5. Ket cấu của luận văn
1.1.4. Tín dụng ngân hàng
1.1.4.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của tín quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi.
Do đặc trưng của ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản trong tín dụng ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tiền tệ “Hoạt động kinh doanh tiền tệ làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Ngoài ra còn một số hình thức tín dụng khác như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là tài sản khác như tài sản cố định.
Tín dụng ngân hàng nổi bật hơn so với các hình thức khác ở chỗ: thỏa mãn tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân trong nền kinh tế, thời hạn cho vay phong phú, phạm vi cho vay lớn phù hợp với nhiều đối tượng vay.
1.1.4.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Có nhiều cách để phân loại tín dụng ngân hàng, tuy nhiên người ta thường căn cứ phân loại theo một số tiêu thức sau đây:
16
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng vào các nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, mở rộng hoặc xây dựng các công trình thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng đế cấp vốn xây dựng cơ bản và mở rộng sản xuất quy mô lớn.
b/ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Loại tín dụng này thường dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, thiết bị gia đình...Loại tín dụng này đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
c/ Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản vay
Tín dụng có đảm bảo: là loại hình tín dụng mà các khoản vay đều có tài sản đảm bảo có giá trị tương đương , có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.
Tín dụng không có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản vay không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này áp dụng với khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu dài sòng phang với ngân hàng, khách hàng có tài chính lành mạnh và uy tín với ngân hàng.
d/ Phân loại theo mức độ rủi ro của khoản tín dụng
Các NHTM đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng và phân loại theo các nhóm nợ tương ứng:
Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng có hàng chậm tiêu thụ, khách hàng gặp thiên tai,...
Nợ có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, giá trị tài sản đảm bảo lớn.
17
Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn lâu năm, khả năng trả nợ kém, khách hàng chây ì, giá trị tài sản đảm bảo nhỏ.
e/ Phân loại theo hình thức cấp tín dụng
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng đa dạng hóa tín dụng dưới nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu của khách hàng:
Cho vay: là việc ngân hàng giao tiền cho khách hàng để sử dụng vào mục đích nhất định với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong thời gian xác định. Cho vay có nhiều hình thức như: thấu chi, cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay trả một lần khi đáo hạn, cho vay trả góp, cho vay luân chuyển.
Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng để sở hữu một chứng từ có giá chưa đến hạn.
Bảo lãnh: là cam kết của ngân hàng (bên bảo lãnh) dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết với bên thứ 3 (bên hưởng bảo lãnh). Theo quy chế của nhà nước, bảo lãnh gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng tài sản.
Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê và lãi cho thuê. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng dưới hình thức tiền thuê hàng kỳ. Nghiệp vụ này không cần tài sản đảm bảo, tài sản thuê vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng.
1.1.4.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế, một số vai trò chính của tín dụng hiện nay như sau:
Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục, thúc đẩy kinh tế phá triển tạo công ăn việc làm và ổn định xã hội.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thừa vốn thiếu vốn thường xảy ra doanh nghiệp. Cấp tín dụng giúp cho việc điều hòa vốn trong nền kinh tế, giúp quá trình diễn ra liên tục, là cầu nối giữa người đi vay và người cho vay tạo động lực phát triền đầu tư.
18
Góp phần ổn định tiền tệ giá cả: Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại, tín dụng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó làm giảm lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ.
Tạo điều kiện phát triển kinh tế với các đối tác nước ngoài: Tín dụng ngân hàng là một trong những cầu nối kinh tế với các nước với nhau. Đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.