2015 Năm 2016 Tăng trưởng (%) /
3.3.3 Đối với Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương cần bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ ATM nhằm tạo ra khung pháp lý chung về xử lý các giao dịch tại ATM, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trong các giao dịch thẻ, vấn đề quản lý và xử lý rủi ro các giao dịch ATM và các vấn đề liên quan... góp phần làm lành mạnh giao dịch thẻ. Hiện tại, nhiều ngân hàng đang gặp vướng mắc trong việc xử lý các khoản tranh chấp về giao dịch thẻ ATM cũng như thừa thiếu quỹ ATM có yếu tố do kỹ thuật hoặc khơng xác định được nguyên nhân.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ. Hiện nay văn bản cho hoạt động thẻ còn rất thiếu, nhiều văn bản khơng cịn phù hợp. Trên phương diện quản lý vĩ mô, Ngân hàng Trung ương cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ thẻ. Đảm bảo mơi trường bình đẳng để các NHTM hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển với lợi ích kinh tế cao, tránh đầu tư tràn lan, chồng chéo, lãng phí.
Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện mã hóa thơng tin truyền từ thiết bị đầu cuối đến máy chủ (ngăn ngừa việc đánh cắp thông tin trên đường truyền); Và khuyến khích sử dụng các biện pháp xác thực đảm bảo an toàn giao dịch như CVV2, VbV của Visa
Ngân hàng Trung ương nên có biện pháp tích cực tác động đến hạ tầng cơ sở kỹ thuật dùng cho các hệ thống ATM của các NHTM, kết nối các hệ thống máy tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo thẻ do một ngân hàng khác phát hành có thể sử dụng được ở nhiều ATM của các ngân hàng khác. Như vậy tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng và tránh đầu tư lãng phí, dàn trải hệ thống ATM như tham gia vào trung tâm chuyển mạch quốc gia. Ngân hàng Trung ương phối hợp với các NHTM xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Bên cạnh đó, cũng phải quy định chặt chẽ việc tuân theo những tiêu chuẩn chung về kỹ thuật để tạo điều kiện kết nối.
Tổ chức hội thảo, giới thiệu và giúp NHTM thu thập thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ. Hiện nay hệ thống ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ thẻ tại Việt Nam đều mới ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển, do vậy Ngân hàng Trung ương có vị trí quan trọng trong việc giúp đỡ, định hướng sự phát triển của các NHTM.
Cần sớm hình thành Trung tâm thơng tin tín dụng khách hàng cá nhân, để thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng cá nhân hàng trực tuyến với các công cụ nhằm quản lý, chia sẻ, cảnh báo các thông tin rủi ro, gian lận..., để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin giữa tất cả các NHPH thẻ trong nước.
Xây dựng đầy đủ hơn cơ sở pháp lý cho việc phát hành và thanh tốn thẻ Ngân hàng, trong đó, có chế tài xử lý đối với hành vi tiết lộ thông tin, ăn cắp thơng tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận. Hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ, đặc biệt là các đơn vị được thuê ngồi cá thể hố thẻ.
Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường thẻ Lào, định hướng phát triển
thị trường thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Lào. Chương 3 của Luận văn đề xuất
một hệ thống giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương
KẾT LUẬN
Đầu tư vào thị trường thẻ là một định hướng và xu thế tất yếu của các NHTM trong nền kinh tế hiện đại. Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tài chính Lào, đặc biệt là các ngân hàng đã dần triển khai các dịch vụ thẻ. Ngồi ưu điểm khơng thể phủ nhận như các tiện ích mang lại cho chính chủ thẻ, thị trường thẻ cịn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, giảm lượng lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, một số vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng đã được giải quyết trong luận văn. Điều đó chứng tỏ luận văn đã hồn thành các mục tiêu đã đặt ra:
Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh tốn.
Trong đó, luận văn cũng nêu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa thẻ thanh tốn, những lợi ích to lớn của việc sử dụng thẻ thanh tốn đem lại khơng chỉ cho người sử dụng, cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, luận văn đã làm rõ
Hai là, đã nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ của 3 Ngân hàng thương
mại trên thị trường thẻ Lào và rút ra 5 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Ngân hàng Ngoại thương Lào. Đây có thể coi là tổng kết kinh nghiệm thực tế của luận văn,
Bốn là, bằng phương pháp tiếp cận thực tế, thu thập thơng tin, phân
tích, đánh giá, luận văn đã nêu rõ được thực trạng dịch vụ thẻ của BCEL trong những năm vừa qua có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy kết quả mà Ngân hàng Ngoại thương Lào đạt được trong dịch vụ thẻ là đáng kể, phát huy được lợi thế về hệ
thống mạng lưới song vẫn cịn có những hạn chế đang cản trở sự phát triển và hiệu quả dịch vụ thẻ của BCEL.
Bốn là, từ những kết quả phân tích về mặt lý luận ở chương 1 và thực
tiễn ở chương 2, luận văn đã đề xuất 4 giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại BCEL, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm tạo yếu tố thuận lợi cho dịch vụ thẻ Ngân hàng Ngoại thương Lào.
Với những nội dung được nghiên cứu trong luận văn, hy vọng rằng những giải pháp đề ra của luận văn sẽ góp phần giúp cho BCEL nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ trong và ngoài nước, thực hiện được mục tiêu phát triển thẻ thanh tốn an tồn - hiệu quả - bền vững trong thời gian tới nhằm góp phần tăng tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia Lào.
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng nên đã hoàn thành được bản luận văn. Tuy nhiên do trình độ cịn hạn chế, vì vậy luận văn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thày, cơ giáo để luận văn của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Học viên