Chuyển đổi và nhảy vọt theo kiểu quán tính “bánh đà”

Một phần của tài liệu tang-toc-den-thanh-cong (Trang 69)

đà”

Sự chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại xảy ra giống như một biến chuyển lớn hay một thời khắc diệu kỳ. Nhưng thực ra, sự chuyển đổi này là một quá trình tích lũy tự nhiên. Nó không bao giờ xảy ra một cách bất ngờ, hoành tráng mà từ từ theo kiểu bánh đà. Khi chúng ta bắt đầu đẩy một bánh đà to lớn và nặng nề, chúng ta sẽ mất rất nhiều công sức để làm cho nó chuyển động. Nhưng nếu cứ tiếp tục đẩy theo một hướng nhất quán, chiếc bánh đà sẽ đạt được quán tính và lực quán tính tích lũy này sẽ hỗ trợ sức đẩy của chúng ta. Thế là điểm nhảy vọt xuất hiện một cách tự nhiên, hoàn hảo. Vì thế, các công ty nhảy vọt không xác định đâu là thời điểm quyết định, mà họ khẳng định đó là cả một quá trình làm việc chăm chỉ theo từng bước một và có định hướng của cả tổ chức để tích lũy và “nhảy vọt”.

Các công ty đối ứng lại làm theo một mô hình khác gọi là vòng lẩn quẩn. Thay vì tích lũy sức đà theo từng vòng quay, công ty đối ứng bỏ qua quá trình xây dựng nền tảng và tiến ngay đến bước nhảy vọt, tức là vận thật nhiều sức để đẩy mạnh một lần và mong rằng bánh đà sẽ nhảy vọt. Khi không đạt được kết quả, họ lại tìm cách tác động vào bánh đà theo những hướng khác. Do vậy, chiếc bánh đà không tích lũy được quán tính cũ, nên cứ lẩn quẩn mà không thể nhảy vọt.

Đối với việc mua lại công ty cũng vậy, các công ty đối ứng thường cố gắng tạo bước nhảy vọt bằng cách mua lại những công ty lớn mà không có sẵn định hướng. Các công ty nhảy vọt thì chỉ mua các công ty khác sau khi đã đạt được bước nhảy vọt. Những công ty mới này sẽ giúp tăng tốc chiếc bánh đà đang ngon trớn.

Một phần của tài liệu tang-toc-den-thanh-cong (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)