III. Khẩn cấp Không quan trọngIV Không khẩn cấp Không quan trọng
Nghệ thuật ứng xử với người khác
người tin tưởng và nghệ thuật lãnh đạo hiệu quả. Cuốn sách đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ và có mặt ở hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Tác giả Dale Breckenridge Carnegie (1888 – 1955) tuy sinh ra trong một gia đình nghèo ở Missouri, Mỹ nhưng đã trở thành một tác giả nổi tiếng tầm thế giới. Ông đã phát triển các khóa học nổi tiếng về phát triển cá nhân, nghệ thuật bán hàng, nói trước công chúng và các kỹ năng giao tiếp. Ngoài cuốnĐắc nhân tâm, ông còn là tác giả của một số cuốn sách best-sellers khác. Một trong những ý tưởng cốt lõi của ông là chúng ta có thể thay đổi hành vi của người khác bằng cách thay đổi hành vi của mình đối với họ.
Nghệ thuật ứng xử với người khác
Nguyên tắc 1: Đừng chỉ trích, oán trách hay than phiền ai cả
Bất cứ ai trên đời, từ những người ở vị trí cao cho đến vị trí thấp, thậm chí là tội phạm, đều có lòng kiêu hãnh cá nhân và không muốn người khác phê bình, chỉ trích hay than phiền về mình. Khi chỉ trích người khác, chúng ta sẽ tạo ra sự chống đối, tự vệ hay chối bỏ trách nhiệm từ người bị chỉ trích.
Hơn thế nữa, họ sẽ có tâm lý chán nản, bi quan về bản thân và có thể có ác cảm với chúng ta. Những người chúng ta gặp trong cuộc đời, dù tốt hay xấu, đều có những kinh nghiệm sống riêng của họ và ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến cuộc sống của chúng ta.
Vì vậy, đối với những người được xem là “xấu” hay có hành động không tốt đối với chúng ta, thay vì chỉ trích, oán trách hay than phiền họ, chúng ta hãy cố gắng thấu hiểu họ, thông cảm với những hành động của họ. Hãy xem đó là những bài học tuyệt vời từ cuộc sống. Nhờ cách xử sự bao dung như vậy, chúng ta sẽ nhận được những phản ứng tích cực từ họ.
Để có thể làm tốt nguyên tắc 1, chúng ta phải luyện tập quản lý cảm xúc, quản lý những suy nghĩ hiếu chiến, tức giận, bực mình và nuôi dưỡng hành vi cư xử bao dung, vị tha với người khác.
Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác
Ai cũng muốn được là người quan trọng, được người khác chú ý và tán thưởng. Không gì tàn phá mối quan hệ ghê gớm hơn việc “dìm hàng” hay làm cho người đối diện mất đi cảm giác về cái tôi quan trọng của mình; và không gì có thể làm cho mối quan hệ tốt hơn bằng cách tán thưởng, khen ngợi người đối diện một cách tự nhiên và đúng mực để nâng cái tôi của họ lên. Thay vì tìm điều không tốt hay bới móc lỗi lầm của người khác, chúng ta hãy tìm ưu điểm và những thành quả của họ để có thể khen tặng một cách thành thực. Chúng ta cũng phải biết tỏ lòng biết ơn khi người khác làm cho mình điều gì, dù là rất nhỏ.
Khi biết khen ngợi và cám ơn những người xung quanh một cách chân thành, chúng ta sẽ tạo nên tình thân ái và một nguồn động viên to lớn cho họ. Cám giác được yêu thương, quan tâm và công nhận sẽ giúp họ sống tích cực, phát huy những điểm tốt và hoàn thiện bản thân.
Nguyên tắc 3: Làm cho người khác mong muốn thực hiện điều chúng ta muốn họ làm
Điều chúng ta muốn làm không hẳn là điều người khác muốn làm. Hãy suy nghĩ về vấn đề này: Khi câu cá, chúng ta sẽ móc vào lưỡi câu những món chúng ta thích ăn hay những món cá thích ăn? Để gây ảnh hưởng đến người khác, chúng ta hãy nói về những điều họ mong muốn đạt được và giúp họ đạt những điều đó.
Để có thể thuyết phục người đối diện làm những điều ta muốn họ làm, hãy suy nghĩ sự việc theo góc độ của người ấy, cũng như theo góc độ của mình và tự hỏi bản thân: “Tôi có thể làm gì để người khác tự giác làm điều này?” Khi ấy chúng ta sẽ biết cách thảo luận và gợi ý để hướng người đó thực hiện điều chúng ta mong muốn.