Lược sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Lào

Một phần của tài liệu 0448 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của NH ngoại thương lào (BCEL) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Ngân hàng Ngoại thương Lào (tên viết tắt là BCEL) được thành lập vào ngày mùng 2 tháng 12 năm 1997 ngay khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố độc lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh kể từ đó cho đến nay.

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1989, BCEL đã đóng một vai trị đặc biệt giống như là một chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Lào và được chính phủ chỉ định là ngân hàng duy nhất được giao dịch với bất kỳ một ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, BCEL cũng được giao nhiệm vụ quản lý các khoản tài trợ và các khoản vay được cung cấp bởi các nước, các tổ chức quốc tế cho chính phủ Lào.

Kể từ 01/11/1989, BCEL đã chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại Nhà nước, hoạt động tuân theo Luật Ngân hàng Trung ương và các Nghị định về Quản lý Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, ngân hàng đã thay đổi từ loại hình quản lý nhà nước sang quản lý kinh doanh. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên sự tăng trưởng của doanh thu.

Năm 2010, BCEL đã đi vào hoạt động mạnh mẽ và trở thành Ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khốn Lào trong đó cổ đơng chính là Bộ Tài chính Lào. Đến 31/12/2016, Bộ Tài chính Lào nắm giữ 70% trong khi các cổ đông thiểu số bao gồm 10% của các nhà đầu tư trong nước, 10% các đối tác kinh doanh và 10% là các cổ đơng nước ngồi khác.

BCEL thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Lào và Bộ Tài chính. Các mục tiêu chính của ngân hàng là mang lại lợi ích cho khách hàng và hỗ trợ các chính sách kinh tế của Chính phủ bằng cách cải thiện, phát triển, hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ của mình trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, BCEL cung cấp dịch vụ ngân hàng khác nhau bao gồm tiền gửi, cho vay, thư tín dụng, Thư bảo lãnh, thanh tốn, ngoại hối, thẻ/thẻ ghi nợ và tín dụng ATM, điện thoại di

động và Internet banking... Tính đến ngày 31/12/2016, BCEL có 19 chi nhánh, 81 đơn vị trực thuộc, 16 đơn vị liên kết và hơn 100 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới.

Trong 25 năm qua, với sự hợp tác thành công với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đóng góp vào sự hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 nước Lào - Việt Nam.

Hội sở chính của Ngân hàng BCEL nằm tại 01 đường Pangkham, Xiengnheun, huyện Chanthabuly, thủ đô Viêng Chăn. Ngày 31/3/2015 vốn điều lệ của BCEL là 682.888 triệu kip.

Bộ máy quản lý của Ngân hàng ngoại thương BCEL đứng đầu là Tổng giám đốc và 6 phó Tổng giám đốc điều hành các phịng ban (Sơ đồ 2.2)

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BCEL

2.2.2 Hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng Ngoạithương Lào

Một phần của tài liệu 0448 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của NH ngoại thương lào (BCEL) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w