Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0276 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 90)

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng

Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa các nội dung trong khâu thẩm định. Đặc biệt là xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng nhất trước khi cho vay. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng và xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư, hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi với thời gian hoàn vốn của dự án...

Thẩm định là bước quan trọng nhất trong quy trình cung cấp tín dụng. Nó quyết định đến chất lượng cho vay và mức độ rủi ro mà chi nhánh có thể gặp phải trong tương lai. Do vậy chi nhánh phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng. Để giải quyết được vấn đề nan giải này chi nhánh cần làm được các công việc sau:

- Nâng cao năng lực và trình độ và đạo đức của cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ và pháp luật, nắm vững các chủ trương chính sách của nhà nước, thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế và chính trị xã hội. Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh còn tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Do vậy để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh là cần thiết. Chi nhánh cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh. Hàng tuần chi nhánh cần tổ chức những cuộc họp, tập huấn nội bộ để cùng nhau nghiên cứu văn bản pháp luật, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải coi trọng công tác thi đua khen thưởng cho những cán bộ tín dụng giỏi, và đồng thời phải có những biện pháp xử lý những cán bộ tín dụng bị biến chất. Có như vậy mới có những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững quy trình cho vay, có đạo đức tốt, trung thực khách quan có ý thức cao trong công việc bởi chỉ có thi đua khen thưởng thì họ mới tự trau dồi cho mình những kiến thức về kinh tế, xã hội trong nước cũng như quốc tế, tìm hiểu các kiến thức về những ngành nghề lĩnh vực mà minh cho khách hàng vay vốn.

- Tổ chức quản lý hoạt động thẩm định: Hiện nay chi nhánh chưa phân tách phòng chuyên trách công tác thẩm định riêng mà công tác thẩm định vẫn do cán bộ phòng khách hàng thực hiện. cán bộ khách hàng của phòng kiêm

luôn vai trò cán bộ thẩm định. Đây là một hạn chế ảnh hưởng đến công tác thẩm định. Vì vậy chi nhánh nên thành lập phòng hoặc ban chuyên trách thẩm định. Đồng thời mỗi báo cáo thẩm định cần phải phân tích rõ phương án kinh doanh của khách hàng, lợi nhuận mang lại cho chi nhánh, mức độ rủi ro...

- Một số vấn đề khác. Không nên phân biệt khách hàng lớn và khách hàng nhỏ để ưu tiên trong công tác thẩm định vì như vây sẽ dẫn đến rủi ro và mất uy tin của ngân hàng. Hơn nữa việc thẩm định cần được tiến hành trước, trong và sau khi đã giải ngân cho khách hàng.

3.2.1.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc thu nợ

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên quyết định để cho vay đối với một khách hàng thì khâu theo dõi, giám sát, đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Chi nhánh cần theo dõi kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Trong quá trình giám sát, nếu có phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Như vậy, kiểm tra giám sát tín dụng được thực hiện trước, trong và sau để xác định xem khách hàng có khả năng trả nợ không, có thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng không, là cơ sở để đánh giá chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. Sau khi kiểm tra tín dụng (bao gồm kiểm tra của chi nhánh, của trụ sở chính, NHNN và các cuộc kiểm tra, thanh tra khác) chi nhánh cần tổ chức xem lại những việc chưa làm được, những việc sai sót từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, chi nhánh phải theo dõi bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời chi nhánh

cũng cần phân công cán bộ thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả gốc và lãi đúng kỳ hạn tránh việc khách hàng quên trả nợ dẫn tới tình trạng nợ quá hạn. Chi nhánh cần tránh tối đa lỗi kỹ thuật do quên thu nợ hoặc xử lý nghiệp vụ sai dẫn tới truờng hợp khách hàng bị nhảy nhóm nợ do quá thời hạn trả nợ.

3.2.1.3. Nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin tại chi nhánh

Để tiếp cận đuợc khoản tín dụng tại ngân hàng, khách hàng có thể không từ bất cứ thủ đoạn nào nhu sửa đổi báo cáo tài chính hoặc cung cấp các thông tin không chính xác. Do đó, cán bộ tín dụng tại chi nhánh phải luôn cẩn thận và kiểm tra kỹ các thông tin khách hàng cung cấp.

Việc phỏng vấn khách hàng là một việc làm quan trọng và đã đuợc cán bộ tín dụng tại chi nhánh làm khá tốt. Việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng sẽ cung cấp cho cán bộ khá nhiều thông tin quan trọng liên quan đến khoản vay mà không có trong hồ sơ vay vốn. Trong thời gian sắp tới chi nhánh cần làm việc này thuờng xuyên hơn. Thông qua cảm nhận nhạy bén của mình và quan sát thái độ khách hàng khi tham gia phỏng vấn, cán bộ tín dụng sẽ biết đuợc đôi điều về tính trung thực của những thông tin mà họ cung cấp trong hồ sơ tín dụng. Để tăng cuờng luợng thông tin này cán bộ tín dụng phải có sự nghi ngờ tuơng đối và kỹ năng đặt câu hỏi khá tốt làm sao có thể khai thác thông tin hiệu quả mà vẫn duy trì đuợc mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Để thông tin đuợc hoàn toàn chính xác độ tin cậy cao thì chi nhánh không chỉ đơn thuần thu thập thông tin từ một phía khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nguồn bên ngoài nhu:

- Nguồn thông tin từ các tổ chức tín dụng khác đã có quan hệ tín dụng với khách hàng truớc đây;

- Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nuớc và chính quyền địa phuơng trên dịa bàn doanh nghiệp đang hoạt động;

- Nguồn thông tin từ chính hồ sơ vay của khách hàng và từ phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp;

- Thông tin từ các trung tâm chuyên cung cấp thông tin, từ báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, từ mạng Internet... để thu thập thông tin về tình hình phát triển của các lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động;

- Các thông tin có được từ các khách hàng có quan hệ với doanh nghiệp xin vay hoặc các nguồn khác;

- Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có trang website trên mạng internet để quảng bá về sản phẩm, thương hiệu và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là kênh thông tin rất hữu ích cho chi nhánh.

Bên cạnh những thông tin về bản thân khách hàng, chi nhánh cũng cần thu thập thông tin về ngành kinh doanh của khách hàng để dự đoán được khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá vị thế, khả năng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro.

3.2.1.4. Tổ chức bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt

Hiện nay chi nhánh không có bộ phận riêng biệt kiểm tra giám sát tín dụng độc lập mà chỉ có bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh thuộc phòng kế toán. Cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ không có kỹ năng quản trị rủi ro chuyên sâu mà chủ yếu chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Vì vậy, chi nhánh cần thành lập ban quản trị rủi ro riêng biệt về tín dụng để quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro và xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, ngành kinh tế và khu vực.

Ban quản trị rủi ro có trách nhiệm tư vấn cho cán bộ tín dụng khi thực hiện tái thẩm định những khoản vay lớn, phức tạp đồng thời còn có nhiệm vụ quản trị rủi ro đối với những khoản vay của từng cán bộ tín dụng.

3.2.1.5. Hoàn thiện công tác thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay được coi là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Trong thực tế, thời gian qua chi nhánh đã thực hiện theo đúng quyết định số 1036/QĐ-VCB-CSTD ngày 21/09/2016 ban hành quy định thực hiện chính sách đảm bảo tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (trước đó thực hiện theo quyết định số 968/QĐ-VCB-CSTD ngày 31/10/2014 ban hành quy định về việc thực hiện chính sách đảm bảo tín dụng) do đó mà chất lượng tín dụng phần nào được nâng cao.

Mặc dù tài sản bảo đảm có ý nghĩa lớn trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng tại chi nhánh một số bộ phận tín dụng đặt vai trò của tài sản bảo đảm không đúng chỗ, có bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng bởi bảo đảm chất lượng tín dụng chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp các sự cố trong thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở để quyết định cho vay. Hiện nay chi nhánh thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quyết định 1036/QĐ-VCB-CSTD ngày 21/09/2016. Nhưng để cho bảo đảm tiền vay phát huy đúng nghĩa của nó thì ngân hàng phải:

- Thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm: Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, tài sản dễ hao mòn vô hình nhanh chóng. Bên cạnh đó phần lớn tài sản đảm bảo tại chi nhánh là các máy móc thiết bị xây dựng thường xuyên ở ngoài trời, cường độ sử dụng cao do đó tốc độ hao mòn rất nhanh. Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay, và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hòng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu,

những biến động về giá trị thị trường của tài sản... Do đó việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm cần được tiến hành thường xuyên qua đó để có biện pháp hạn chế rủi ro. Từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển, các mặt hàng thay thế. Đặc biệt là các tài sản bảo đảm là các chứng khoán, giấy tờ có giá trên thị trường có sự biến động lớn, vì vậy phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và định giá.

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm: Đối với những tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, chi nhánh nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, việc thẩm định tài sản đảm bảo lại càng phải được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức phù hợp. Việc quản lý tài sản đảm bảo dù tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra như hỏa hoạn, lũ lụt, bão, và các nguyên nhân bất khả kháng khác. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo đảm. Việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng để đảm bảo thu nợ khi mua bảo hiểm cho chi nhánh cần phải thỏa thuận với khách hàng vay, bên nhận được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là ngân hàng.

- Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá tài sản bảo đảm: Ngân hàng cần lập bộ phận chuyên trách thực hiện nghĩa vụ định giá, đăng ký giao dịch bảo đảm và phát mại tài sản bảo đảm. Cán bộ thẩm định giá phải được đào tạo chuyên ngành thẩm định giá. Bên cạnh đó muốn có được sự chuyên nghiệp, chính xác trong quá trình định giá chi nhánh có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá thay cho chi nhánh và gánh chịu toàn bộ trách nhiệm khi thẩm định giá thiếu chính xác.

3.2.1.6. Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động xử lý nợ có vấn đề

Chi nhánh đã có một bộ phận chuyên phụ trách mảng xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề, và điều quan trọng là chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định. Trong thời gian tới, chi nhánh nên tiếp tục phát huy khả năng này và cần tiếp tục tăng cuờng hơn nữa chủ động giải quyết nợ có vấn đề.

Truớc hết chi nhánh cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn nhu chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Trong truờng hợp phát hiện một khoản vay có vấn đề, việc đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau. Chi nhánh có thể dựa vào kết quả phân tích để đua ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Đối với những khoản vay có vấn đề đuợc xác định là có mức nghiêm trọng tuơng đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng nhóm biện pháp sau:

- Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính: Thông qua hoạt động này ngân hàng có thể tu vấn cho khách hàng nhằm thực hiện các biện pháp thích hợp để khôi phục tình hình tài chính của khách hàng. Cụ thể là: cán bộ tín dụng có thể trực tiếp tu vấn hoặc mời chuyên gia tu vấn cho khách hàng về một số chính sách kinh doanh nhu: chính sách bán hàng, cách thức tổ chức hoạt động,... Đối với các doanh nghiệp gặp căng thẳng về mặt tài chính do theo đuổi chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh quá mức, ngân hàng có thể tu vấn cho khách hàng nên tạm dừng kế hoạch này cho đến khi tình hình tài chính đuợc cải thiện. Khuyến khích các doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ chậm trả tức là giảm bớt luợng vốn đang bị chiếm dụng.

- Gia hạn nợ cho khách hàng: Biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy

Một phần của tài liệu 0276 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 90)