Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

5. Ket cấu của luận văn

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh Agribank tỉnh Điện Biên vẫn còn có một số yếu kém còn tồn tại như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng thấp, đặc biệt là những tháng cuối năm liên tục giảm mạnh. Như năm 2016, nguồn huy động chỉ đạt 91% kế hoạch trụ sở chính giao, một số đơn vị tăng trưởng thấp hoặc giảm (do nguồn tiền gửi các TCKT giảm) như: Hội sở -6%, Điện Biên Đông -8%, TP Điện Biên 0%, Mường Lay +1%, Tủa Chùa +3%. Nguồn vốn huy động thấp lại chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng do đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh cao so với quy định chung của toàn ngành. Năm 2014 dư nợ trung dài hạn của chi nhánh chiếm 54,55%; năm 2015 chiếm 49,45% và đến năm 2016 chiếm 50,93% tổng dư nợ. Dù dư nợ cho vay trung và dài hạn đang được khống chế giảm dần nhưng vẫn

72

còn ở mức cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh do nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, hoạt động tín dụng vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn UTĐT và nguồn vốn của Agribank Việt Nam.

Thứ hai, hoạt động tín dụng còn nhiều các khoản vay ngắn hạn với mục đích hỗ trợ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ. Đối tượng tín dụng chủ yếu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, các khoản vay thường có quy mô nhỏ và thường là cho vay theo món. các khoản vay tín dụng tăng trưởng khá, song không đồng đều ở các đơn vị; dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn còn tập trung ở một số khách hàng; đầu tư tín dụng doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp ít nên hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị nhất là các chỉ tiêu nợ xấu và tài chính. Hơn nữa, do phần lớn khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ở trong địa bàn trên địa nông thôn nên tài sản đảm bảo cho các khoản vay khó phát mại trong trường hợp phải tiến hành phát mại tài sản đảm bảo - một công việc tốn nhiều thời gian mà nhiều khi giá trị thu hồi không đủ nợ vay hoặc các tài sản đảm bảo không bán được gây nên rủi ro mất vốn lớn. Đặc biệt tại Agribank Chi nhánh huyện Mường Ang - tỉnh Điện Biên, những năm 2010 và 2011 khi giá cà phê trên thế giới ở mức cao. Nhưng đến năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá cà phê xuất khẩu trên thế giới đồng loạt giảm giá, làm giá trị vườn cây cũng bị giảm tương ứng, nên việc xác định giá trị tài sản đảm bảo đối với các khoản vay tại Chi nhánh là rất khó khăn, ảnh hưởng đến nợ xấu của doanh nghiệp.

Thứ ba, hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn vẫn còn chưa hiệu quả cao, việc gắn kết giữa khách hàng nông nghiệ với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ chưa cao nên hiệu quả đồng vốn mang lại thấp. Hơn nữa chưa thu hút được đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đại đa số vẫn là khách hàng cá nhân và hộ giao dịch nên số lượng khách hàng lớn các món vay còn nhỏ lẻ do đó khối lượng công việc và các hồ sơ tài liệu, ấn phẩm phục vụ cho hoạt động tín dụng lớn dẫn đến chi phí phát sinh cho hoạt động tín dụng lớn, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh doanh.

73

Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ luôn thấp hơn so với tỷ lệ cho phép (<3%). Tuy nhiên nợ xấu còn tiềm an là không nhỏ, đặc biệt khi thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN từ ngày 01/01/2015 và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữa nguyên nhóm nợ theo thông tư 09/2014/TT-NHNN hết hiệu lực từ ngày 01/04/2015. Nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ tăng cao ngoài nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, quy định mới của NHNN còn có nguyên nhân chủ quan về chất lượng cho vay, quản lý dòng tiền, quản lý khách hàng, giám sát xử lý sau khi cho vay. Năm 2016, mặc dù tỷ lệ nợ xấu được đưa về mức 1,94%/tổng dư nợ theo đúng lộ trinh đề ra nhưng còn cao hơn so với mức 1,89% của toàn hệ thống Agribank và tiềm ẩn nhiều khoản nợ xấu có thể phát sinh trong thời gian tới, đặc biệt là các khoản vay của chi nhánh Mường Ăng, các khoản nợ đã được cơ cấu lại tại Hội Sở, Mường Lay, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên,..Kết quả xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro chưa hiệu quả, việc xử lý nợ xấu thông qua bán nợ cho VAMC tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng tài chính của toàn chi nhánh do phải trích lập dự phòng rủi ro trái phiếu đặc biệt hàng năm và vẫn phải trả phí điều hòa vốn cho phần dư nợ chưa trích.

Thứ năm, tình hình thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng còn chậm và còn nhiều trở ngại, các cán bộ tín dụng chưa sâu sát trong quản lý khoản cho vay chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, thiếu nghiêm túc trong công việc, chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và trình trạng về tài sản đảm bảo. Do trình độ cũng như nhận thức của cán bộ còn chưa cao,việc khen thưởng khích lệ cũng như xử phạt chưa được thực hiện đúng mức. Ví dụ như các khoản nợ không được thu hồi cán bộ sẽ bị xử phạt ngay nhưng việc thu hồi nợ đúng thời gian quy định lại không được khen thưởng. Từ năm 2014, chi nhánh đã thực hiện thêm chính sách khen thưởng với cán bộ tín dụng giảm được nợ xấu tại chi nhánh, điều này cũng đã hỗ trợ một phần nào giúp cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao hơn

Thứ sáu, việc thu thập thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tín dụng của chi nhánh vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Chủ yếu các thông tin này là do khách hàng cung cấp và các thông tin cũ được lưu trữ tại chính ngân hàng.

74

Do đó việc thẩm định chỉ dựa trên những thông tin chủ quan của khách hàng. Quá trình thẩm định các dự án của khách hàng còn thực hiện chưa tốt, nhiều dự án treo không hiệu quả vẫn được duyệt làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Trình độ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc thẩm định các dự án đầu tư và thời gian xử lý công việc còn dài gây phiền hà khó khăn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 0404 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w