạn, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh sẽ tập trung nhiều nguồn lực và chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như dành nhiều nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, triểu khai các chương trình ưu đãi lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đồng thời tích cực tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trước, trong và sau khi vay vốn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được vay vốn với lãi
suất ưu đãi 7%/năm trong thời hạn 10 năm. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối da 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Đối với khách hàng thể nhân: Chi nhánh tập trung vào cho vay các dự án nhà chung cư cao cấp, các showroom ô tô như Mercedes, Mazda, Toyota... và những khách hàng cá nhân có phương án kinh doanh hiệu quả.
về kế hoạch phát triển khách hàng doanh nghiệp: Chi nhánh thực hiện cơ cấu lại danh mục các khách hàng hiện có, đồng thời phát triển thêm các khách hàng mới có biên lợi nhuận tốt hơn. Mạnh dạn áp dụng giảm dư nợ đối với một số khách hàng lớn nhưng lợi nhuận đem lại không nhiều và chỉ phát triển tăng dư nợ với những khách hàng có khả năng mang lại nguồn thu trọng yếu tạo sự phát triển bền vững cho chi nhánh
3.1.2.2. Đối với công tác thu hồi nợ xấu
Với phương châm tập trung mọi nguồn lực để thực hiện được kế hoạch thu hồi nợ xấu do chi nhánh đề ra và chỉ tiêu được trụ sở chính giao, Chi nhánh đã đưa ra một số định hướng như sau:
- Tăng cường tính chủ động của ban xử lý nợ có vấn đề. Yêu cầu ban xử lý nợ thường xuyên làm việc với từng khách hàng có nợ xấu để có phương hướng thu hồi nợ. Tập trung ưu tiên xử lý các khách hàng có nợ xấu đã lâu chưa xử lý được như Công ty Phú Tường GFS, Công ty nữ hoàng châu Â, công ty Hoàn Cầu... Bám sát sự chỉ đạo của trụ sở chính và tình hình thực tế từng công ty để có hướng xử lý thích hợp.
- Tiếp tục sử dụng sự hỗ trợ từ các bên thứ ba như các văn phòng luật sư và công tư tư vấn. Áp dụng các biện pháp tố tụng nếu cần thiết.
3.1.2.3. Đối với công tác huy động vốn
- Tập trung mở rộng số dư tiền gửi không kỳ hạn vì đây là nguồn vốn đem lại hiệu quả lớn nhất. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn giá rẻ từ các quỹ bảo trì chung cư, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội ...
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư để tạo tiền đề và cơ sở vững chắc cho công tác huy động vốn của chi nhánh.
- Duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế hiện thời, đồng thời phát
triển các khách hàng mới để có thể thay thế cho các khách hàng hiện thời do số dư của các tổ chức kinh tế có tính chất bất ổn cao.
- Chủ động cân đối giữa nguồn vốn huy đông được và công tác cho vay để đảm bảo hiệu quả tối đa của việc sử dụng vốn.
Qua phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh Thanh Xuân và những định hướng trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng nói riêng trong thời gian tới. Đây chính là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠIVIETCOMBANK CHI NHÁNHTHANH XUÂN