lượng tín dụng
Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Tóm lại: Qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ta thấy tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện về pháp lý của từng nước mà những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó các nhân tố đến từ nội tại của Ngân hàng như các quy định, chính sách về tín dụng, hệ thống công nghệ thông tin, con người và các nhân tố đến từ phía khách hàng như uy tín, khả năng lãnh đạo doanh nghiệp... đều ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và áp dụng sáng tạo , linh hoạt trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM
Từ những thành công trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trong nước và thế giới, rút ra bài học trong nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống NHTM như sau:
- Một là: Hệ thống NHTM cần sàng lọc cho vay để nâng cao chất lượng danh mục tài sản của mình. Nâng cao chất lượng thẩm định của các dự án về cả mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật của dự án đó. Đa dạng hóa danh mục đầu tư, không nên hạn chế vào một số ít doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh mà nên đầu tư vào tất cả các lĩnh vực với một cơ cấu hợp lý để phân tán rủi ro khi tình hình kinh doanh của một ngành nghề, một số các doanh nghiệp bị xấu đi
- Hai là: Cần nâng cao năng lực tài chính của bản thân NHTM. Lập các quỹ đề phòng rủi ro để làm nguồn tài chính quan trọng cho việc bù đắp các khoản xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng.
- Ba là: Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro. Tham gia bảo hiểm cho các khoản vay để đề phòng những rủi ro không lường trước được như thiên tai, hoả hoạn, chính trị...
- Bốn là: Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng gặp khó khăn nhất thời trong sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giảm lãi suất, thu nợ gốc trước, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ Trong trường hợp bên vay cố tình không trả nợ, ngân hàng kiên quyết yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp nhằm thu hồi nợ
- Năm là: Nâng cao năng lực, đạo đức đội ngũ cán bộ NHTM. Con người là nhân tố mấu chốt của mọi thắng lợi, trình độ của cán bộ ngân hàng được nâng cao. Có trình độ chuyên môn, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hoạt động tín dụng, được trang bị những kiến thức về sự phát triển của kinh tế thị trường với việc đáp ứng nhu cầu, thoả mãn mọi mong muốn của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM nhung lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất luợng hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các NHTM là phải phát triển, đa dạng sản phẩm và nâng cao chất luợng quản lý các nghiệp vụ kinh doanh của mình nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất và an toàn nhất cho ngân hàng.
Nâng cao chất luợng tín dụng cần đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng; giải quyết đuợc mối quan hệ giữa an toàn với hiệu quả; giữa rủi ro với lợi nhuận; giữa tăng truởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu. Việc nâng cao chất luợng tín dụng là điều kiện tiên quyết ảnh huởng đến sự tồn tại và phát triển không chỉ riêng cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THANH XUÂN