Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính

Một phần của tài liệu tang-toc-den-thanh-cong (Trang 111 - 112)

cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Tuy vậy, nhiều người nghèo không nhìn thấy những cơ hội này vì họ đang bận rộn kiếm tiền cùng với sự đảm bảo trong công việc. Nhờ áp dụng bài học này, tác giả đã nhận diện được một cơ hội kinh doanh tốt. Tác giả xin lại ruột của những cuốn truyện tranh nằm trong kế hoạch hủy bỏ của đại lý với cam kết không bán lại số truyện này. Sau đó, tác giả đưa số truyện tranh này vào căn phòng trống của mẹ Mike và tạo ra một thư viện cho các bạn nhỏ thuê đọc tại chỗ. Chỉ với 10 xu, thay vì chỉ mua được một cuốn truyện, khách hàng của tác giả có thể đọc được năm, sáu cuốn. Điều quan trọng là tác giả không phải làm việc mà thuê chị của Mike quản lý thư viện này. Từ đó, tác giả và Mike, kiếm được 9,5 đô-la Mỹ một tuần.

Bằng việc kinh doanh nho nhỏ này, tác giả đã trải nghiệm việc làm chủ tình trạng tài chính của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ ông chủ nào. Tác giả đã học được bài học làm giàu đầu tiên: không phải làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tàichính chính

Để làm giàu, chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức và biết cách chăm sóc, phát triển cây tiền bạc của mình. Nhiều bài học thực tiễn cho thấy rằng: chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền và làm cho chúng sinh sôi nảy nở.

Quy tắc tài chính học thứ nhất của người giàu đó là: chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình. Hãy xem ví dụ minh họa sau: một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản, nhưng cũng cái nhà đó nếu mua chỉ để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu và trả góp nhiều lần sau.

Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập – tiền lương của họ – được dùng trang trải các chi phí cuộc sống như: thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại... Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương – cao hơn chi phí (bao gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng...) Từ phần dư ra, họ mua các tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác mà họ nghĩ là tài sản. Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản sinh ra tạo thành một gánh nặng thật sự đặt trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng theo. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương và trả nợ.

Suốt cuộc đời đi làm của mình, người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn phải “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi và làm giàu cho các ông chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản... Tổng các khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Với số tiền chênh lệch, họ lại đầu tư vào tài sản. Những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ và cứ thế, tài sản của họ sinh sôi nảy nở. Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau

khi dòng tiền của họ đã phát triển, khi họ đã cảm thấy đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy, số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả – chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.

Một phần của tài liệu tang-toc-den-thanh-cong (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)