Philip Fishe r người ảnh hưởng thứ ha

Một phần của tài liệu tang-toc-den-thanh-cong (Trang 122)

Philip Fisher là nhà tư vấn đầu tư và đã may mắn có nhiều giờ khảo sát, phân tích các công ty cùng với giáo sư Stanford. Ông cho rằng nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao khi: (1) đầu tư vào những công ty có tiềm năng trên trung bình và (2) đầu tư vào những công ty có ban giám đốc tài năng. Sau đó, Fisher đã tạo ra một hệ thống chấm điểm nhằm xác định các công ty có nằm trong tiêu chuẩn đầu tư của mình hay không. Công ty có tiềm năng trên trung bình phải có khả năng tăng trưởng doanh số cao hơn trung bình. Khi tăng trưởng doanh số, công ty sẽ đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển và hệ thống bán hàng. Hai yếu tố này lại có tác dụng thúc đẩy đà tăng trưởng doanh số của công ty.

Không chỉ quan tâm đến doanh số, Fisher còn quan tâm đến mức tăng trưởng lợi nhuận. Theo ông, một công ty tốt phải biết cách kiểm soát và quản lý hiệu quả tất cả các loại chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm. Ông còn quan tâm đến nguồn vốn cho sự tăng trưởng của công ty. Ông không đánh giá cao các công ty không thể tự tái đầu tư mà chỉ có thể tăng trưởng nhờ vào phát hành cổ phiếu hay tăng vốn từ cổ đông.

Khi ấy, gánh nặng chia lãi cho số lượng lớn cổ đông đã hủy đi thành quả tăng trưởng. Để quyết định đầu tư vào một công ty nào đó, Fisher đầu tư rất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, mổ xẻ công ty đó – điều mà không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng làm. Và chính vì phải tốn nhiều công sức như vậy, Philip Fisher ít khi đầu tư vào nhiều công ty. Danh mục đầu tư của ông thường chỉ có ba đến bốn công ty.

Một phần của tài liệu tang-toc-den-thanh-cong (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)